Yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 94 - 95)

Khai thác rừng, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép mang lại nguồn lợi nhuận cao, nên tình hình diễn ra vô cùng phức tạp (Từ năm 2014-2017, đã phát hiện 50 vụ vi phạm, diện tích rừng bị phá, khai thác trái phép lên đến hàng chục ha). Nhân dân đã không ngừng tiến hành khai thác các loại lâm sản theo các mục đích của mình. Họ khai phá rừng, khai thác rừng để phục vụ cho các công trình xây dựng như làm giàn giáo, cốt-pha. Đối với loài gỗ bền chắc thì họ khai thác để xây dựng nhà ở, đối với loài gỗ quý hiếm thì họ khai thác nhằm để bán và xuất khẩu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xa xỉ của con người. Với tốc độ đáng lo ngại nạn phá rừng, khai thác rừng trái phép đang dần đưa đến nguy cơ mất rừng. Để thực hiện những hành vi trên, những “đầu nậu” thường giấu mặt, thuê người nghèo trên địa bàn khai thác, vận chuyển, thu gom, tập kết gỗ, động vật hoang dã tại những điểm bí mật rồi tổ chức vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Nhiều thủ đoạn tinh vi được chúng sử dụng để vận chuyển, tiêu thụ gỗ trái phép, động vật hoang dã trái phép như: dùng xe khách, xe chuyên dùng, xe cải hoán (hai đáy, hai mui, dùng biển số giả…), giấu gỗ dưới hàng hóa khác, kết gỗ chìm dưới bè, sử dụng giấy tờ quay vòng nhiều lần...

Ngoài khai thác gỗ quý hiếm, khai thác củi thì khai thác lâm sản ngoài gỗ cũng là một sự tàn phá đến tài nguyên rừng. Đây có thể xem là nguyên nhân tác động làm suy kiệt tài nguyên rừng nhanh nhất. Lâm sản ngoài gỗ bao gồm các loài động vật quý, động vật hoang dã… và các loại thực vật mà cho các sản phẩm ngoài gỗ như: song, mây, tre, nứa, lá các loại cây thuốc, dầu… Tất cả các loài trên có thể được sử dụng trong gia đình, bán và xuất khẩu cho lại lợi nhuận kinh tế nên tình trạng khai thác, buôn bán trái phép đang được diễn ra mạnh mẽ. Giá trị cao của các loài nói trên cùng với sự kém hiểu biết, hám lợi nhuận đã thúc đẩy con người tìm cách khai thác chúng ở khắp mọi nơi dẫn đến suy thoái tài nguyên rừng nghiêm trọng. Các hoạt động khai phá trái phép này kéo dài âm ỉ, liên tục,

tốc độ của sự phục hồi rừng không kịp với tốc độ phá rứng cho nên rừng đang bị suy thoái. Với giá trị, giá trị sử dụng của gỗ và lâm sản ngoài gỗ được đánh giá cao trên thị trường đã khiến người dân bất chấp quy định pháp luật, những vai trò to lớn của rừng để phá rừng, khai thác rừng trái phép. Việc làm trên đáp ứng nhu cầu trước mắt mà bỏ đi cái lợi lâu dài, gây ảnh hưởng nặng nề đến tài nguyên rừng; đặc biệt khi để thị trường buôn bán gỗ lậu trở nên nhộn nhịp sẽ gây mất an ninh trật tự địa phương, ảnh hưởng tới phát triển KT-XH; chỉ một bộ phận kiếm được tiền từ việc buôn bán gỗ lậu, động thực vật quý hiếm, còn lại bộ phận người dân bị mất rừng bức xúc trong quần chúng, tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động BVR.

Ngoài ra, áp lực từ giá một số mặt hàng nông sản tăng cao dẫn đến nhu cầu về đất canh tác cho các mặt hàng này cũng tăng theo, dẫn đến tình trạng người dân phá rừng, lấn chiếm đất rừng để trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hoặc buôn bán đất, sang nhượng trái phép để hưởng lợi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quỹ đất lâm nghiệp của địa phương (Từ năm 2014-2017 xảy ra hơn 30 vụ vi phạm).

Bên cạnh đó, huyện Tam Đảo với điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng, có hệ thống di tích thờ thần, phật rất phong phú, đa dạng với 110 di tích. Nhằm phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh gắn liền với phát triển KT-XH địa phương thì thực hiện đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông là áp lực lớn ảnh hưởng đến tài nguyên rừng khi phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp, gây ảnh hưởng đến cảnh quan, tài nguyên, môi trường rừng và kèm theo những tác động xấu của xã hội. Từ năm 2014-2017, huyện Tam Đảo đã thực hiện chuyển đổi 95,6 ha rừng đặc dụng và đang hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chuyển đổi 200,65 ha rừng đặc rừng sang mục đích khác để thực hiện các dự án phát triển KT-XH (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Đảo, 2018)

Kinh phí, cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ, trang thiết bị, máy móc phục vụ cho công tác PCCCR; công tác tuần tra rừng, thanh tra, kiểm tra; công tác tuyên truyền, PBGDPT về BVR; công tác xây dựng, đào tạo, củng cố lực lượng BVR còn thiếu và hạn chế. Qua đó các nghiệp vụ bị ảnh hưởng, gián đoạn, gây khó khăn trong công tác QLNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 94 - 95)