Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu và mẫu điều tra, đối tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 55 - 57)

khảo sát

3.2.1.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu

Huyện Tam Đảo được chọn là địa điểm nghiên cứu vì lý do sau đây: Huyện có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất tỉnh (chiếm 46,9%), chủ yếu là rừng đặc dụng, tài nguyên rừng phong phú, đa dạng về chủng loại;

Một phần diện tích VQG Tam Đảo nằm trên địa bàn huyện. Tuy nhiên trên địa bàn có nhiều nhóm dân tộc, nhóm lợi ích dẫn đến tình trạng xung đột lợi ích từ rừng. Theo thống kê, các yếu tố tác động đến rừng diễn biến vô cùng phức tạp, cần đề xuất biện pháp phù hợp với hoàn cảnh trên. Việc nghiên cứu đề tài có thể là tài liệu nghiên cứu giúp các cơ quan có thẩm quyền tham khảo;

Huyện có khu du lịch sinh thái tâm linh gắn liền với tài nguyên rừng; xuất hiện tác động đa chiều từ khách du lịch cũng như tác động của chính người dân bản địa đến rừng và đất lâm nghiệp để phục vụ mục đích du lịch;

Rừng trên địa bàn huyện tiếp giáp với rừng của tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Thái Nguyên nên việc BVR vô cùng khó khăn, cần có sự phối hợp nhịp nhàng

với hai tỉnh bạn để tránh trường hợp khai thác, vận chuyển liên tỉnh hay có những tác động gây ảnh hưởng xấu đến tài nguyên rừng của địa phương khác.

Ba xã được lựa chọn để làm điểm điều tra là các xã Hồ Sơn, xã Đại Đình và xã Đạo Trù thuộc huyện Tam Đảo. Đây là 03 xã điển hình, đại diện được cho tất cả các xã, thị trấn có rừng trong huyện về đặc điểm tự nhiên, KT-XH và đặc trưng trong QLNN về BVR.

3.2.1.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra

Bảng 3.3. Số lượng mẫu điều tra

Chỉ tiêu Số mẫu

Cán bộ quản lý

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc 01 UBND huyện Tam Đảo 07

VQG Tam Đảo 08

Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc 01 UBND các xã: Đạo Trù, Đại Đình, Hồ Sơn 09 Hộ gia đình/ cá nhân Xã Đạo Trù 42 Xã Đại Đình 30 Xã Hồ Sơn 18 Tổng cộng 116

- Chọn tham vấn 26 người là lãnh đạo, chuyên viên của các cơ quan, tổ chức có tham gia vào hoạt động QLNN về BVR trên địa bàn huyện Tam Đảo, được cụ thể theo Bảng 3.3.

- Số lượng người dân tham gia phỏng vấn được ước tính dựa theo nghiên cứu của Hair, Andersm, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến, theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát (n=5*m; với m là số lượng câu hỏi cần nghiên cứu). Số mẫu=85 mẫu.

Do vậy, tác giả chọn mẫu điều tra, phỏng vấn ngẫu nhiên 90 người thuộc các nhóm đối tượng: người lao động trồng rừng, chăm sóc rừng, nhận khoán BVR, những người có hoạt động liên quan đến rừng, đất rừng và tài nguyên rừng và người dân sống gần rừng trên địa bàn huyện. Mục đích chọn các nhóm đối tượng như trên để có thông tin, số liệu tổng quan nhất trong công tác QLNN về

BVR dưới đánh giá của người dân địa phương.

3.2.1.3. Chọn đối tượng khảo sát

Trên địa bàn huyện Tam Đảo có đủ 03 loại rừng, tổng diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp là 15.309,40 ha bao gồm: 12.744,90 ha rừng đặc dụng (chiếm 83,25%), 483,77 ha rừng phòng hộ (chiếm 3,16%) và 2.080,73 ha rừng sản xuất (chiếm 13,59%).

Tuy nhiên, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đang thực hiện rà soát chuyển đổi đất, rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu sang Quy hoạch phát triển rừng sản xuất gắn quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Vĩnh Phúc (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2017), nên diện tích rừng phòng hộ của huyện Tam Đảo còn lại rất ít. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung khảo sát chủ yếu trên 02 loại rừng là rừng đặc dụng và rừng sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 55 - 57)