Vai trò của nâng cao chất lượng nhân lực trong phát triển kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại khu công nghiệp thụy vân, tỉnh phú thọ (Trang 25 - 29)

hội nói chung và Khu công nghiệp nói riêng

2.1.2.1. Quyết định đối với mọi quá trình phát triển KT - XH

V.I Lênin đã khẳng định: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là NLĐ” Nghị quyết Đại hội Đảng VIII đã khẳng định: “Nâng cao dân trí và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của CNH, HĐH”.

Các công trình nghiên cứu và thực tế phát triển của các nước đều đã khẳng định vai trò có tính chất quyết định của nhân lực đối với phát triển KT - XH nói chung và đặc biệt với quá trình CNH, HĐH. Hơn nữa, sự khẳng định này đã được lịch sử kiểm nghiệm và đúc kết qua kinh nghiệm thực tiễn. Điển hình là kinh nghiệm thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ II. Thời gian này, những thành tựu to lớn của khoa học và kỹ thuật đã làm người ta hy vọng lực lượng sản xuất sẽ phát triển mạnh, tổ chức sản xuất sẽ mau chóng hoàn thiện, kinh tế phồn vinh sẽ đến. Hàng loạt nước định hướng vào đổi mới trang thiết bị công nghệ trong khi vẫn giữ nguyên cách tổ chức lao động truyền thống. Nhân công được coi như yếu tố hao phí sản xuất. Những người áp dụng chiến lược này đã hoàn toàn thất bại. Thực tế sản xuất cho thấy, con người sáng tạo ra công nghệ mới, nhưng vì thiếu nhân lực có trình độ, kỹ năng tương ứng, không kịp đổi mới cơ chế quản lý, điều hành nên đã dẫn đến không thể phát huy được hiệu quả sản xuất, cho dù trang thiết bị hiện đại, tiên tiến…Nhiều tổ hợp sản xuất tự động hóa ở mức cao không chứng tỏ được hiệu quả so với các xí nghiệp chỉ cơ giới hóa. Do vậy, các nước thay đổi căn bản các chiến lược phát triển của mình, trong đó điểm quan trọng là tìm kiếm mô hình mới nhằm phát huy và sử dụng một cách có hiệu quả nhân lực.

Nói cách khác, nhân lực có chất lượng cao là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến kết quả bền vững của CNH. Nguồn lực này bao gồm lực lượng lao động được đào tạo và có tay nghề; đội ngũ cán bộ công chức có trình độ, năng lực và phẩm chất; đội ngũ cán bộ kinh doanh có trình độ, phẩm chất và sự năng động, sáng tạo…Thực tế ở các nước có nhiều thành công trong CNH như Nhật Bản, Hàn Quốc cho thấy, do chú trọng đào tạo NNL nên các nước này đã tạo được những bước đột phá lớn, rút ngắn được quá trình CNH, đảm bảo tính vững chắc của CNH (Viện Quản lý Kinh tế, 2007)

2.1.2.2. Nhân lực là yếu tố hàng đầu, năng động và quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất

Nhân lực là nguồn lực của mọi nguồn lực. Nhân lực sáng tạo ra nguồn vốn, nguồn lực khoa học công nghệ, cải tạo nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, cải tạo môi trường sinh thái (Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến 2004).

Để sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, con người trong lực lượng sản xuất phải phát triển cao về trí tuệ, khỏe mạnh về thể chất, giàu có về tinh thần, trong sáng về đạo đức, trong đó trí tuệ trước hết phải là năng lực chuyên môn được đào tạo và không ngừng hoàn thiện, nâng cao trình độ tay nghề cũng như thành thạo các thao tác thuộc về kỹ năng.

2.1.2.3. Nhân lực là chủ thể sáng tạo, đổi mới và hoàn thiện quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Nhân lực quyết định việc tổ chức, sử dụng các nguồn lực khác. Nhân lực là chủ thể của quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Các nguồn lực khác chỉ là khách thể.

Thật vậy, con người bằng chính khả năng lao động sáng tạo của mình, luôn vươn tới cái đẹp, cái hoàn thiện. C.Mác đã tổng kết:

Con người không chỉ làm biến đổi hình thái những cái tự nhiên cung cấp… con người cũng đồng thời thực hiện các mục đích tự giác của mình, mục đích ấy quyết định phương thức hành động của họ, giống như một quy luật và bắt ý chí của họ phải phục tùng nó (Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến 2004).

Con người không chỉ là yếu tố hàng đầu, năng động quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất mà còn là chủ thể sáng tạo, đổi mới và hoàn thiện quá trình phát triển KT - XH. Trong quá trình ấy, sự sáng tạo và hoàn thiện phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ cộng sản nguyên thủy đến nền kinh tế trí thức. Những thành quả của sự sáng tạo do con người đạt được, đến lượt nó lại làm tăng thêm khả năng vốn đã rất lớn của con người làm cho nó ngày một vĩ đại hơn, kỳ diệu hơn. Bên cạnh sự sáng tạo ra của cải vật chất, con người còn sáng tạo ra ra đời sống tinh thần và con người ngày càng tìm tòi để vươn tới tầm cao về kỹ thuật, công nghệ, khoa học. Đây chính là quá trình tìm tòi sáng tạo của con người và ngày càng đưa xã hội loài người phát triển không ngừng theo hướng từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp và tiếp đến là nền văn minh mới - văn minh của trí tuệ (C.Mác, 1984)

2.1.2.4. Nhân lực là động lực to lớn phát triển KT - XH

Nhân lực vừa là động lực, vừa là mục tiêu của tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhân lực không chỉ tham gia tạo cung mà còn tham gia tạo cầu của nền kinh tế. KCN có phát triển được hay không là phải dựa trên các nguồn lực chủ yếu, đó là: nhân lực (nguồn lực con người), vật lực (nguồn lực vật chất: nhà xưởng, máy móc thiết bị, mặt bằng...), tài lực (nguồn lực về tài chính, tiền tệ)... Song, chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển của các doanh nghiệp các doanh nghiệp, những nguồn lực khác muốn phát huy được hiệu quả thì chỉ có thể thông qua nguồn lực con người (Trần Kim Dung, 2009).

2.1.2.5. Nhân lực cao gia tăng năng lực nội sinh của các doanh nghiệp các doanh nghiệp

Thông qua việc nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh, khả năng thu hút đầu tư, tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế

Sự ra đời và phát triển của các các doanh nghiệp các doanh nghiệp việt Nam trong thời gian qua đã cho thấy đây là những mô hình, địa điểm thích hợp và có nhiều lợi thế trong việc tạo ra điều kiện, thể chế và môi trường thuận lợi cho quá trình thu hút, sử dụng vốn đầu tư, khoa học công nghệ mới, trình độ quản lý từ các nước tiên tiến. Để các doanh nghiệp các doanh nghiệp, thể hiện được vai trò đó, nhân lực trong các các doanh nghiệp các doanh nghiệp, có ý nghĩa quan trọng:

+ Nhân lực có chất lượng sẽ làm tăng năng suất lao động, nhờ đó thay thế các công cụ lao động thủ công bằng những công cụ cơ giới hóa, tự động hóa, HĐH...nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm, đồng thời góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường. CLNL trong doanh nghiệp điện lực chính là năng lực nội sinh quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triển KT - XH.

+ Nhân lực tạo điều kiện để công nghệ, khoa học kỹ thuật phát triển. Cùng với sự phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng của doanh nghiệp điện lực, sự “hấp thu” công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến từ nước ngoài cũng ngày càng gia tăng. Sự thay đổi về công nghệ và năng lực quản lý tất yếu sẽ dẫn đến thay đổi cơ cấu sản xuất, chất lượng, cơ cấu sản phẩm và xuất khẩu thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng hàng hóa có chất lượng thấp, nhanh hỏng, hàng có chất xám thấp. Nhân lực có chất lượng sẽ làm gia tăng những ngành có công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến,

hiện đại. Những ngành mũi nhọn sử dụng nhiều “chất xám” sẽ cần rất nhiều nhân lực chất lượng (Trần Kim Dung, 2009).

+ Nâng cao năng lực cạnh tranh đang là vấn đề quan trọng đặt ra hiện nay. Nhân lực làm tăng khả năng cạnh tranh của DN, bởi yếu tố con người chính là nguồn lực của tri thức và sự sáng tạo. Nhân lực góp phần sáng tạo ra sản phẩm mới, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức hấp dẫn và cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường, tạo thương hiệu cho DN.

2.1.2.6. Sự xuất hiện của nhân lực có chất lượng cao góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH

Nhân lực cao tạo điều kiện để các DN áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế. Ngoài ra, nhân lực có chất lượng trong DN góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế địa phương, thể hiện:

+ Công nghiệp đóng góp vào quá trình CNH, HĐH không chỉ thể hiện ở sự gia tăng tỷ trọng của công nghiệp trong thu nhập quốc dân. Điều quan trọng hơn là nhờ nó mà tạo ra sự thay đổi về chất của nền kinh tế. Công nghiệp phát triển, trình độ phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa sản xuất giữa các ngành và trong nội bộ các ngành công nghiệp ngày càng sâu sắc hơn trên cơ sở không ngừng thay đổi trình độ công nghệ lạc hậu bằng công nghệ tiên tiến sẽ thúc đẩy nhanh hơn quá trình CNH, HĐH đất nước (Nguyễn Văn Sơn, 2011).

+ Sự phát triển của công nghiệp tác động vào sản xuất nông nghiệp làm cho năng suất lao động trong nông nghiệp tăng cao, giải phóng một bộ phận lao động nông nghiệp để cung cấp cho các ngành khác, góp phần làm tăng thu nhập và phát triển, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH.

+ Sự phát triển của công nghiệp tạo điều kiện để doanh thu của ngành điện được tăng lên thu hút lao động trực tiếp tạo thêm nhiều việc làm mới ở các ngành nghề khác có liên quan. Nhờ đó tạo khả năng thu hút lực lượng lao động (Trần Kim Dung, 2009).

Sự phát triển của khoa học công nghệ, kỹ thuật ngày càng mạnh và những ứng dụng của khoa học vào sản xuất ngày càng nhiều và đa dạng khiến cho nền sản xuất xã hội ngày càng tiến bộ. Tuy nhiên, NL vẫn đóng vai trò quyết định trong quá trình sản xuất, là nguồn lực không thể thiếu trong bất kỳ một tổ chức, một DN nào và cả trong tăng trưởng và phát triển của các DN. Nhiều quốc gia giàu có và phát triển dựa vào tài nguyên, dựa vào việc sử dụng lợi thế so sánh để nâng cao lợi thế cạnh tranh

và phát triển KT. Ngày nay, thế giới đang có xu hướng chuyển sang cạnh tranh bằng nguồn lực con người, đó là sử dụng NL có tri thức trong cạnh tranh và nâng cao lợi thế quốc gia. Do đó, con người và tri thức của con người là chìa khóa, là then chốt trong mọi hoạt động không chỉ của mỗi DN mà còn cả nền KT. Hầu hết trong các chiến lược phát triển, mọi quốc gia đều coi nguồn lực con người là quan trọng nhất, chú trọng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) vì tương lai phát triển của mỗi quốc gia (Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, 2001).

Việt Nam đang trong quá trình CNH - HĐH, đóng góp vào công cuộc này chính là ý thức của mỗi người và là NL của tổ chức, đặc biệt là NL chất lượng cao. Tài nguyên có thể khan hiếm và cạn kiệt nhưng năng lực con người không giới hạn, luôn được phát huy nếu được khai thác, sử dụng và gìn giữ. Khả năng sáng tạo của trí tuệ con người là vô tận. Để phát triển bền vững, trí tuệ cần được phát triển và khai thác chứ không thể chỉ khai thác mà không quan tâm đến phát triển (Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến 2004).

Như vậy, vai trò của NL trong hoạt động SXKD cũng như trong mọi lĩnh vực khác của đời sống KTXH luôn đóng vai trò chủ chốt. DN biết cách quản lý NL, đề cao vai trò và giá trị NL sẽ giúp các DN khai thác được khả năng tiềm ẩn của NL, nâng cao năng suất LĐ và tạo ra lợi thế cạnh tranh về nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại khu công nghiệp thụy vân, tỉnh phú thọ (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)