ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC
Tính đến thời điểm 31/12/2017, tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Tam Đảo là 15.923,74 ha, tổng diện tích đất có rừng là 15.078,13 ha được cụ thể thông qua bảng sau:
Bảng 4.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Tam Đảo năm 2017
ĐVT: ha
TT Phân loại rừng Tổng cộng
Phân theo 3 loại rừng Ngoài
QH 3 loại rừng Cộng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT LÂM NGHIỆP 15.923,74 15.309,40 12.744,90 483,77 2.080,73 614,34 I ĐẤT CÓ RỪNG 15.078,13 14.464,30 12.445,55 452,93 1.565,82 613,83 1 Rừng tự nhiên 9.070,70 9.068,19 8.921,75 140,49 5,95 2,51 1.1 Rừng gỗ 8.529,13 8.526,62 8.413,73 106,94 5,95 2,51 Rừng giàu 473,39 473,39 472,82 0,57 0,00 0,00 Rừng trung bình 4.015,36 4.015,36 3.999,40 15,96 0,00 0,00 Rừng phục hồi 4.040,38 4.037,87 3.941,51 90,41 5,95 2,51 1.2 Rừng hỗn giao 541,57 541,57 508,02 33,55 0,00 0,00 2 Rừng trồng 6.007,43 5.396,11 3.523,80 312,44 1.559,87 611,32 Rừng gỗ có trữ lượng 5.619,73 5.080,39 3.462,48 287,27 1.330,64 539,34 Rừng gỗ chưa có trữ lượng 387,70 315,72 61,32 25,17 229,23 71,98 II ĐẤT CHƯA CÓ RỪNG QUY HOẠCH CHO LÂM NGHIỆP 845,61 845,10 299,35 30,84 514,91 0,51 Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Tam Đảo (2018a)
Số liệu Bảng 4.1 cho thấy diện tích đất lâm nghiệp của huyện Tam Đảo là 15.923,74 ha (chiếm 67,81% diện tích tự nhiên). Trong đó, diện tích quy hoạch 3 loại rừng là 15.309,40 ha (chiếm 96,14 %) và diện tích ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 614,34 ha (chiếm 3,86% tổng diện tích đất lâm nghiệp). Diện tích quy hoạch rừng đặc dụng chiếm tỷ lệ nhiều nhất 12.744,90 ha (chiếm 83,25%)và tập trung tại VQG Tam Đảo. Đây là lợi thế lớn của huyện, khi rừng đặc dụng VQG Tam Đảo tập trung nhiều loài động, thực vật quý hiếm (gồm 1.282 loài thực vật trong đó có 42 loài đặc hữu và 64 loài quý hiếm cần được bảo tồn; 163 loài động vật trong đó có 39 loài động vật đặc hữu, 11 loài động vật đặc hữu hẹp chỉ có ở VQG Tam Đảo), cùng với danh lam thắng cảnh và các di tích đã biến Tam Đảo trở thành khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, tâm linh thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm. Qua đó góp phần cải thiện công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nhận thức cho người dân địa phương, giảm áp lực lên rừng.
Tuy nhiên, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, huyện đã thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, khu nghỉ dưỡng, nhà nghỉ… cùng với ý thức và những hành vi tiêu cực của một bộ phận khách du lịch, ngươi dân địa phương khiến tài nguyên rừng bị ảnh hưởng nặng nề.
Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý về “Tốc độ phát triển về lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2014-2017” ở mức khá (MBQ 3,7) và “Công tác Quản lý nhà nước về BVR trên địa bàn huyện giai đoạn 2014-2017” ở mức tốt (MBQ 4,0). Đánh giá của người dân địa phương về công tác QLBVR của cơ quan, tổ chức nhà nước, có 49/90 người (chiếm 54,44%) đánh giá ở mức tốt; 26/90 người (chiếm 28,89%) đánh giá ở mức trung bình và 15/90 người (chiếm 16,67%) cho rằng không tốt. Thực tế, công tác QLNN về BVR về cơ bản đã đạt được các mục tiêu đề ra: Giảm diện tích rừng bị chặt phá, bị cháy, giảm tụ điểm buôn bán lâm sản trái phép, giảm số vụ vi phạm pháp luật về rừng và tăng số cây trồng phân tán, diện tích rừng trồng; tăng chất lượng rừng và tăng phạm vi địa bàn.
Tuy nhiên cũng theo đánh giá từ cán bộ quản lý, người dân địa phương công tác QLNN về BVR còn nhiều nội dung, hoạt động chưa được thực hiện tốt, gây ảnh hưởng chung tới công tác chỉ đạo, điều hành; khiến việc thực thi công vụ trên thực tế gặp nhiều khó khăn, được tác giả tổng hợp, đánh giá như sau: