Kiểm lâm. Cụ thể rà soát, sắp xếp biên chế đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ được giao, ưu tiên tăng cường lực lượng Kiểm lâm địa bàn xã để BVR tại cơ sở và những trọng điểm về phá rừng, cháy rừng, ít nhất phải đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 119/2006/NĐ-CP và Nghị định số 117/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Sắp xếp, bố trí và luân chuyển Kiểm lâm địa bàn phù hợp trình độ năng lực chuyên môn và sức khỏe; chỉ đạo và giám sát Kiểm lâm địa bàn tăng cường thời gian bám địa bàn, bám dân, bám rừng; chủ động tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền xã thực hiện chức năng QLNN về lâm nghiệp, tham gia đầy đủ các cuộc họp giao ban của UBND, các cuộc họp HĐND xã, các cuộc họp tiếp xúc cử tri tổ chức trên địa bàn xã để kịp thời giải đáp kịp thời những đề xuất, kiến nghị của cử tri liên quan đến công tác QLBVR.
Gắn trách nhiệm cụ thể cho cơ quan liên quan trong hoạt động BVR như: UBND cấp xã , Công an huyện, Ban chỉ huy Quân sự huyện, các chủ rừng (VQG Tam Đảo, Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc và các chủ rừng lớn khác) và cá nhân người đứng đầu các đơn vị, tổ chức trên. Trong đó xác định vị trí, vai trò, nhiệm vụ cụ thể:
Chủ rừng: Chủ rừng phải chịu trách nhiệm bảo vệ diện tích rừng, đất lâm nghiệp được Nhà nước giao, cho thuê theo quy định hiện hành của pháp luật. Các chủ rừng có diện tích rừng từ 1.000 ha trở lên phải tổ chức xây dựng lực lượng BVR chuyên trách, đảm bảo lực lượng BVR chuyên trách được trang bị đồng phục và một số công cụ hỗ trợ thiết yếu, có quyền hạn, trách nhiệm tổ chức phòng ngừa đấu tranh ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật BVR, PCCCR từ khi mới phát sinh tại cơ sở. Ở các xã có diện tích rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã trực tiếp quản lý phải tổ chức lực lượng BVR đáp ứng yêu cầu thực tiễn tại địa phương.
Thông tin thường xuyên, kịp thời với các cơ quan chức năng về tình trạng rừng, những tác động xấu trên diện tích rừng do mình quản lý. Đồng thời, phối hợp tổ chức đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về hoạt động BVR cho lực lượng BVR chuyên trách để đáp ứng tốt mục tiêu đề ra.
Lực lượng Công an: Chủ động trong việc thực hiện Quy chế phối hợp giữa Công an – Quân đội – Kiểm lâm trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và BVR; điều tra, xác minh, truy tìm thủ phạm phá rừng, đốt rừng, kinh doanh buôn bán lâm sản trái phép để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với lực lượng Kiểm lâm: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, truy quét các tụ điểm tập kết, kinh doanh chế biến, vận chuyển, buôn bán lâm sản, động vật và các sản phẩm từ rừng trái phép; thường xuyên kiểm tra đột xuất, quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ, các có sở gây, nuôi động vật hoang dã quý hiếm,…rà soát và xử lý dứt điểm vi phạm trong lĩnh vực BVR theo quy định pháp luật.
Lực lượng Quân đội: Tiếp tục tuyên truyền, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bảo vệ tốt diện tích rừng được giao quản lý; chủ động phối hợp với các ngành liên quan (Kiểm lâm, Công an) xây dựng kế hoạch huy động lực lượng tập trung giải quyết dứt điểm những điểm nóng về phá rừng; chủ động ngay các phương án hiệp đồng tác chiến với các đơn vị Quân đội đóng trên địa bàn, sẵn sàng huy động lực lượng bộ đội, dân quân tự vệ, phương tiện tham gia BVR, chữa cháy rừng khi có tình huống xẩy ra cháy lớn.
Những đơn vị, cá nhân không tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ QLBVR, không có biện pháp giải quyết dứt điểm các điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng, mua bán và vận chuyển gỗ trái phép trong lĩnh vực do mình phụ trách, quản lý thì phải chịu trách nhiệm và người đứng đầu phải luân chuyển, bố trí công việc khác.
Tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Kiểm lâm với những nội dung sát với yêu cầu nhiệm vụ như: Kỹ năng tuyên truyền pháp luật, vận động quần chúng tham gia BVR; nâng cao kỹ năng sử dụng các loại máy định vị, các thiết bị tin học văn phòng; cập nhật và sử dụng các phần mềm bản đồ số; nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ...
Cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch mở lớp tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng Kiểm lâm nói riêng, lực lượng BVR nói chung nhằm tiếp tục thực hiện xã hội hóa công tác BV&PTR, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi xâm hại rừng theo đúng pháp luật. Nội dung tập huấn cần tập trung gợi mở vấn đề, tình huống xảy ra, phương pháp xử lý tình huống đó trong thực tiễn sẽ làm người học dễ tiếp thu hơn.
Hạt Kiểm lâm làm việc với UBND xã bố trí sắp xếp nơi làm việc, nơi ở cho Kiểm lâm địa bàn. Đồng thời tranh thủ các nguồn vốn từ thực hiện các dự án, quỹ BV&PTR xã từng bước trang bị những phương tiện thiết yếu như bản đồ, máy định vị, máy tính đảm bảo phục vụ công tác chuyên môn.
Tập huấn cho Lực lượng Kiểm lâm sử dụng thành thạo vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác có hiệu quả hệ thống thông tin vô tuyến điện, các thành tựu khoa học, công nghệ trong lĩnh vực BVR. Thường xuyên luyện tập, huấn luyện võ thuật để rèn luyện sức khỏe, nâng cao bản lĩnh trong đấu tranh với các đối tượng vi phạm pháp luật BV&PTR;
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
Những năm gần đây công tác QLNN về BVR trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều thành tích quan trọng, góp phần vào phát triển ổn định, bền vững tài nguyên rừng, thúc đẩy phát triển KT-XH.
Với mục tiêu của đề tài là đưa ra những giải pháp tăng cường QLNN về BVR trên địa bàn huyện Tam Đảo, luận văn đã hoàn thành nội dung sau:
- Luận văn góp phần hoàn thiện những cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về BVR, qua đó rút ra được một số kinh nghiệm nhằm tăng cường QLNN về BVR như sau:
+ Đẩy mạnh tuyên truyền, PBGDPL, nâng cao ý thức, nhận thức của người dân trong công tác QLBVR.
+ Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ngành, cơ quan chức năng, chính quyền thực hiện tốt chức năng QLNN về BVR và đất lâm nghiệp.
+ Chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch BVR, phương án, dự án phòng chống các hành vi vi phạm trong lĩnh vực QLBVR, PCCR. Đồng thời giao nhiệm vụ cụ thế cho các thành viên.
+ Tổ chức rà soát, đánh giá hiện trạng các loại rừng; kiểm tra, giám sát việc giao khoán rừng và đất lâm nghiệp.
- Qua phân tích thực trạng và yếu tố ảnh hưởng tới QLNN về BVR trên địa bàn huyện Tam Đảo giai đoạn 2014-2017, tác giả thu được kết quả sau:
+ UBND huyện đã tiếp nhận và triển khai 128 văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương ban hành. Đồng thời xây dựng, ban hành 115 văn bản pháp luật, qua đó truyền tải được các thông tin chính thống, thiết yếu tới người dân, giúp họ tiếp cận với các chính sách pháp luật, qua đó nâng cao trình độ, giúp thu nhập, cải thiện đời sống;
+ Huyện Tam Đảo cơ bản đã kiện toàn lực lượng PCCCR các cấp bao gồm 09 Ban chỉ huy PCTT&TKCN cấp xã với 120 thành viên; 36 tổ, đội xung kích PCCCR, BVR với 500 thành viên; hướng dẫn Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc, VQG Tam Đảo kiện toàn 02 Ban chỉ huy PCCCR,BVR. Xây dựng phương án PCCCR: 01 phương án cấp huyện; 02 phương án của Trung tâm PTLNN Vĩnh
Phúc và VQG Tam Đảo; 09 phương án cấp xã. UBND huyện tổ chức xác định 23 khu vực trọng điểm hay xảy ra cháy rừng với tổng diện tích 2.965 ha; đầu tư trang thiết bị PCCCR, đồng thời xây dựng phương án và tổ chức diễn tập chữa cháy rừng tối ưu với sự tham gia các cơ quan, tổ chức và người dân. Qua đó giúp kiểm soát và thực hiện chữa cháy rừng được chủ động, tích cực giảm số vụ cháy rừng, diện tích cháy rừng và diện tích thiệt hại.
+ Lực lượng BVR đã thực hiện 596 lượt tuần tra rừng; 135 cuộc thanh tra, kiểm tra. Qua đó lực lượng BVR đã phát hiện 97 vụ vi phạm trong pháp luật BVR, xử lý 89 vụ, 08 vụ đang trong quá trình điều tra. Việc tuần tra, thanh tra, kiểm tra là cơ sở để xử lý, đảm bảo công bằng xã hội; ngoài ra kịp thời phát hiện những kẻ hở trong hệ thống pháp luật BVR, từ đó đưa ra đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, tạo hành lang pháp lý vững chắc.
+ Công tác tuyên truyền, PBGDPL về BVR được thực hiện thường xuyên, có tính kế thừa, phát triển. Rất nhiều hoạt động đã được thực hiện như: mở 09 lớp tập huấn; tổ chức 403 buổi tuyên truyền; in, phát 13.000 tờ rơi; tổ chức 23 buổi tuyên truyền lưu động; 43 bài báo, phóng sự; phát thanh 224 lần… Qua đó nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân địa phương, nâng cao hiệu quả BVR.
+ Lực lượng BVR bao gồm lực lượng Kiểm lâm: 04 người Hạt Kiểm lâm huyện Tam Đảo, 25 người Hạt Kiểm lâm VQG Tam Đảo; lực lượng BVR chuyên trách: 10 người Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc; tổ, đội xung kích PCCCR, BVR: 500 người thuộc các xã, thị trấn; các lực lượng trên hàng năm được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác xây dựng, đào tạo và củng cổ lực lượng BVR chỉ ra lực lượng BVR phải đổi mới về chất , từ tổ chức, xây dựng lực lượng đến tư duy và phương pháp hoạt động.
- Trên cơ sở phân tích những thực trạng, tác giả chỉ ra được tồn tại, hạn chế cần khắc phục như:
+ Trình độ, năng lực của cán bộ làm công tác quản lý còn hạn chế; + Cơ sở vật chất, hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; + Kinh phí hoạt động, đầu tư còn thấp;
+ Công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức còn hạn chế.
Với những định hướng trong phát triển KT-XH địa phương, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững tài nguyên rừng. Tác giả đã đưa ra một số giải pháp cụ
thể và nhấn mạnh vào hai giải pháp về “Tuần tra rừng, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm” và “Xây dựng, đào tạo, củng cố lực lượng bảo vệ rừng BVR” là nền tảng, vừa có tính cấp thiết, vừa có tính ổn định phát triển lâu dài.
5.2. KIẾN NGHỊ
Còn nhiều giải pháp khác nhằm tăng cường công tác QLNN về BVR, nhưng do phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ tập trung tại những giải pháp nêu trên. Qua đây, tác giả đề xuất một số kiến nghị với cơ quan chức năng cụ thể là:
5.2.1. Kiến nghị với Chính phủ
- Chính sách hỗ trợ kinh phí cho UBND cấp xã tổ chức QLBVR;
- Chính sách hỗ trợ kinh phí cho việc tổ chức các hoạt động chống chặt, phá rừng và PCCCR;
- Chính sách đối với lực lượng BVR ở cơ sở; - Chính sách đồng quản lý rừng;
- Chính sách hưởng lợi từ bảo vệ rừng.
5.2.1. Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và PTNT
- Giải pháp di dân ra khỏi VQG Tam Đảo.
- Quy hoạch, xác định ổn định lâm phận các loại rừng.
- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, ứng dụng công nghệ tin học GIS, viễn thám vào công tác BVR, theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp và các vụ vi phạm pháp luật BVR.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2017). Chỉ thị số 13/CT-TW ngày 12/01/2017 V/v tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng, Hà Nội.
2. Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Tam Đảo (2014). Báo cáo tổng kết công tác PCTT&TCKN năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015, Vĩnh Phúc.
3. Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Tam Đảo (2015). Báo cáo tổng kết công tác PCTT&TCKN năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2016, Vĩnh Phúc.
4. Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Tam Đảo (2016). Báo cáo tổng kết công tác PCTT&TCKN năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2017, Vĩnh Phúc.
5. Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Tam Đảo (2017). Báo cáo tổng kết công tác PCTT&TCKN năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2018, Vĩnh Phúc.
6. Bế Minh Châu (2012). Quản lý lửa rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011). Chỉ thị số 3714/CT-BNN-TCLN ngày
15/12/2011 Kiểm lâm các cấp đã tăng cường tự chấn chỉnh nội bộ trong hoạt động công vụ, Hà Nội.
8. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2013a). Đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2014-2020, Hà Nội.
9. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2013b). Báo cáo đánh giá 10 năm thực hiện Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004, Hà Nội.
10. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2016). Quyết định số 3158/QĐ-BNN-TCLN ngày 27/7/2016 về Công bố hiện trạng rừng năm 2015, Hà Nội.
11. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2017a). Quyết định số 1819/QĐ-BNN-TCLN ngày 16/5/2017 về Công bố hiện trạng rừng năm 2016, Hà Nội.
12. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2017b). Thông tư số 08/2017/TT-BNNPTNT ngày 28/3/2017 Quy định về tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ và trang phục đối với lực lượng BVR chuyên trách của chủ rừng, Hà Nội
13. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2018a). Quyết định số 1187/QĐ-BNN-TCLN ngày 03/4/2018 về Công bố hiện trạng rừng năm 2017, Hà Nội.
14. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2018b). Quyết định 687/QĐ-BNN-PC ngày 27/02/2018 về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực
thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT tính đến ngày 31/12/2017, Hà Nội.
15. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công an (2014). Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-BNNPTNT-BCA ngày 22/01/2014 Quy định về trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ của lực lượng kiểm lâm và lực lượng BVR chuyên trách, Hà Nội.
16. Bùi Khắc Việt (1997). Kỹ thuật và ngôn ngữ soạn thảo văn bản quản lý nhà nước, Nhà xuất bản Khoa học và xã hội, Hà Nội.
17. Chính phủ (2006a). Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng, Hà Nội.
18. Chính phủ (2006b). Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 quy định về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm, Hà Nội.
19. Chính phủ (2006c). Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Hà Nội.
20. Chính phủ (2010). Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng, Hà Nội.
21. Chính phủ (2013). Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Hà Nội.
22. Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản(2015). Hướng dẫn thực hiện tuần tra rừng cấp bản, Hà Nội.
23. Cục Kiểm lâm (2014). Tài liệu tập huấn công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
24. Cục Kiểm lâm (2016). Báo cáo số 757/BC-KL-VP ngày 08/12/2016 về Tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2017, Hà Nội.
25. Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh (2012). Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật, Nhà xuất bản Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.