Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 50 - 53)

Tam Đảo là huyện được tái lập ngày 01/01/2004, trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, thị trấn thuộc huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Lập Thạch và thị xã Vĩnh Yên. Hiện tại, huyện Tam Đảo có 9 đơn vị hành chính cấp xã (thị trấn) là Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu, Yên Dương, Đạo Trù, Bồ Lý, Minh Quang và thị trấn Tam Đảo (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2014).

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Tam Đảo – tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1.1. Về vị trí địa lý

Tam Đảo nằm ở phía Đông - Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, gần ngã ba ranh giới của Vĩnh Phúc với hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên. Phía Đông Nam và Nam của huyện Tam Đảo giáp huyện Bình Xuyên, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tam Dương, phía Tây giáp huyện Lập Thạch, phía Tây Bắc giáp huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên. Tam Đảo cách Thành phố Vĩnh Yên 10 km và cách Thành phố Hà Nội 70 km, những nơi có dân số đông, có sự phát triển kinh tế năng động, có sức lan tỏa lớn. Vì vậy, Tam Đảo có những điều kiện nhất định trong việc khai thác các tiềm năng về khoa học công nghệ, về thị trường cho các hoạt động nông, lâm sản, du lịch và các hoạt động kinh tế khác (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2014).

3.1.1.2. Về địa hình

Tam Đảo là huyện miền núi, địa hình khá phức tạp, đa dạng vì có cả vùng cao và miền núi, vùng gò đồi và vùng đất bãi ven sông. Các vùng của huyện chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, mỗi vùng đều có những điều kiện tự nhiên, những nguồn lực kinh tế đặc thù tạo nên những sắc thái riêng trong phát triển KT-XH, nhất là kinh tế nông, lâm nghiệp và dịch vụ du lịch. Tam Đảo nổi bật với địa hình vùng núi bởi dãy núi Tam Đảo, vùng rừng quốc gia tạo cảnh quan và những điều kiện đặc thù về yếu tố lịch sử, tín ngưỡng cho sự phát triển du lịch, nhất là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và du lịch tâm linh (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2014).

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Tam Đảo nằm trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc nên chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa ẩm. Khí hậu của Tam Đảo tương đối thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Đặc biệt, vùng núi Tam Đảo có khí hậu lý tưởng cho phát triển sản phẩm nông nghiệp ôn đới, phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng. Tạo nên sắc thái riêng trong phát triển KT-XH của Tam Đảo so với các huyện khác của tỉnh Vĩnh Phúc (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2014).

3.1.1.4 Tài nguyên đất

Số liệu Bảng 3.1 cho thấy tổng diện tích tự nhiên của huyện Tam Đảo là 23.469,88 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 20.352,08 ha (chiếm 86,71% tổng diện tích tự nhiên); diện tích đất lâm nghiệp 15.309,40 ha (chiếm 75,22% diện tích đất nông nghiệp). Trong 15.309,40 ha đất lâm nghiệp, đất rừng sản xuất

chỉ có 2.080,73 ha, đất rừng phòng hộ có 483,77 ha, đất rừng đặc dụng lên đến 12.744,90 ha. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn vô cùng thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tam Đảo năm 2017

TT Loại Đất Diện tích (ha)

Tổng diện tích tự nhiên 23.469,88 I Đất nông nghiệp 20.352,08 1 Đất trồng lúa 2.696,41 2 Đất trồng cây hàng năm khác 762,39 3 Đất trồng cây lâu năm 1.369,97 4 Đất rừng sản xuất 2.080,73 5 Đất rừng phòng hộ 483,77 6 Đất rừng đặc dụng 12.744,90 7 Đất nuôi trồng thủy sản 93,44 8 Đất nông nghiệp khác 120,47 II Đất phi nông nghiệp 3.091,80 III Đất chưa sử dụng 26,00

IV Đất đô thị 210,12

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Đảo (2017)

Trên địa bàn huyện Tam Đảo có các loại đất chính như đất đồi núi, đất phù sa cổ ven sông, đất dốc tụ ven đồi, núi. Nhìn chung chất lượng đất đai của Tam Đảo không thuộc loại cao. Đất đồi núi tuy hàm lượng mùn cao, nhưng địa hình dốc, chia cắt và hay bị rửa trôi. Đất phù sa cổ ven sông nhiều năm không được bồi đắp nên độ màu mỡ tự nhiên kém. Dẫn đến khả năng sinh trường của rừng thấp, năng suất cây trồng không cao (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Đảo, 2017).

3.1.1.5. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp bởi các sông, suối và ao, hồ. Tam Đảo có sông Phó Đáy chạy theo chiều dài huyện từ Bắc xuống Nam. Những năm gần đây rừng được bảo vệ và khôi phục nên nguồn sinh thủy được cải thiện, nguồn nước tương đối dồi dào. Để dự trữ nước, huyện Tam Đảo đã xây dựng hệ thống hồ nước dung tích lớn phục vụ cho phát triển sản xuất như: Hồ Xạ Hương dung tích 12,78 triệu m3, hồ Làng hà 2,3 triệu m3, hồ Vĩnh Thành 2 triệu m3, hồ Bản Long… Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, nguồn nước từ các suối của rừng VQG Tam Đảo có chất lượng tốt, có thể khai thác phục vụ sản xuất, thậm

chí có thể xử lý để cấp nước phục vụ sinh hoạt (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2014).

3.1.1.6. Cảnh quan

Huyện Tam Đảo có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, có thế mạnh trong phát triển du lịch và xây dựng các khu nghỉ mát như: Vùng núi tự nhiên Tam Đảo quanh năm có mây mù bao phủ tạo ra cảnh quan thiên nhiên nên thơ, huyền bí. Các công trình tự nhiên và nhân tạo, tạo cảnh quan đẹp: Thác nước và mặt nước các công trình thủy lợi Thác Bạc, Thậm Thình, Hồ Xạ Hương, hồ vĩnh Thành. Cột phát sóng truyền hình cao độc nhất vô nhị ở Việt Nam có thể phát triển thành khu tham quan du lịch. Ngoài ra còn có các khu rừng tự nhiên, VQG Tam Đảo rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)