Điều kiện an sinh cho người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại khu công nghiệp thụy vân, tỉnh phú thọ (Trang 85 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.4.Điều kiện an sinh cho người lao động

4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực tại khu công nghiệp

4.2.4.Điều kiện an sinh cho người lao động

4.2.4.1. Thu nhập của người lao động

Thu nhập chính là lợi ích trực tiếp, là động lực rất lớn tác động đến chất lượng làm việc của người lao động. Các doanh nghiệm thường có quan điểm, mục tiêu khác nhau khi xây dựng hệ thống thang bảng lương, nhưng nhìn chung họ đều hướng tới các mục tiêu cơ bản là: thu hút nhân lực, duy trì và giữ được những người giỏi, kích thích động viên người lao động, đáp ứng yêu cầu của luật pháp. Thực hiện tốt mục tiêu này sẽ giúp cho doanh nghiệp có lực lượng nhân lực có chất lượng.

Ban quản lý các KCN Phú Thọ luôn bám sát và yêu cầu các doanh nghiệp tại KCN Thụy Vân xây dựng được hệ thống Thang, bảng lương của doanh nghiệp. Đây là căn cứ để xác định mức thu nhập của người lao động. Hệ thống thang bảng lương phải tuân thủ theo Nghị định 153/2016/NĐ-CP của Chính phủ về lương tối thiểu vùng. Tùy theo thời gian công tác, vị trí việc làm, trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn mà bậc lương của mỗi lao động khác nhau. Thu nhập mà người lao động nhận được theo bậc lương của cá nhân cộng với tiền lương làm thêm giờ và các khoản phụ cấp về xăng xe, điện thoại, công tác phí, phụ cấp độc hại (nếu có),...

Bảng 4.20. Tình hình tiền lương của lao động tại KCN Thụy Vân từ năm 2015- 2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Dưới 3 triệu đồng/tháng 1.007 5 877 4,5 586 3 Từ 3 - 5 triệu đồng/tháng 10.045 52 9.778 50,2 9.273 47,5 Từ 5 - 7 triệu đồng/tháng 7.403 36,75 7.207 37 8.004 41 Trên 7 triệu đồng/tháng 1.690 6,25 1.616 8,3 1.660 8,5 Nguồn: Ban quản lý các KCN Phú Thọ (2015-2017)

Từ biểu đồ 4.1, có thể thấy Lương bình quân của người lao động tại KCN Thụy Vân ngày càng được cải thiện. Từ năm 2015 -2017 thu nhập đều tăng so với năm trước, lý do chính là do mức lương tối thiểu vùng được tăng, cùng với đó là tình hình sản xuất kinh doanh của các DN đang trong giai đoạn ổn định.

Biểu đồ 4.1 Lương trung bình của lao động làm việc tại KCN Thụy Vân từ năm 2015-2017

Nguồn: Ban quản lý các KCN Phú Thọ (2015-2017)

Bảng 4.21. Đánh giá mức độ hài lòng của người lao động với tình hình tiền lương (n=100)

Chỉ tiêu Số ý kiến Tỷ lệ (%) Tính hợp lý của lương - Hợp lý - Không hợp lý - 72 28 - 72 28 So với mức chi tiêu

- Thừa chi tiêu - Đủ chi tiêu - Không đủ chi tiêu

- -

22 22

59 59

19 19

Qua bảng 4.21, có thể thấy mức lương mà người lao động đang nhận được phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Cụ thể tỷ lệ thấy mức lương không hợp lý chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với tỷ lệ thấy mức lương hợp lý (28% so với 72%); với mức lương đó thì có tới 81% người lao động được hỏi cho rằng đã đáp ứng mức chi tiêu của họ.

0 1 2 3 4 5 6

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

4,7

5,3

Hộp 4.2 Đánh giá về mức lương của người lao động

Ý kiến 1: Với mức lương hiện nay của cá nhân tôi vào khoảng 7 triệu đồng, hai vợ

chồng tôi có tổng thu nhập khoảng 13 triệu đồng. Với chi phí sinh hoạt của gia đình tôi gồm hai vợ chồng và hai đứa con thì coi là đủ, do chúng tôi sống chung với bố mẹ nên không mất chi phí thuê nhà, bố mẹ tôi cũng có lương hưu nên lương vợ chồng tôi không phải nuôi bố mẹ. Nhìn chung với thu nhập khoảng 7 triệu hiện nay thì tôi tương đối hài lòng.

Nguồn: Phỏng vấn sâu anh Nguyễn Hữu Thành - Công nhân Công ty TNHH Công nghệ Namuga Phú Thọ

Ý kiến 2: Cả hai vợ chồng tôi đều làm công nhân tại KCN Thụy Vân, vợ chồng

cùng một đứa con 3 tuổi hiện vẫn đang đi thuê nhà để ở. Tiền thuê nhà một tháng hết 1,5 triệu đồng chưa bao gồm chi phí điện nước. Do không có thời gian để trông con nên hiện tại phải thuê người trông với chi phí 2 triệu đồng, chưa kể các chi phí khác cho cháu. Lương của hai vợ chồng một tháng chỉ được hơn chục triệu nên cuộc sống còn rất khó khăn. Tôi thấy không hài lòng với mức lương nên hiện tại đang kiếm việc làm thêm để tăng thu nhập.

Nguồn: Phỏng vấn sâu chị Đỗ Thị Minh Ngọc - Công nhân Công ty TNHH Seshin Việt Nam

4.2.4.2. Nhà ở cho người lao động

Nhu cầu về nhà ở là nhu cầu cơ bản và hết sức quan trọng đối với mỗi con người. Nhà ở không chỉ là nơi để con người tránh những tác động xấu của thiên nhiên đến sức khỏe mà còn là nơi đảm bảo các sinh hoạt tối thiểu của con người và nơi đáp ứng vai trò về vật chất và tinh thần của con người. Hiện nay, tại các Khu công nghiệp nói chung và Khu công nghiệp Thụy Vân nói riêng, nhu cầu về nhà ở là vấn đề hết sức cấp thiết. Theo kết quả điều tra, tổng hợp số liệu mà các doanh nghiệp và báo cáo tình hình lao động mà Ban quản lý các KCN Phú Thọ cung cấp có số liệu bảng sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.22. Tình hình nhà ở của lao động tại KCN Thụy Vân

Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Lao động không phải đi thuê nhà ở 7.454 7.499 7.360 37 38,5 37,7 Lao động phải đi thuê nhà ở 12.691 12.024 12.163 63 61,5 62,3 - Thuê ở chung cư của dành cho

lao động ở KCN 2.430 2.466 2.500 19,15 20,5 20,55 - Thuê nhà trọ bên ngoài 10.261 9.558 9.663 43,85 41 41,75 Nguồn: Ban quản lý các KCN Phú Thọ (2015-2017)

Qua bảng 4.22, có thể thấy lao động phải đi thuê nhà trong 3 năm từ 2015 - 2017 chiếm tỷ lệ lớn. Khi Khu công nghiệp ngày càng phát triển, nhu cầu lao

động ngày càng tăng, lao động địa phương không đủ cung để đáp ứng nhu cầu vì vậy lao động các huyện trong tỉnh hoặc từ các tỉnh khác đổ về dẫn tới việc phải thuê nhà ở, qua đó đã làm tỷ lệ lao động phải thuê nhà ở mức cao.

Hiện nay, tại KCN Thụy Vân đã có khu chung cư xi măng Hữu Nghị dành cho người lao động, tuy nhiên chỉ đáp ứng cho khoảng 2.500 lao động, do đó người lao động phải đi thuê các nhà trọ với điều kiện sinh hoạt kém hơn, chi phí đắt hơn so với ở chung cư.

Nhà ở cho người lao động là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực tại KCN. Khi người lao động có nhà ở ổn định họ sẽ yên tâm để lao động, sản xuất từ đó chất lượng công việc sẽ được nâng cao.

4.2.4.3. Chăm sóc sức khỏe và đời sống tinh thần

Sức khỏe sẽ làm tăng chất lượng của nguồn lao động cả hiện tại và tương lai, người lao động có sức khỏe tốt làm nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trong làm việc, đồng thời rất thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh, làm tăng năng suất lao động góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, chính vì vậy việc khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người lao động phải được chủ doanh nghiệp thường xuyên quan tâm, nhất là việc khám sức khỏe định kỳ một năm chia làm 02 đợt hoặc nhiều hơn là tùy thuộc vào tính chất đặc thù công việc của từng doanh nghiệp để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, về tâm lý học yên tâm làm việc cho doanh nghiệp. Chính sách về chăm sóc sức khỏe nhằm mục đích tạo cho người lao động có năng lực, tiếp thu kiến thức nhanh và nâng cao năng suất lao động.

Hộp 4.3. Công tác chăm lo sức khỏe cho người lao động

Do công việc của tôi làm liên quan đến nhuộm vải, rất độc hại, định kỳ hàng năm chúng tôi được doanh nghiệp cho khám sức khỏe định kỳ 02 lần. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy sức khỏe không đáp ứng được yêu cầu của công việc thì chúng tôi sẽ được chuyển sang bộ phận khác ít độc hại. Trường hợp do ảnh hưởng của công việc dẫn đến bệnh nặng thì doanh nghiệp sẽ cho nghỉ chữa bệnh và hỗ trợ phần nào chi phí chữa bệnh. Ngoài ra chị em mà đang mang thai sẽ được chuyển đến làm việc tại các bộ phận không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Còn về tinh thần, hàng năm Công đoàn phối hợp với doanh nghiệp tổ chức cho người lao động đi thăm quan du lịch, ngoài ra còn tổ chức các hội thi văn nghệ, nấu ăn,... vào 8-3, 20-10 nên tinh thần của người lao động cũng thoải mái, yên tâm công tác.

Nguồn: Phỏng vấn sâu chị: Bùi Thị Hiền - Công nhân Công ty TNHH TJB Vina

Xã hội ngày càng phát triển, thì nhu cầu chăm lo về đời sống tinh thần cho người lao động ngày càng trở nên cần thiết, điều đó không chỉ giúp tái tạo sức lao

động mà còn nâng cao sự sáng tạo, nhiệt huyết của người lao động, giúp họ có thêm động lực để yên tâm sản xuất, công tác.

Hộp 4.4. Công tác chăm lo về đời sống tinh thần cho người lao động

Thực hiện chỉ thị 52-CT/TW đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và đề án và quyết định 1780/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Công đoàn các KCN Phú Thọ đã chỉ đạo sát sao đến các Công đoàn cơ sở, các doanh nghiệp trong địa bàn KCN thực hiện công tác chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động. Các doanh nghiệp cũng nghiêm túc thực hiện, hàng năm các tại các DN đã có những hoạt động thiết thực, ý nghĩa để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động như tổ chức các hội thi về thể thao, văn nghệ, nấu ăn,... thu hút đông đảo CNLĐ tham gia. Bên cạnh đó Công đoàn cơ sở các Doanh nghiệp đã phối hợp với chủ sử dụng lao động thực hiện tốt công tác thăm hỏi ốm đau, ma chay, hiếu hỷ. Về phía Công đoàn các KCN Phú Thọ, hàng năm tổ chức hội thi về thể thao, văn nghệ để anh chị em CNLĐ ở các doanh nghiệp giao lưu, học hỏi, nâng cao sức khỏe tinh thần. Tháng Công nhân và dịp Tết nguyên đán tổ chức thăm hỏi, tặng quà đến CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn. Qua các hoạt động đó, có thể nói đời sống văn hóa, tinh thần của CNLĐ trong các KCN Phú Thọ nói chung và KCN Thụy Vân nói riêng ngày càng được nâng cao.

Nguồn: Phỏng vấn sau ông Trần Anh Hùng - Phó Chủ tịch Công đoàn các KCN Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại khu công nghiệp thụy vân, tỉnh phú thọ (Trang 85 - 89)