Đặc điểm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 26)

2.1.4.1. Mang tính quyền lực nhà nước

Quyền lực nhà nước trong hoạt động QLNN thể hiện ở việc các chủ thể có thẩm quyền thể hiện ý chí nhà nước thông qua phương tiện nhất định, trong đó phương tiện cơ bản và đặc biệt quan trọng được sử dụng là văn bản pháp luật. Bằng việc ban hành văn bản, chủ thể QLNN thể hiện ý chí của mình dưới dạng các chủ trương, chính sách pháp luật nhằm định hướng cho hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật; qua đó cụ thể hóa các văn bản pháp luật về BVR của cơ quan quyền lực nhà nước thành những quy định chi tiết để có thể triển khai thực hiện trong thực tiễn. Các văn bản pháp luật dưới dạng các mệnh lệnh cá biệt

nhằm đưa pháp luật BVR vào thực tiễn, trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong quan hệ quản lý. Dưới dạng mệnh lệnh chỉ đạo cấp dưới nhằm tổ chức thực hiện pháp luật BVR trong thực tiễn. Dưới dạng thông tin hướng dẫn với cấp dưới nhằm đảm bảo sự thống nhất, có hệ thống của bộ máy hành chính nhà nước (Nguyễn Huyền, 2018).

2.1.4.2. Có tính thống nhất, tổ chức chặt chẽ

Để bảo đảm tính pháp chế trong hoạt động hành pháp, bộ máy các cơ quan hành pháp được tổ chức thành một khối thống nhất từ trung ương tới địa phương, đứng đầu là Chính phủ, nhờ đó các hoạt động của bộ máy được chỉ đạo, điều hành thống nhất, bảo đảm lợi ích chung của cả nước, bảo đảm sự liên kết, phối hợp nhịp nhàng giữa các địa phương tạo ra sức mạnh tổng hợp, tránh được sự cục bộ phân hóa giữa các địa phương hay vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, mỗi địa phương đều có những nét đặc thù riêng về điều kiện vị trí địa lý, KT-XH, nên để có thể phát huy tối đa những yếu tố của từng địa phương, tạo sự năng động sáng tạo trong quản lý điều hành, bộ máy quản lý còn được tổ chức theo hướng phân cấp, trao quyền tự quyết, tạo sự chủ động sáng tạo cho chính quyền địa phương (Nguyễn Huyền, 2018).

2.1.4.3. Mang tính chấp hành và điều hành

Tính chấp hành và điều hành của hoạt động QLNN thể hiện trong việc những hoạt động này được tiến hành trên cơ sở pháp luật và nhằm mục đích thực hiện pháp luật BVR, cho dù đó là hoạt động chủ động sáng tạo của chủ thể quản lý thì cũng không được vượt quá khuôn khổ pháp luật, điều hành của cấp trên, trực tiếp áp dụng pháp luật hoặc tổ chức những hoạt động đưa pháp luật vào đời sống thực tiễn (Nguyễn Huyền, 2018).

2.1.4.4. Mang tính liên tục và ổn định

Cùng với sự vận động biến đổi của đối tượng quản lý, hoạt động QLNN về BVR phải diễn ra thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn. Tuy nhiên các quyết định của nhà nước phải có tính ổn định, kế thừa không được thay đổi quá nhanh. Việc ổn định của các quyết định của nhà nước giúp cho các chủ thể quản lý có điều kiện kiện toàn hoạt động của mình và những hoạt động liên quan đến BVR được ổn định (Nguyễn Huyền, 2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 26)