Yếu tố pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 91 - 94)

Pháp luật ảnh hưởng lớn đến công tác QLNN về BVR trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Tam Đảo nói riêng. Pháp luật quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn bộ máy QLNN về BVR. Hiện nay, phòng Nông nghiệp và PTNT và Hạt Kiểm lâm cùng thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham mưu QLNN về lâm nghiệp; dẫn đến công tác tham mưu, quản lý xảy ra tình trạng chồng chéo (có nội dung cả hai cơ quan cùng thực hiện, nhưng kết quả vẫn có sự bất đồng; có nội dung khó, tính chất phức tạp thì hai cơ quan đều không muốn thực hiện, có biểu hiện đùn đẩy công việc). Do đó, cần phải chuyển nhiệm vụ tham mưu QLNN về lâm nghiệp cho một cơ quan để tạo sự thống nhất. UBND huyện đã có những cuộc họp, trong đó nêu rõ lực lượng Kiểm lâm đủ tư cách pháp lý, có trình độ, năng lực, nghiệp vụ chuyên môn sâu về lâm nghiệp và đề xuất giao nhiệm vụ tham mưu QLNN về lâm nghiệp sang cho Hạt Kiểm lâm, tuy nhiên phòng Nông nghiệp và PTNT không đồng ý, vì

phòng hiện nay đang thẩm định nhiều dự án và có nhiều hoạt động có liên quan đến lâm nghiệp, dẫn đến vẫn chưa thống nhất được nội dung.

Pháp luật không những quy định về bộ máy quản lý mà còn quy định rõ số lượng, định mức biên chế của lực lượng BVR. Theo các quy định hiện hành và theo quy định Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ định mức biên chế bình quân cứ 1.000 ha rừng có một biên chế kiểm lâm, hiện tại huyện Tam Đảo có 04 biên chế Kiểm lâm, chỉ đạt khoảng 26,7% định mức; Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính Phủ quy định định mức biên chế cho Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng tối đa 500 ha có một công chức kiểm lâm, hiện Hạt Kiểm lâm VQG Tam Đảo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 25 người, đạt khoảng 83,3%. Để đáp ứng được tính chất đặc thù công việc, cần bổ sung kịp thời lực lượng Kiểm lâm theo các quy định hiện hành.

Số lượng văn bản quy phạm pháp luật ở Trung ương quá lớn (128 văn bản còn hiệu lực), các quy định về phân cấp, phân quyền giữa Trung ương với địa phương; pháp luật BV&PTR với các pháp luật khác có liên quan chưa rõ ràng, thậm chí còn chồng chéo, mâu thuẫn. Những quy định liên quan về quyền và nghĩa vụ của một số chủ thể quản lý rừng, về phân loại đất, phân loại rừng, quản lý đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng, quản lý hệ thống bảo tồn thiên nhiên là rừng đặc dụng, BVR… thiếu thống nhất với một số Luật khác (như Luật Dân sự, Luật Đa dạng sinh học 2008,…). Công tác BVR dựa chính trên Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004, thì hiện nay bộc lộ nhiều bất cập với các luật khác và công ước quốc tế có liên quan, ví dụ việc hỗ trợ, chi trả kinh phí trong chính sách về giao khoán BVR theo các văn bản hướng dẫn của Trung ương đã thiếu sự đồng nhất, tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo là 200.000 đồng/ha/năm; Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là 180.000 đồng/ha/năm; Quyết định 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020 là 100.000 đồng/ha/năm; Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 là 400.000 đồng/ha/năm, dẫn đến việc cán bộ lúng túng khi thực hiện chính sách, người dân so đo quyền lợi, mất niền tin vào cơ quan nhà nước, ảnh hưởng xấu đến công tác QLNN.

đa 30% diện tích đất đã được giao, được thuê nhưng chưa có rừng để đầu tư phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, trong đó diện tích đất dành cho xây dựng hạ tầng (đường giao thông, công trình kiên cố, nhà máy) tối đa là 20%” (Thủ tướng Chính phủ, 2016c), tuy nhiên trên thực tế, không quy định rõ khi xây dựng hoặc đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng có phải có được cấp có thẩm quyền cho phép không hay căn cứ theo Quyết định này là chủ rừng toàn quyền thực hiện. Chính những quy định pháp luật không rõ ràng một phần khến các chủ rừng không xác định được quy trình dẫn đến để xảy ra nhiều sai phạm khi đi vào thực hiện; một phần các đối tượng xấu cố tình dựa vào quyết định để khai thác rừng nhằm lấy đất thực hiện dự án, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng.

Để khắc phục, huyện Tam Đảo cần có một cơ quan đủ năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm phân tích kỹ những văn bản pháp luật cấp trên ban hành, áp dụng được vào thực tiễn địa phương, vừa có tính kế thừa, vừa phải đảm bảo đặc điểm riêng của huyện. Từ năm 2014-2017, UBND huyện đã ban hành 115 văn bản pháp luật nhằm giúp cho cơ quan quản lý và người dân nắm bắt, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động BVR.

Đánh giá việc thực hiện luật và các văn bản dưới luật còn chậm, thiếu đồng bộ dẫn tình trạng cán bộ, công chức thực hiện công tác tham mưu xây dựng, triển khai văn bản còn lúng túng; đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ dự thảo văn bản còn thiếu, yếu về trình độ năng lực; thiếu khâu điều tra, khảo sát, phân tích đánh giá theo tình hình thực tế địa phương; việc ban hành văn bản cấp dưới thường dựa theo các văn bản cấp trên đã ban hành, thiếu tính sáng tạo hay đặc thù của địa phương; lãnh đạo lỏng lẻo trong khâu quản lý, chỉ đạo dẫn đến văn bản ban hành có chất lượng và tính khả thi thấp, khiến việc triển khai hoạt động BVR, PCCCR không hiệu quả, vô hình chung tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật về BVR, PCCCR được diễn ra tại địa phương và có chiều hướng lan sang các địa phương xung quanh.

Trên cơ sở pháp luật về BVR, lực lượng Kiểm lâm đã thường xuyên bám rừng, thanh tra, kiểm tra về QLBVR, quản lý lâm sản, kịp thời phát hiện, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm, đường dây phá rừng nguy hiểm, trừng trị kẻ cầm đầu, cố tình vi phạm. Tình hình vi phạm pháp luật về lâm nghiệp nhờ thế đã giảm dần qua các năm từ 29 vụ năm 2014, xuống còn 20 vụ năm 2017, thu nộp ngân sách nhà nước 825.300.000 đồng. Tuy nhiên, một số

hành vi vi phạm không có chế tài để xử phạt, tức là chưa có quy định về hành vi này tại các Nghị định xử phạt, dẫn đến không có cơ sở pháp lý để xử phạt, buộc lực lượng chức năng phải tìm một khung hình phạt nhẹ rất nhiều để xử phạt hay một số hành vi bị xử phạt, tuy nhiên việc xử phạt chưa có hiệu quả, do mức độ xử phạt không tương xứng với hành vi vi phạm dẫn đến không đảm bảo tính răn đe đối với tổ chức, cá nhân; các đối tượng biết sai nhưng vẫn cố tình vi phạm, gây thiệt hại lớn cho tài sản nhà nước mà không có biện pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 91 - 94)