Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 40 - 45)

2.2.2.1. Tỉnh Hòa Bình

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Hòa Bình là 459.062 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 340.138,26 ha (chiếm 74,09%). Trong những năm qua, các cấp, các ngành, chính quyền các địa phương trong tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả công tác BV&PTR, PCCCR, như:

Thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo PCCCR các cấp gồm: 01 Ban chỉ đạo cấp tỉnh, 11 Ban chỉ đạo cấp huyện, 206 Ban chỉ đạo cấp xã có rừng và 5 Ban chỉ đạo là các chủ rừng lớn; lực lượng cơ sở có 1.380 tổ, đội quần chúng BVR- PCCCR thôn, xóm với 12.028 thành viên tham gia. Phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, lồng ghep, đa dạng phương

thức tuyên truyền với 12.170 lượt người, ... Xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện việc đào tạo, tập huấn và diễn tập cháy rừng nhằm nâng cao kiến thức và năng lực về công tác PCCCR, tổ chức thực hành sử dụng, bảo quản trang bị, dụng cụ BVR, PCCCR; .... (Tổng cục Lâm nghiệp, 2017b).

Thực hiện tốt Quyết định số 227/QĐ-UBND ngày 20/02/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Về việc ban hành quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội trong bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Xây dựng kế hoạch phối hợp nhằm chủ động ngăn chặn các vụ phá rừng, khai thác rừng trái phép, xử lý tụ điểm về vận chuyển, mua bán lâm sản; chuẩn bị lực lượng, phương tiện kịp thời hỗ trợ dập tắt đám cháy rừng khi mới phát sinh; báo cáo về Ban chỉ đạo Kế hoạch Bảo về và phát triển rừng để phối hợp chỉ đạo và huy động lực lượng khi cần thiết, ... (Tổng cục Lâm nghiệp, 2017b).

Qua những nội dung triển khai đồng bộ, có hiệu quả, tình hình vi phạm các quy định về QLBVR, PCCCR giảm, năm sau ít hơn so với năm trước; giảm các điểm nóng về khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép; các vụ cháy rừng được phát hiện sớm, xử lý kịp thời nên hạn chế được thiệt hại. Kinh nghiệm của tỉnh Hòa Bình để có được những thành công như trên:

Nâng cao trách nhiệm cấp ủy Đảng, chính quyền xã, xóm, chủ rừng, thực hiện nghiêm theo Điều 6, Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính Phủ. Kiện toàn Ban chỉ đạo về chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững các cấp; củng cố và duy trì tổ đội quần chúng BVR, PCCCR xóm, bản; đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ công tác của cán bộ hợp đồng BVR, PCCCR; tham mưu cho UBND các xã bổ sung và thay thế những người không hoàn thành nhiệm vụ (Tổng cục Lâm nghiệp, 2017b).

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáp dục pháp luật về BV&PTR, nâng cao trách nhiệm cho chủ rừng về BVR và đất lâm nghiệp. Đôn đốc các chủ rừng thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình về BVR, PCCCR. Xây dựng kế hoạch tập huấn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác BVR, PCCCR, nhất là cán bộ cấp xã và Kiểm lâm địa bàn. Thường xuyên duy tu bảo dưỡng các công trình PCCCR, đường băng cản lửa, các phương tiện, thiết bị phục vụ công tác PCCCR đảm bảo sẵn sằn ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra. Thường xuyên phối hợp các lực lượng, đoàn thể, đặc biệt là lực lượng Kiểm lâm, Công an và Quân đội để tổ chức kiểm tra các cơ sở chế biến lâm sản, truy quét các tụ điểm phá rừng ở các

xã, xóm; xử lý nghiêm tại xã các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng và những kẻ tiếp tay cho phá hoại rừng. Xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả công tác phối hợp QLBVR, PCCCR tại vùng giáp ranh với các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa và thành phố Hà Nội. Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017-2020 (Tổng cục Lâm nghiệp, 2017b).

2.2.2.2. Tỉnh Thừa Thiên Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế có đường biên giới dài khoảng 100 km, giáp hai tỉnh Salavan và Sê Kông của nước bạn Lào; hai cửa khẩu là Hồng Vân, A Đớt và tuyến đường bộ qua các cửa khẩu về thị trấn A Lưới và theo Quốc lộ 49 về Huế. Đây là thuận lợi cho sự hợp tác QLBVR, song cũng là thách thức trong việc tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển gỗ và động vật hoang dã trái phép. Trước yêu cầu bức thiết, những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các cơ quan chức năng (nòng cốt là lực lượng Kiểm lâm) thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo vệ ổn định lâm phận và tài nguyên như:

Phối hợp với Chi cục Thanh tra Lâm nghiệp tỉnh Sê Kông và tỉnh Salavan hợp tác QLBVR, động vật hoang dã khu vực biên giới giữa các tỉnh. Trước hết là việc quản lý chặt chẽ các hoạt động qua lại giữa các địa phương. Người dân khi qua lại biên giới phải dưới sự quản lý của cơ quan an ninh tại cửa khẩu. Việc qua lại cửa khẩu của cư dân phải được xác định rõ mục đích, chịu sự quản lý, kiểm tra chặt chẽ của các lực lượng chức năng. Mục tiêu cuối cùng là ngăn chặn người dân, các tổ chức lợi dụng sự sơ hở của cơ quan chức năng để khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản, động vật hoang dã trái phép.

Trong quá trình hợp tác, ngành lâm nghiệp các tỉnh của hai nước đã tăng cường tuyên truyền đến các tầng lớp Nhân dân về mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết, toàn diện. Hai bên thúc đẩy các họat động giao lưu, kết nghĩa, phòng, chống và xử lý các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản, tài nguyên thiên nhiên qua biên giới... Lực lượng liên ngành giữa các tỉnh tại cửa khẩu Hồng Vân và A Đớt phối hợp chặt chẽ, thường xuyên kiểm ra, kiểm soát, ngăn chặn kịp thời nhiều vụ khai thác, vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã, lâm sản trái phép qua biên giới (Hoàng Triều, 2017).

Tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm trong việc kiểm soát, ngăn chặn các hành vi phá rừng. Các bên thường xuyên phối hợp kiểm tra,

theo dõi nghiêm ngặt các họat động xuất khẩu, nhập khẩu gỗ, lâm sản và các loài động vật hoang dã tại cửa khẩu Hồng Vân- Cutai, A Đớt- Tà Vàng; phối hợp xử lý, giải quyết các trường hợp vi phạm trên cơ sở tuân thủ luật pháp của hai nước. Định kỳ 6 tháng, hai bên trao đổi thông tin, đối chiếu khối lượng gỗ, lâm sản và động vật hoang dã được xuất, nhập khẩu qua biên giới và theo dõi, cập nhật cơ sở dữ liệu. Triển khai dự án tăng cường, nâng cao năng lực công tác tuần tra, kiểm tra, BVR, động vật hoang dã, đa dạng sinh học, thông qua việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, bẫy ảnh, máy tính bảng theo dõi diễn biến tài nguyên rừng... (Hoàng Triều, 2017).

2.2.2.3. Tỉnh Sơn La

Để công tác PCCCR năm 2017 trên địa bàn tỉnh Sơn La đạt hiệu quả cao, kinh nghiệm của UBND tỉnh Sơn La là ban hành kế hoạch triển khai thực hiện PCCCR, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vi, tổ chức, cụ thể:

Truy tìm, xác định nguyên nhân chủ yếu những vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn tỉnh Sơn La là do con người sử dụng lửa bất cẩn. Vì vậy, tỉnh Sơn La xác định đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL về QLBVR, quản lý lâm sản và PCCCR. Nội dung tuyên truyền thiết thực, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp từng lứa tuổi, đối tượng; hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của cộng đồng trong PCCCR. Tổ chức ký cam kết BVR, PCCCR giữa hộ gia đình với trưởng bản, giữa trưởng bản với Chủ tịch UBND cấp xã, giữa Chủ tịch UBND cấp xã với Chủ tịch UBND cấp huyện; xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung quy ước, hương ước có nội dung BVR, PCCCR đến từng thôn, bản... (Nguyễn Nga, 2016).

Củng cố, tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng các cấp giai đoạn 2011-2020 (Ban chỉ đạo). Rà soát, bổ sung quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với lực lượng công an, quân đội, bộ đội biên phòng, cảnh sát môi trường, cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, dân quân tự vệ; quy chế phối hợp BVR, PCCCR trong vùng giáp ranh giữa Chi cục Kiểm lâm Sơn La với Chi cục Kiểm lâm các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình, Phú Thọ, Điện Biên, Yên Bái, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong BVR, PCCCR (Nguyễn Nga, 2016).

Rà soát, bổ sung, điều chỉnh phân vùng trọng điểm cháy rừng ngoài thực địa vào bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng đã được xác định như các khu rừng bị ảnh hưởng bởi băng giá đầu năm 2016, các khu rừng trồng đang trong

giai đoạn chăm sóc, các khu vực đang khoanh nuôi tái sinh; các khu rừng gần nương rẫy, gần khu dân cư; ... Khi thiết kế trồng rừng tập trung, chủ rừng phải xây dựng hệ thống các công trình PCCCR như đường băng cản lửa, chòi canh phát hiện lửa, bảng cấp dự báo cháy rừng, ... Cùng với việc thiết kế đường băng cản lửa, phải tận dụng các khe, đầm, hồ có sẵn để dự trữ nước cho việc chữa cháy rừng (Nguyễn Nga, 2016).

Trong mùa khô hanh dễ xảy ra cháy rừng, Ban chỉ đạo tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo các chủ rừng, lực lượng chức năng thường xuyên tuần tra, theo dõi phát hiện lửa rừng để kịp thời triển khai các biện pháp PCCCR, không để lửa cháy lan diện rộng. Tăng cường, bố trí lực lượng ở địa bàn xung yếu có nguy cơ cháy rừng cao, thường trực 24/24 giờ trong thời điểm nắng nóng kéo dài, thường xuyên kiểm soát nghiêm ngặt người, phương tiện ra vào rừng. Tổ chức kiểm tra công tác phòng cháy rừng, đảm bảo mọi hoạt động PCCCR ở địa phương thực hiện theo đúng phương án đã xây dựng và phê duyệt. Trong công tác chữa cháy, thực hiện theo đúng phương châm bốn tại chỗ “chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ”. Khi phát hiện có cháy, Ban chỉ đạo phải xem xét tình hình cụ thể, tính chất, quy mô đám cháy, địa hình, tốc độ gió, tốc độ lan tràn để chỉ huy, huy động lực lượng và phương tiện, dụng cụ chữa cháy thích hợp (Nguyễn Nga, 2016).

2.2.3. Những bài học rút ra từ kinh nghiệm thế giới và trong nước trong quản lý nhà nước về bảo vệ rừng đối với huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Qua những kinh nghiệm trên thế giới và trong nước trong QLNN về BVR, một số bài học mà Huyện Tam Đảo nên áp dụng để có những quyết pháp đúng đắn trong việc BV&PTR trên địa bàn như sau:

Thứ nhất: Đẩy mạnh tuyên truyền, PBGDPL, nâng cáo ý thức, nhận thức của người dân trong công tác quản lý BV&PTR.

Phổ biến, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, nội dung quy định pháp luật về BVR từ các cơ quan, ban, ngành, đoàn thế, chính quyền và đến tận người dân. Trong đó tập trung tuyên truyền các đối tượng là hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất, giao rừng tự nhiên, các hộ nhận khoán rừng tự nhiên đề người dân hiểu, thực hiện đúng quy định pháp luật trong việc bảo vệ rừng. Tổ chức ký cam kết với các hộ gia đình, cá nhân được giao đất, giao rừng trong công tác BVR, PCCCR.

Tổ chức tập huấn, hướng dẫn người dân thực hiện tốt công tác BV&PTR, PCCCR, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng theo quy định để nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế từ rừng, hạn chế tình trạng phá rừng tự nhiên để trồng rừng nguyên liệu.

Thứ hai: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ngành, cơ quan chức năng, chính quyền, thực hiện tốt chức năng QLNN về BVR và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Lực lượng Kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong, ngoài địa bàn tăng cường kiểm tra các khu vực trọng điểm cháy rừng, truy quét các khu vực trọng điểm có nguy cơ bị phá rừng, lấn chiếm rừng trái pháp luật, xử lý nghiêm các vụ vi phạm, nhất là xem xét xử lý hình sự đối với các vụ việc nghiêm trọng, các địa bàn có tình hình phá rừng phức tạp để răn đe, phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời hành vi phá rừng của người dân.

Thứ ba: Chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng chương trình, kế hoạch BVR; phương án, dự án phòng chống các hành vị vi phạm pháp luật trong lĩnh vực QLBVR, PCCCR. Đồng thời giao nhiệm vụ, gắn trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác BVR.

Thứ tư: Tổ chức rà soát, đánh giá xác định hiện trạng các loại rừng để đề xuất các giải pháp QLBVR và phát triển rừng có hiệu quả. Tập trung chỉ đạo, xây dựng các mô hình QLBVR và phát triển rừng tự nhiên bền vững, hiệu quả để nhân rộng; giảm áp lực của người dân đối với rừng tự nhiên, từ đó giảm tình trạng khai thác rừng trái pháp luật.

Thứ năm: Thực hiện việc rà soát, đánh giá, kiểm tra, giám sát việc giao khoán rừng và đất lâm nghiệp tại các đơn vị chủ rừng, các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân. Chấn trỉnh kịp thời các trường hợp để xảy ra sai phạm, chuyển nhượng không đúng mục đích. Kiên quyết thanh lý, chấm dứt hợp đồng đối với các hộ gia đình, cá nhân vị phạm hợp đồng để rừng bị phá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)