Yếu tố nghiệp vụ, kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 97 - 99)

Cán bộ quản lý đánh giá việc “Áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật vào công tác BVR” ở mức khá (MBQ 3,8). Hiện nay, 100% Kiểm lâm địa bàn đều áp dụng và sử dụng thông thạo các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác BVR như sử dụng máy GPS phục vụ đo đạc, kiểm tra diện tích, hình thửa lô, khoảnh; sử dụng phần mềm FORS 3.0.5 trên máy tính để cập nhật diễn biến rừng và đất

lâm nghiệp theo từng ngày; phân tích, sử dụng số liệu từ trạm quan trắc để phục vụ công tác PCCCR… giúp công tác kiểm tra, xử lý vi phạm được kịp thời, chính xác, mang lại hiệu quả cao.

Từ năm 2014-2017, lực lượng BVR toàn huyện đã thực hiện tổng cộng 596 lượt tuần tra, 135 cuộc thanh tra, kiểm tra, kết hợp với chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo đã phát hiện 97 vụ vi phạm, trên thực tế những vụ vi phạm còn lớn hơn rất nhiều nhưng do khi phát hiện ra sự việc, hành vi vi phạm đã thực hiện xong nên không có tang vật hay thủ phạm để tiến hành lập hồ sơ xử phạt hay các đối tượng sau khi gây án hoặc bị phát hiện hành vi vi phạm đã bỏ trốn gây khó khăn trong quá trình điều tra; tạo tiền lệ xấu, dễ để các đối tượng khác tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà không sợ bị cơ quan nhà nước phát hiện, xử lý. Qua đó cho thấy năng lực, trình độ của lực lượng BVR, năng lực của cán bộ làm công tác quản lý còn hạn chế; gây ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý, tham mưu chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BVR trên địa bàn.

Mặt khác, cơ quan quản lý chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm QLNN về BVR theo quy định của pháp luật, chưa kiên quyết chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; chưa làm rõ trách nhiệm của chủ rừng trong việc BVR trên địa bàn quản lý của mình. Ở một số nơi, UBND cấp xã và chủ rừng được nhà nước giao quản lý rừng nhưng không đủ điều kiện nguồn lực (con người và tài chính) hoặc do nghiệp vụ, kỹ thuật yếu nên không phát hiện được các hành vi vi phạm hoặc do lợi ích cá nhân đã làm ngơ, thậm chí có biểu hiện tiếp tay cho các hành vi phá rừng, khai thác, tiêu thụ lâm sản, sang nhượng đất đai trái phép, nhưng không bị kiểm điểm hoặc xử lý nghiêm.

Tình trạng trì trệ, phó thác công việc cho cơ quan được giao chủ trì; dẫn đến khi thực thi công vụ, lực lượng không đủ mạnh để có thể trấn áp được đối tượng xấu, khiến các đối tượng coi thường pháp luật.

Cán bộ Kiểm lâm địa bàn với nhiệm vụ nặng nề trong công tác QLBVR ở cơ sở, nhưng lương thấp, không có nhà ở, sử dụng xe tư để hoạt động, một bộ phận còn hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giao động trước khó khăn, thậm chí có biểu hiện tiêu cực, tiếp tay cho hành vi trái pháp luật, … cũng đang là những trở ngại trong việc hỗ trợ chính quyền cấp xã trong công tác QLBVR.

Bảng 4.18. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về

bảo vệ rừng cần thực hiện hoạt động

Số người chọn (n=90)

Tỷ lệ (%)

Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; trách nhiệm trong các hoạt động thực thi công vụ

69 76,67

Tăng cường đầu tư kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và phục vụ nhiệm vụ chuyên môn

58 64,44

Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, nhân dân 62 68,89 Không cần thiết 21 34,44 Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Qua kết quả đánh giá của người dân địa phương, 69/90 người được điều tra (chiếm 76,67%) cho rằng việc nâng cao trình đô chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm trong các hoạt động thực thi công vụ của cán bộ quản lý cơ quan nhà nước được người dân là việc làm quan trọng, cần thiết nhất để nâng cao hiệu quả công tác QLNN về bảo vệ rừng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)