Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại khu công nghiệp thụy vân, tỉnh phú thọ (Trang 56 - 57)

3.2.1.1. Thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp

Số liệu và nguồn gốc của các số liệu thứ cấp được thu thập như bảng sau:

Bảng 3.4. Nguồn thông tin số liệu thứ cấp

Cấp Nguồn Tài liệu Cách thu

thập Bộ -Bộ LĐ TB& XH -Bộ GD&ĐT -Tổng cục thống kê - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

- Tài liệu tổng quan về phát triển nguồnnhân lực trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- Các kết quả nghiên cứu, các báo cáo khoa học, các chính sách, nghị quyết, quyết định, thông tư, báo, tạp chí, liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và liên quan đến chính sách phát triển nguồn nhân lực nói riêng.

-Tìm đọc -Nghe -Viết -Trực tiếp và gián tiếp Tỉnh - Cục thống kê - Sở LĐ TB& XH - Sở GD&ĐT - Cục thuế

- Liên đoàn Lao động tỉnh

- Ban quản lý các KCN Phú Thọ

- Các báo cáo tổng kết và định hướng, các chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giáo dục đào tạo, dạy nghề, việc làm,…

- Các chủ trương, chính sách, định hướng, quy hoạch, phân cấp quản lý về nguồn nhân lực.

- Niên giám thống kê.

- Các nghị quyết, quyết định, thông tư hướng dẫn, báo, tạp chí liên quan đến vấn đề nghiên cứu. -Tìm đọc -Nghe -Viết Cấp khác - Các phòng thuộc Ban quản lý các KCN - Các phòng thuộc Sở LĐTB&XH - Công đoàn các KCN Phú Thọ

- Báo cáo chi tiết, tổng kết về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, dân sinh, môi trường

- Các chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.

-Nghị quyết, quyết định, thông tư, quy hoạch về phát triển nhân lực.

-Thu thập -Đọc -Nghe -Chọn lọc -Ghi chép -Trực tiếp thu thập

3.2.1.2. Thu thập số liệu và dữ liệu sơ cấp

Đề tài tập trung vào điều tra, khảo sát nghiên cứu chất lượng nhân lực tại Khu công nghiệp Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ. Việc chọn toàn bộ doanh nghiệp tại

Khu công nghiệp Thụy Vân để khảo sát, điều tra nhằm đảm bảo yêu cầu về kinh tế xã hội và có thể phản ánh được toàn bộ chất lượng nguồn nhân lực tại đây và có giải pháp để nâng cao chất lượng nhân lực tại khu công nghiệp. Trong Khu công nghiệp chọn đại diện điều tra, khảo sát đạt tỷ lệ trên 50% tổng số doanh nghiệp có từ 50 lao động trở lên để điều tra theo các phiếu điều tra in sẵn.

Bảng 3.5. Số lượng mẫu điều tra

Chỉ tiêu Tổng số trên địa bàn

Số lượng

điều tra Phương pháp thu thập

Tổng số doanh nghiệp 77 34 -

Số lượng người lao động 19523 100 Điều tra bằng bảng hỏi

Số lượng giám đốc 77 5 Phỏng vấn sâu

Cán bộ phòng nhân sự 305 15 Phỏng vấn sâu

Nguồn: Phòng quản lý Doanh nghiệp - Ban quản lý các Khu Công nghiệp (2016)

Số liệu thu thập từ các lao động trên địa bàn được thu thập bằng cách điều tra bẳng phiếu điều tra với các nội dung về trình độ, tay nghề, giới tính, thời gian lao động, thu nhập, phong cách làm việc,… tại các doanh nghiệp. Đối với người sử dụng lao động (giám đốc) và cán bộ quản lý (cán bộ phòng nhân sự) tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để thu thập ý kiến người sử dụng lao động thông qua các hoạt động quản lý và định hướng tuyển dụng, nâng cao trình độ, năng lực cho người lao động tại các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại khu công nghiệp thụy vân, tỉnh phú thọ (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)