Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực tại khu công nghiệp
4.2.5. Chế độ phúc lợi cho người lao động
4.2.5.1.Thực hiện hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
Ở bất kỳ hoàn cảnh, thời điểm nào, rủi ro luôn luôn rình rập, đe doạ cuộc sống của mỗi người gây gánh nặng cho cộng đồng và xã hội. Rủi ro phát sinh hoàn toàn ngẫu nhiên bất ngờ không lường trước được nhưng xét trên bình diện xã hội, rủi ro là một tất yếu không thể tránh được. Để phòng ngừa và hạn chế những tác động tiêu cực của rủi ro đối với con người và xã hội là nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của BHXH, BHYT, BHTN. Trách nhiệm đóng BHXH, BHYT, BHTN thuộc về chủ sử dụng lao động và người lao động. Khi doanh nghiệp tuân thủ các quy định về việc đóng các loại bảo hiểm này tức là chủ sử dụng lao động đã tuân thủ pháp luật và tôn trọng người lao động. Người lao động khi tham gia các loại bảo hiểm trên giúp họ bù đắp được các rủi ro trong quá trình lao động sản xuất, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động, đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho người lao động; người lao động yên tâm làm việc, sản xuất, sáng tạo từ đó chất lượng nhân lực được nâng cao.
Bảng 4.23. Thực hiện hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại KCN Thụy Vân từ năm 2015 -2017
STT Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
1 Số lao động trong doanh nghiệp được ký hợp đồng lao động người 19.138 95% 18.699 96% 18.937 97%
- Hợp đồng không xác định thời hạn người 11.483 60% 11.406 61% 11.362 60%
- Hợp đồng từ 12 - 36 tháng người 7.272 38% 7.106 38% 7.575 40%
- Hợp đồng từ 3 - dưới 12 tháng người 383 2% 187 1% -
2 Số lao động được đóng BHXH, BHYT, BHTN người 18.755 93,1% 18.309 94% 18.546 95%
3
- Số doanh nghiệp nợ đóng BHXH, BHYT, BHTN DN 5 7,7% 5 7,2% 3 3,9%
- Số người lao động bị nợ BHXH, BHYT, BHTN người 267 1,32% 201 1,03% 144 0,74%
Nguồn: Ban quản lý các KCN Phú Thọ (2015-2017)
75
4.2.5.2. Chế độ khen thưởng, kỷ luật
Khen thưởng kịp thời, kỷ luật nghiêm minh là yếu tố tác động đến chất lượng đội ngũ lao động nói chung và đội ngũ lao động trực tiếp tham gia SXKD nói riêng. Công tác khen thưởng và động viên kịp thời NLĐ trong doanh nghiệp khi họ đạt được thành tích có tác dụng động viên, tạo cho người lao động làm việc hăng say, gắn bó với doanh nghiệp, do vậy mà hiệu quả công việc cao hơn. Doanh nghiệp cần kỷ luật nghiêm minh đối với trường hợp NLĐ mắc khuyết điểm. Việc thi hành kỷ luật có ý nghĩa răn đe, giáo dục không chỉ có ý nghĩa với bản thân người đó mà còn có ý nghĩa giáo dục chung cho toàn bộ NLĐ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thi hành kỷ luật phải đúng người, đúng việc, tránh tình trạng việc mượn hình thức kỷ luật để vùi dập cán bộ.