Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 103 - 104)

vệ rừng

UBND huyện tổ chức đào tạo cho cán bộ Kiểm lâm thực hiện công tác tuyên truyền qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn do tỉnh, huyện tổ chức;

Hàng tuần, Lực lượng Kiểm lâm phối hợp cùng cơ quan, tổ chức như Đài truyền thanh, phòng Văn hóa - Xã hội tổ chức phát thanh cảnh báo cháy rừng và thông tin khẩn liên quan đến công tác BVR, PCCCR trên địa bàn; hàng tháng, quý phối hợp với Báo Vĩnh Phúc, Đài truyền thanh đăng tải thông tin theo kỳ các hoạt động thường niên trong hoạt động BVR, PCCCR trên địa bàn tỉnh, huyện; đăng tải tấm gương người tốt việc tốt trong hoạt động BVR, PCCCR.

UBND các xã, thị trấn kiện toàn tổ tuyên truyền BVR, coi đây là lực lượng quan trọng, là cầu nối trong việc truyền tải thông tin các nội dung BVR từ cơ quan nhà nước đến quần chúng nhân dân. Hàng tháng, UBND xã, thị trấn cùng lực lượng Kiểm lâm tổ chức xuống thôn, làng, truyền tải các thông tin mới trong công tác BVR tới các tổ tuyên truyền về các nội dung: Pháp luật về BVR,

những yêu cầu thực tiễn như Quy hoạch, kế hoạch BV&PTR của tỉnh và địa phương; chủ trương, định hướng của huyện trong công tác BVR; cơ chế, chính sách trong việc BVR kết hợp phát triển sinh kế người dân.

Lực lượng Kiểm lâm phải tổ chức biên soạn lại những nội dung pháp luật về BVR, các nội dung cần truyền tải khác trong hoạt động BVR để phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương và trình độ nhận thức, công việc của từng đối tượng. Đồng thời giao cho cán bộ Kiểm lâm địa bàn tham gia cùng tổ tuyên truyền, nhằm kịp thời tiếp thu những ý kiến , giải đáp những khó khăn, vướng mắc của người dân.

Cần đa dạng hóa hình thức, phương thức tuyên truyền, PBGDPL để tránh gây nhàm chán như tuyên truyền kết hợp các buổi sinh hoạt; tuyên truyền kết hợp giao lưu văn nghệ; tuyên truyền lồng ghép với hoạt động của cơ quan, tổ chức khác; tuyên truyền trong quá trình tuần tra rừng; tuyên truyền trong khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra…, thông qua các tờ rơi, pano, áp phích, tuyên truyền lưu động, qua loa đài phát thành của thôn, làng, xã …

Đảm bảo kinh phí cho hoạt động tuyên truyền, PBGDPL theo quan điểm: Các chủ rừng Nhà nước, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm đầu tư kinh phí cho hoạt động tuyên truyền, PBGDPL đối với lực lượng BVR của mình; Hạt Kiểm lâm có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, PBGDPL theo kế hoạch hàng năm của mình, cần xây dựng dự trù nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh và Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện. Kinh phí cho hoạt động tuyên truyền, PBGDPL cần được xác định rõ ràng và chi trả cho các hoạt động sau: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho lực lượng làm công tác tuyên truyền, PBGDPL; xây dựng công trình bảng, biển truyền đạt nội dung BVR; chi trả kinh phí cho lực lượng tuyên truyền, PBGDPL.

Hàng năm UBND huyện cần đánh giá tổng kết công tác BV&PTR, PCCCR... trong đó có việc xét thi đua của tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác BVR. Với mục tiêu xây dựng các điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt trong BVR. Trích một phần kinh phí để thưởng, động viên đối với cá nhân, tập thể có thành tích, nhằm xây dựng phong trào toàn dân tham gia BVR, PCCCR.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 103 - 104)