Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 100 - 102)

Hàng năm, UBND huyện kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp; cần giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; giao Hạt Kiểm lâm là cơ quan thường trực PCCCR&BVR, tại thời điểm phát hiện đám cháy được huy động các lực lượng là thành viên Ban chỉ huy tham gia chữa cháy rừng, trực tiếp đề ra biện pháp, phương pháp xử lý đám cháy, tham mưu chỉ đạo các đơn vị thực hiện và giám sát việc tham gia chữa cháy rừng của các đơn vị được huy động;

Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện xử lý các đơn vị được huy động tham gia chữa cháy rừng nhưng đến chậm, lực lượng không đảm bảo, trong quá trình tham gia chữa cháy rừng không thực hiện tốt nhiệm vụ.

UBND xã củng cố và duy trì tổ đội xung kích PCCCR, BVR tại các thôn, làng. Hàng tháng đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác của từng thành viên, bổ sung, thay thế những người không đáp ứng được yêu cầu công việc;

Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ PCCCR, các buổi diễn tập chữa cháy rừng cho cán bộ quản lý cấp huyện,xã; lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội; lực lượng BVR chuyên trách và tổ đội xung kích PCCCR, BVR. Trong đó tập trung vào các nội dung cụ thể: Đào tạo kỹ thuật PCCCR; đào tạo ứng dụng công nghệ mới trong PCCCR; đào tạo các biện pháp cứu hộ, cứu nạn trong PCCCR; đào tạo kỹ năng tuyên truyền PCCCR; đào tạo kỹ thuật khắc phục hậu quả cháy rừng…

Lực lượng Kiểm lâm phải xây dựng Quy hoạch, Kế hoạch, Phương án BVR, PCCCR. Trong đó đề nghị làm rõ một số nội dung như: Cơ sở pháp lý; điều kiện tự nhiên, KT-Xh; Tổ chức lực lượng; Nguồn kinh phí; Chế độ phối hợp; Mục tiêu; …

Thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp xã nhằm đảm bảo, nâng cao hiệu quả hoạt động BV&PTR trên địa bàn với các mục tiêu cụ thể: Tăng cường năng lực QLNN về lâm nghiệp cho cấp xã; Huy động các nguồn lực của xã hội, chủ động nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động BVR, PCCCR; Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các chủ rừng trong công tác BVR, PCCCR. Nguồn tài chính hình thành Quỹ từ Ngân sách địa phương hỗ trợ tại Khoản 1, Điều 3, Quyết dịnh số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 và nguồn hỗ trợ, đóng góp của chủ rừng khi khai thác, kinh doanh gỗ, lâm sản; vốn nhận ủy thác từ các tổ chức quốc tế, tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước; từ các Quỹ và các nguồn tài chính khác; nguồn hỗ trợ từ Quỹ Trung ương... được sử dụng vào các hoạt động chi thường xuyên cho công tác QLBVR; bồi dưỡng cho những người được huy động để ngăn chặn chống chặt phá rừng và chữa cháy rừng; lực lượng tham gia phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ QLBVR và một số nhiệm vụ có liên quan khác đến hoạt động BVR, PCCCR.

Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức (số lượng, chủng loại) phương tiện, trang thiết bị, công cụ PCCCR đối với diện tích rừng trên địa bàn cụ thể đầu tư mua sắm bổ sung các trang thiết bị máy móc, công cụ phục vụ PCCCR như: Máy định vị GPS, máy thổi gió, máy cưa xăng, máy cắt thực bì… Tu sửa và xây dựng các công trình hạ tầng tại những khu vực là trọng điểm cháy rừng, phá rừng như: Trạm quan trắc; đường băng cản lửa; đường tuần tra, cứu hộ PCCCR; chòi canh lửa; tại các khu vực đông người qua lại, khu vực cửa rừng, khu vực có nguy cơ cháy rừng cao xây dựng, lắp đặt: Trạm, chốt BVR, bảng tin BVR,

PCCCR; pano, áp phích nội dung tuyên truyền PCCCR…

Sau các vụ cháy rừng, Kiểm lâm địa bàn, chính quyền địa phương và chủ rừng kiểm tra, lập biên bản hiện trường vụ cháy, phối hợp với công an huyện, xã tiến hành điều tra truy tìm thủ phạm để xử lý. Cần thiết mở rộng điều tra mời lực lượng quân đội tham gia đoàn điều tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 100 - 102)