Môi trường, điều kiện làm việc và an toàn lao động cho người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại khu công nghiệp thụy vân, tỉnh phú thọ (Trang 82 - 85)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực tại khu công nghiệp

4.2.3. Môi trường, điều kiện làm việc và an toàn lao động cho người lao động

cho người lao động

4.2.3.1. Điều kiện làm việc cho người lao động

Môi trường, điều kiện làm việc trong các DN tốt hay không tốt, phù hợp hay không phù hợp, một mặt cho thấy sự đầu tư thích đáng hay không thích đáng của chủ doanh nghiệp; mặt khác cho thấy việc thực hiện chính sách đối với người lao động theo quy định của Nhà nước cũng như thể hiện rõ sự quan tâm đối với người lao động của doanh nghiệp.

Điều kiện làm việc của người lao động được đánh giá qua độ bụi, độ ồn, khí độc… của môi trường xung quanh hoạt động sản xuất của họ. Việc cảm nhận của người công nhân về mức độ các ô nhiễm môi trường không chỉ là một trong những căn cứ để có thể xem xét sự an toàn trong lao động như thế nào mà còn khắc hoạ rất rõ nét “bức tranh” về môi trường , nhà xưởng làm việc của doanh nghiệp đó một cách chân thực, công khai..

- Về độ bụi: trong số những người được hỏi, ngoài 14,3% không trả lời, 10,7% cho rằng môi trường làm việc của họ không có bụi, và tỉ lệ có bụi là 75%. Tuy nhiên, có sự đánh giá khác nhau về nồng độ bụi của người lao động. Trong đó, tới 25,98% công nhân cho rằng môi trường làm việc của họ có: rất nhiều và nhiều bụi; nồng độ bụi bình thường với tỉ lệ 32,84% (có nghĩa họ cảm thấy nồng độ bụi tại nơi làm việc không có gì khác biệt với nồng độ bụi mà hàng ngày hàng giờ trong cuộc sống họ cảm nhận thấy) và 22,25% cho biết có ít và rất ít bụi.

- Về khí độc: trong số những người được hỏi, ngoài 36,45% người lao động không trả lời, có 20,78% người lao động cho biết môi trường làm việc của họ không có khí độc, 13,26% có rất nhiều và nhiều khí độc, 29,87% cho rằng có

ít và rất ít khí độc và 24,17% người được hỏi cho biết họ làm việc trong môi trường không khí bình thường.

-Về độ ồn: trong số những người được hỏi, ngoài 21,64% người không trả lời, số người cho rằng môi trường làm việc của họ không ồn là 6,16% , có độ ồn cao và rất cao là 21,58%, cho rằng bình thường là 36,7% và 33,86% cho rằng độ ồn ở nơi họ làm việc là ít và rất ít.

-Về thiết bị lao động: Thiết bị lao động không chỉ là yếu tố cần phải có để người lao động thực hiện hoạt động sản xuất mà còn là biểu hiện một cách cơ bản nhất, bản chất nhất của môi trường, điều kiện làm việc – yếu tố mang tính vật chất có tính quyết định đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. ý kiến đánh giá của người lao động trong các DN thuộc diện khảo sát về thiết bị lao động theo các tiêu chí sau:

- Các loại thiết bị phục vụ sản xuất và đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho người lao động: Ngoài những thiết bị cần thiết của quá trình sản xuất, các cơ sở trang bị thêm đèn chiếu sáng, quạt thông gió, thiết bị che chắn, quạt thoáng khi, một mặt để phục vụ sản xuất, mặt khác để phục vụ cho chính bản thân sức khoẻ và sự an toàn của người lao động. Trong số những người được hỏi, ngoài 7,06% người không trả lời, có 90,04% người lao động cho rằng nơi họ làm việc: có đèn thắp sáng, 72,72% có quạt thông gió, 54,03% có thiết bị che chắn máy móc để đảm bảo an toàn lao động và 49,83% có quạt bàn thoáng khí.

- Loại máy móc thiết bị, công cụ sản xuất: Trong các cơ sở sản xuất, do đặc thù sản xuất cùng với điều kiện đầu tư của nhà doanh nghiệp mà mức độ hiện đại của máy móc, công cụ sản xuất khác nhau. 22,43% số người được hỏi cho biết họ dang làm việc với máy móc tự động hoá; 49,33% làm việc với máy móc đã được nửa cơ giới, 40,83% làm việc với công cụ sản xuất thô sơ. Đặc biệt, có 2,35% người được hỏi cho rằng họ vẫn lao động với công cụ thô sơ lạc hậu.

- Việc đảm bảo an toàn vệ sinh của máy móc, thiết bị sản xuất: Phần lớn số công nhân cho biết (80,74%) cho biết các máy móc, công cụ, thiết bị lao động của họ được đảm bảo an toàn vệ sinh, chỉ có 8,93% cho rằng không đảm bảo. Lý do các máy móc , công cụ, thiết bị lao động không đảm bảo có nhiều, từ việc không có che chắn hoặc có che chắn nhưng không đảm bảo an toàn; máy móc cũ, hỏng, rò rỉ; máy móc có công nghệ lạc hậu; máy móc không có bảng hướng dẫn…; 42,35% công nhân cho rằng họ đang lao động với những máy móc, công

cụ sản xuất không có che chắn để đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động, 36,84% công nhân đang làm việc với máy móc có che chắn nhưng không đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động, 26,93% công nhân làm việc với máy móc sản xuất đã cũ, lạc hậu, hỏng…

- Máy móc, thiết bị sản xuất thuận lợi cho các thao tác của người lao động: Trong quá trình sản xuất, người lao động khi sử dụng máy móc, thiết bị lao động phải thực hiện nhiều thao tác khác nhau. Máy móc mà giúp cho thao tác thuận lợi thì sẽ tăng năng suất lao động và cũng là một điều kiện đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. Qua số liệu khảo sát, ngoài 10,68% người không trả lời, có 86,21% người cho rằng máy móc mà họ đang sử dụng trong quá trình lao động có thuận lợi cho các các thao tác của họ.

4.2.3.2. Nguyên liệu sản xuất

Nguyên liệu sản xuất, cũng giống như thiết bị lao động, là yếu tố vật chất của điều kiện, môi trường sản xuất. Việc sử dụng nguyên liệu như thế nào để vừa có năng suất lao động cao vừa đảm bảo được vệ sinh và an toàn cho người lao động là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp. Trong rất nhiều nguyên liệu cho quá trình sản xuất, có những nguyên liệu dễ cháy, có nguyên liệu dễ phát nổ, có nguyên liệu có nhiều bụi, có nguyên liệu dễ gây bỏng cho người lao động… Số liệu khảo sát cho thấy, phần lớn công nhân làm việc với các nguyên liệu: dễ gây bụi (79,19%), dễ gây chấn thương (20,37%), có chất độc chiếm (20,12%), dễ cháy nổ (14,27%), với nguyên liệu có chứa vi sinh vật gây hại (11,47%) và 6,58% công nhân làm việc với nguyên liệu dễ gây cháy bỏng.

4.2.3.3. An toàn lao động

Quần áo, giầy dép, găng tay, khẩu trang, kính… là những vật dụng bảo bộ lao động (BHLĐ) cần thiết giúp bảo vệ đảm bảo an toàn ở mức tối thiểu cho công nhân. Chủng loại vật dụng BHLĐ cho người lao động tại các DN mà cuộc khảo sát thực hiện bao gồm: quần áo, giày dép, găng tay, khẩu trang và kính. Qua khảo sát, số người được hỏi cho biết có được phát quần áo BHLĐ chiếm tỉ lệ cao nhất là 87,35%, được phát khẩu trang BHLĐ với tỉ lệ 70,66%. Có khoảng 50% công nhân được hỏi cho biết họ được phát giầy dép BHLĐ và găng tay BHLĐ, trong khi đó chỉ có 22,72% công nhân được hỏi cho biết họ được phát kính BHLĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại khu công nghiệp thụy vân, tỉnh phú thọ (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)