pháp luật về bảo vệ rừng
Để thống nhất trong công tác quản lý, chỉ đạo, UBND huyện Tam Đảo cần tổ chức Hội nghị, thành phần lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT; Chi cục Kiểm lâm tỉnh; Lãnh đạo UBND huyện; Lãnh đạo phòng chuyên môn: phòng Nội vụ, phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Tài nguyên và Môi trường; Hạt Kiểm lâm Tam Đảo và Chủ tịch UBND các xã/thị trấn lấy ý kiến thống nhất và giao nhiệm vụ tham mưu QLNN về Lâm nghiệp cho lực lượng Kiểm lâm. Do đội ngũ Kiểm lâm được đào tạo bài bản, chuyên sâu hơn và nhiệm vụ chỉ tập trung, gắn liền với các hoạt động lâm nghiệp;
chung và trong lĩnh vực BVR nói riêng; kịp thời cập nhật những văn bản pháp luật mới, phát hiện những quy định pháp luật trùng lặp, lạc hậu, mâu thuẫn. Qua đó tổ chức phân tích, tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn cấp trên về những nội dung trùng lặp, mâu thuẫn; xác định được nội dung áp dụng phù hợp với đặc điểm KT-XH của huyện. Đồng thời có ý kiến với các cơ quan nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật BVR;
UBND huyện tổ chức lớp bồi dưỡng về công tác xây dựng văn bản pháp luật, trong đó cần nhấn mạnh không lấy số lượng làm thành tích trong công tác QLNN; nâng cao năng lực, kỹ năng trong việc xây dựng văn bản;
UBND huyện tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn trong công tác BVR cho lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội và UBND các xã, thị trấn; đồng thời chỉ đạo các đơn vị, đặc biệt là lực lượng Kiểm lâm phải thực hiện “bám cơ sở, bám dân, bám rừng”, lấy thông tin từ thực tế làm cơ sở xây dựng văn bản pháp luật, đảm bảo bám sát tình hình địa phương;
Xử lý những cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc ban hành văn bản thiếu, yếu về nội dung, chất lượng. Yêu cầu thực hiện việc thu hồi, chỉnh sửa những văn bản sai sót; trường hợp văn bản ban hành trái thẩm quyền, có nội dung không đúng quy định pháp luật BVR hay có biểu hiện tiếp tay cho một số đối tượng nhằm hợp thức hóa hành vi vi phạm pháp luật BVR thì tùy theo mức độ xem xét hình thức kỷ luật;