Trong nhiều năm liền, Huyện ủy, UBND huyện Tam Đảo đã chỉ đạo các Ban Đảng, Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện, các khối đoàn thể, các phòng, ban có liên quan, các cơ quan báo trí, thông tin truyền thông, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, cùng phối hợp với 02 chủ rừng là VQG Tam Đảo, Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được công tác tuyên truyền, PBGDPL về BVR.
Bảng 4.11. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2014-2017
Nội dung ĐVT Tổng 2014 2015 2016 2017
1. Lớp tập huấn nghiệp vụ BVR, PCCCR Lớp 09 02 02 02 03 1.1. Số lượt người tham gia Người 875 185 190 215 285 2. Diễn tập chữa cháy rừng Đợt 07 02 01 02 02 2.1. Số lượt người tham gia Người 760 165 150 225 220 3. Hội nghị tổng kết công tác BVR,
PCCCR và triển khai phương án PCCCR Buổi 04 01 01 01 01 3.1. Số lượt người tham gia Người 176 45 47 44 40 4. Buổi tuyên truyền tại các thôn, làng Buổi 403 81 102 105 115 4.1. Số lượt người tham gia Người 13.455 2.750 3.320 3.510 3.875 6. In ấn phát tờ rơi Tờ 13.000 2.000 3.000 3.500 4.500 6. Tuyên truyền lưu động Buổi 23 04 05 07 07 7. Kẻ, vẽ, kẻ vẽ lại bảng tin, biển dự báo
cháy rừng, biển tường nội dung BVR Lượt 67 15 14 08 10 8. Bài báo, phóng sự Bài 43 10 11 09 13 9. Tuyên dương, khen thưởng Người 62 16 14 14 18 10. Ký cam kết BVR, PCCCR Lượt 75 0 65 0 10 11. Phát thanh trên hệ thống đài truyền
thanh của huyện,xã Lần 224 42 55 62 65 Nguồn: Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Tam Đảo (2014, 2015, 2016, 2017)
Công tác tuyên truyền, PBGDPL về BVR được huyện Tam Đảo thực hiện thường xuyên, có tính kế thừa và phát triển. Giai đoạn 2014-2017, rất nhiều hoạt
động liên quan đến công tác tuyên truyền, PBGDPL được thực hiện với hình thức đa dạng, phong phú, cách thức tiếp cận từ nhiều phía đã tăng số lượng người tham gia các hoạt động: Mở 9 lớp tập huấn, nghiệp vụ BVR, PCCCR; tổ chức diễn tập 7 đợt ; tổ chức 04 hội nghị; 403 buổi tuyên truyền; In phát 13.000 tờ rơi, 23 buổi tuyên truyền lưu động, 224 lần tại chỗ … với hơn 15.000 lượt nghìn tham dự; số lượng, tần suất qua càng năm tăng lên, nội dung linh hoạt, trên cơ sở pháp luật, bám sát vào tình hình thực tế.
Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý cho thấy “Số lượng các hoạt động công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BVR” ở mức Tốt (MBQ 4,2) và “Chất lượng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BVR” ở mức Khá (MBQ 3,9).
Bảng 4.12. Đánh giá của nguời dân về hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp
luật về bảo vệ rừng của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện Số người chọn (n=90) Tỷ lệ (%) Rất ít 13 14,44 Bình thường 24 26,67 Thường xuyên 53 58,89
Nguồn: Số liệu điều tra (2018) 53/90 (chiếm 58,88%) người dân được khảo sát cho rằng công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, tập trung chủ yếu ở những người có công việc liên quan đến rừng, có 13 người cho rằng công tác tuyên truyền, PBGDPL ít được thực hiện, tập trung ở nhóm lao động khác và học sinh. Công tác tuyên truyền, PBGDPL đã được nhân dân địa phương, cán bộ quản lý đánh giá đúng thực tế về quy mô, tổ chức và chất lượng hoạt động.
Bảng 4.13. Đánh giá ý thức của người dân sau khi được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bảo vệ rừng
Sau khi được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bảo vệ rừng, ý thức, hành động bảo vệ rừng của người dân thay đổi
Số người chọn (n=90)
Tỷ lệ (%)
Có thay đổi 74 82,22
Không thay đổi 16 17,78 Nguồn: Số liệu điều tra (2018)
Kết quả đánh giá của người dân tương đồng với kết quả đánh giá của cán bộ quản lý nội dung “Đánh giá nhận thức của người dân địa phương sau khi được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BVR” ở mức khá (MBQ 3,7) cho thấy công tác tuyên truyền, PBGDPL về BVR là nội dung quan trọng giúp truyền tải thông tin cần thiết đến mọi tầng lớp nhân dân, giúp họ thay đổi ý thức, nhận thức; góp phần nâng cao hiệu quả QLNN.
Để đảm bảo cho việc thông tin được truyền tải thường xuyên, hoạt động tuyên truyền, PBGDPL về BVR đã được lồng ghép với chương trình, hoạt động thường xuyên của đơn vị khác, góp phần đa dạng trong nội dung, hình thức tuyên truyền, giảm thiểu kinh phí trong hoạt động. “Công tác phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật BVR” được cán bộ quản lý đánh giá ở mức khá (MBQ 3,7), cho thấy hoạt động này được lực lượng Kiểm lâm thực hiện khá tốt, góp phần vào việc duy trì, truyền tải thông tin thường xuyên về BVR tới người dân. Các hoạt động cụ thể được thực hiện bao gồm:
Kiểm lâm như phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy truyền tải tấm gương người tốt, việc tốt trong hoạt động lâm nghiệp nói chung, hoạt động BVR nói riêng; hàng tháng đăng tải kịp thời trên Bản Thông báo nội bộ của Huyện ủy và được cấp phát đến từng Chi bộ Đảng trong toàn huyện.
Đối với Ban Dân vận, Kiểm lâm cùng Ban Dân vận huyện, khối Dân vận xã, thôn xây dựng được 25 Tổ tuyên truyền BVR thôn với 100 tuyên truyền viên (trên cơ sở thành viên của tổ, đội xung kích PCCCR,BVR; tổ tuyên truyền đều có quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ rõ ràng) đã thực hiện 403 buổi tuyên truyền với 13.455 lượt người tham dự; Kiểm lâm trực tiếp tham gia biên soạn từ nội dung tuyên truyền, hình thức tuyên truyền tại các Hội nghị tuyên truyền hoặc lồng ghép vào các nội dung KT-XH của địa phương; đến việc tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp với dân về công tác BVR, PCCCR; giải đáp vướng mắc, khó khăn của nhân dân kịp thời.
Kiểm lâm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, đưa ra nội dung tuyên truyền, PBGDPL bằng trực quan, xây dựng các mô hình khu dân cư “3 không” trong BVR: Không sử dụng lửa bừa bãi trong sản xuất, sinh hoạt trong rừng, gần rừng gây cháy rừng; Không sử dụng cưa xăng khai thác gỗ, không sử dụng súng săn, bẫy nỏ săn bắn động vật rừng trái phép; Không tiếp tay cho đối
tượng phá rừng, khai thác, buôn bán, vận chuyển, kinh doanh chế biến gỗ, động vật rừng trái phép.
Kiểm lâm phối với Đài phát thanh huyện, xã, thôn mở và phát thanh chuyên mục “Toàn dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng”; “Cảnh báo cháy rừng” và các nội dung tuyên truyền về công tác BVR trên địa bàn huyện trên 200 lần;
Kiểm lâm phối hợp với Báo Vĩnh Phúc xây dựng 43 chuyên mục, bài báo, phóng sự về hoạt động BVR, PCCCR, giới thiệu tấm gương người tốt, việc tốt, mô hình, điển hình về làm kinh tế trang trại rừng, về tấm gương tận tụy với công tác BVR.
Kiểm lâm phối hợp với VQG Tam Đảo, Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc thực hiện kẻ vẽ bảng tin tuyên truyền, khẩu hiệu tuyên truyền trên vách đá, thực hiện mở lớp PBGDPT về BVR đối với người dân sống trong khu vực vùng đệm VQG Tam Đảo và các khu vực lân cận Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc.
Với những cách làm chủ động, sáng tạo, đổi mới trong công tác tuyên truyền, PBGDPL nên trong những năm qua, đặc biệt là năm 2017, công tác QLNN về BVR trên địa bàn huyện Tam Đảo đã có nhiều thay đổi tích cực, ví dụ: Việc phát hiện và thông tin các hành vi vi phạm pháp luật BVR từ người dân địa phương chiếm 31/97 vụ (trong tổng 35 vụ từ tin báo người dân, cơ quan, tổ chức, … và 04 vụ từ đơn thư tố cáo). Phát triển công tác tuyên truyền, PBGDPL không những giúp người dân cải thiện cuộc sống (do áp dụng đầy đủ, kịp thời các chính sách nhà nước), hạn chế việc gây ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, khi người dân tự ý thức được việc bảo vệ rừng là trách nhiệm của bản thân thì đây là lực lượng BVR lớn mạnh nhất, đảm bảo nguồn thông tin mà chính quyền các cấp cần sử dụng trong hoạt động BVR.