Tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 86 - 91)

huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Theo kết quả điều tra, 69/90 người được phòng vấn (chiếm 76,67%) cho rằng cần nâng cao hiệu quả công tác QLNN về BVR của cơ cơ quan, tổ chức nhà

nước. Lý do là do công tác QLNN về BVR còn những tồn tại, hạn chế như sau: Văn bản pháp luật được ban hành còn chưa đúng trọng tâm, trọng điểm, chưa bám sát vào tình hình KT-XH địa phương, thực tiễn hoạt động BVR trên địa bàn, cũng như khả năng thực hiện của các đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Nội dung này được cán bộ quản lý đánh giá ở mức kém (MBQ 2,6). Những tồn tại, hạn chế nêu trên chỉ ra tình trạng các văn bản pháp luật khi đi vào thực tiễn đời sống văn bản chỉ đạo của cơ quan nhà nước không thể hoặc khó có thể triển khai thực hiện được (ví dụ như Văn bản số 3189/UBND-NN3 ngày 12/4/2015 về Triển khai thực hiện hỗ trợ kinh phí phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ rừng tỉnh năm 2015, trong đó quy định kinh phí hỗ trợ lực lượng và phương tiện tham gia chữa cháy rừng, BVR do cơ quan nào huy động thì có trách nhiệm chi trả, hỗ trợ; tuy nhiên thực tế ở các Ban chỉ huy PCTT&TKCN cấp xã và cấp huyện không có kinh phí để thực hiện hỗ trợ mà phải xin cấp tỉnh (có trường hợp được, có trường hợp không được), dẫn đến tình trạng lực lượng tham gia chữa cháy thiếu chủ động, không tích cực, đặc biệt là lực lượng nhân dân quần chúng địa phương; ...).

Bảng 4.15. Đánh giá nội dung văn bản pháp luật năm 2017 Nội dung đánh giá

UBND Đạo Trù UBND Đại Đình UBND Hồ Sơn UBND huyện Tam Đảo

Tổng số văn bản pháp luật ban hành năm 2017 21 24 29 38 Đảm bảo kế thừa, truyền đạt các nội dung

BVR, PCCCR theo đặc điểm địa phương 9 14 20 36 Sao chép y nguyên, gần y nguyên nội dung

văn bản cấp trên 6 5 3 1 Sao chép địa phương khác 4 5 5 1 Có một số nội dung chưa đúng quy định pháp

luật về BVR, PCCCR 2 0 1 0 Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Hoạt động xây dựng, ban hành văn bản pháp luật về BVR của các cơ quan nhà nước vẫn còn không ít sai sót, hạn chế, chất lượng chưa cao, số lượng văn bản dưới luật quá lớn, dẫn đến khó kiểm soát được tính hợp hiến, hợp pháp, chồng chéo, mâu thuẫn. Bởi vậy, khi văn bản được ban hành thì hoạt động của các cơ quan quản lý gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện và triển khai, đồng thời gây

ảnh hưởng đến nhiều mặt trong hoạt động BVR, thậm chí để lại những hậu quả khó khắc phục. Đặc biệt là chính quyền cấp xã còn trường hợp lấy số lượng làm thành tích, thông tin cóp nhặt dẫn đến tình trạng các chỉ đạo chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa góp ích nhiều trong công tác BVR; hoặc khi ban hành văn bản còn có nội dung chưa đúng quy định pháp luật (xã Đạo Trù 2 văn bản, xã Hồ Sơn 1 văn bản) như định xử phạt trái thẩm quyền, hay hướng dẫn chi trả kinh phí khoán BVR không đúng quy định, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.

Thời tiết diễn biến thất thường, mùa khô kéo dài, lượng mưa trong năm ít, cháy rừng diễn ra bất kể mùa nào và không theo quy luật như các năm trước, rừng Tam Đảo có diện tích lớn, độ dốc cao, thực bì dưới tán rừng dày, vật liệu cháy nhiều, rất đa dạng và phong phú, vì vậy rất dễ bắt lửa và có nhiều nguy cơ cháy lan, cháy lớn, đặc biệt là các khu rừng trồng thông, rừng giang, nứa, và cỏ tranh, tế guột dưới tán rừng cộng với khu vực trọng điểm cháy rừng xa tầm quản lý của người dân địa phương và cơ quan nhà nước nên khó xác định được thời điểm cháy, nguyên nhân gây cháy.

Lực lượng Kiểm lâm được giao nhiệm vụ là nóng cốt trong công tác PCCCR, nhưng lại rất mỏng và phân tán; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về PCCCR còn hạn chế.

Hệ thống đường cứu hộ chưa hoàn thiện nên việc tiếp cận đám cháy rất khó khăn. Chữa cháy rừng chỉ áp dụng được các biện pháp chữa cháy thủ công, sử dụng các dụng cụ thô sơ, trang thiết bị cho công tác PCCCR chưa đáp ứng yêu cầu (chủ yếu là phương tiện thô sơ: cuốc, xẻng, dao phát, vỉ dập lửa…). Do vậy, khi đám cháy xảy ra, mặc dù đã huy động rất nhiều người tham gia song hiệu quả chữa cháy rừng còn thấp, không triển khai được các biện pháp chữa cháy bằng các phương tiện hiện đại;

Công tác chỉ đạo, điều hành còn chậm do nắm bắt thông tin không kịp thời, thiếu chính xác, thiếu phương tiện, trang bị phục vụ chỉ đạo, chỉ huy. Nhiều vụ cháy rừng phát hiện muộn, khi lực lượng chữa cháy rừng tiếp cận, đám cháy đã lan ra nhiều điểm, gây khó khăn trong công tác chữa cháy. Sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia chữa cháy rừng chưa nhịp nhàng, hiệu quả thấp.

Đánh giá “Công tác phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động PCCCR” ở mức kém (MBQ 2,6). Nguyên nhân do chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia chữa cháy chưa đáp ứng được nhiệm vụ nặng nề về PCCCR nên chưa

động viên, khuyến khích mọi lực lượng tham gia chữa cháy một cách chủ động và tích cực.

Công tác dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm điểm cháy bước đầu đã được triển khai trên địa bàn nhưng còn nhiều hạn chế.

Vần còn các hoạt động sản xuất của người dân đốt rừng làm nương rẫy, đốt than, hun khói lấy mật ong và các hoạt động khác như hoạt động du lịch sinh thái tại địa phương, sản xuất lâm nghiệp, xử lý thực bì không đúng quy trình đều gây ra cháy rừng.

Nguyên nhân các vụ cháy thường không xác định được thủ phạm, không có biện pháp xử lý nên không kiểm soát được tình trạng cháy rừng.

Hoạt động tuần tra rừng tuy được thực hiện thường xuyên nhưng việc phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật qua hoạt động tuần tra rừng còn khiêm tốn, chủ yếu phát hiện được vi phạm nhỏ lẻ (vi phạm quy định về thủ tục hành chính trong khai thác rừng; vi phạm về đất lâm nghiệp…), những vụ có tính chất nguy hiểm, phức tạp (Phá rừng, khai thác rừng trái phép…) phát hiện được chủ yếu qua tin báo, tố giác của nhân dân. Lực lượng tuần tra mỏng, công cụ hỗ trợ không đáp ứng yêu cầu, chủ yếu là công cụ thô sơ, nghiệp vụ còn hạn chế, khi phát hiện trực tiếp các hành vi vi phạm như phá rừng, khai thác rừng, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép rất khó để bắt giữ các nhóm đối tượng này mà chỉ dừng được hoạt động trái phép đang xảy ra hoặc tịch thu tang vật, phương tiện; Đặc biệt, khi lượng chức năng thực hiện việc ngăn chặn, xử lý đối với hành vi vi phạm thì có tình trạng chống người thi hành công vụ, kích động nhân dân chống lại lực lượng để tẩu tán tài sản, con người gây khó khăn cho quá trình điều tra, xử lý.

Trường hợp tổ tuần tra là lực lượng người dân địa phương, khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về BVR, nhưng đối tượng lại là người thân quen, gia đình nên không tiến hành xử lý, báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết gây khó khăn trong công tác quản lý.

Đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về “Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong hoạt động tuần tra, thanh tra, kiểm tra, và xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ rừng” khá tương đồng: Theo bảng 4.16 có tới 36/90 người dân địa phương chọn không tốt (chiếm 40 %); theo đánh giá của cán bộ quản lý thì đạt mức kém (MBQ 2,9), qua đây phản ánh công tác phối hợp giữa các cơ quan

trong hoạt động thanh tra, kiểm tra,… còn chưa thống nhất; còn tình trạng một trường hợp vi phạm nhưng có nhiều đoàn thực hiện việc thanh tra, kiểm tra; kết luận của các đoàn có sự khác biệt; cá biệt có những hành vi vi phạm công khai, gây thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng nhưng chưa được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, đúng pháp luật, khiến nhân dân có tâm lý hoang mang, không tin tưởng vào cơ quan nhà nước.

Bảng 4.16. Đánh giá của người dân sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong hoạt động

tuần tra, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ rừng Số người chọn (n=90) Tỷ lệ (%) Tốt 32 35,50 Bình thường 22 24,50 Không tốt 36 40,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Nội dung “Năng lực, trách nhiệm chính quyền cấp xã trong công tác BVR” đánh giá ở đạt mức kém (MBQ 2,3). Chính quyền địa phương cấp xã chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm QLNN về công tác QLBVR, thiếu cương quyết trong chỉ đạo, các biện pháp BVR chưa thường xuyên, đồng bộ (gần 70% số vụ vi phạm xảy ra nhưng chính quyền địa phương không biết để xử lý, chỉ khi lực lượng chức năng của huyện, tỉnh vào cuộc thì địa phương mới biết, tình trạng không phối hợp vẫn diễn ra).

Năng lực, kĩ năng tuyên truyền, PBGDPL của đội ngũ cán bộ còn yếu kém, dẫn đến khó truyền đạt hết thông tin; phương pháp và nội dung truyền đạt đôi khi còn là hình thức, chưa phong phú, chưa phù hợp với trình độ, phong tục tập quán của đồng bảo trong huyện dẫn đến hiệu quả chưa cao.

Nhiều hoạt động tuyên truyền, PBGDPL phải lồng ghép với chương trình khác, vì thế nội dung thông tin ít, loãng, không gây được sự chú ý của người dân.

Sự quan tâm của một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở về công tác tuyên truyền, PBGDPL chưa tương xứng với vai trò và tầm quan trọng của công tác này; chưa coi trọng công tác này, ảnh hưởng đến công tác phối hợp, triển khai thực hiện chung.

Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý cho thấy nguồn lực về con người trong công tác QLNN và trong hoạt động BVR rất thấp, ở mức kém (MBQ 2,8).

Chất lượng công việc chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế một phần do lực lượng mỏng nên một đồng chí Kiểm lâm phải kiêm nhiệm nhiều công việc (Thủ kho, thủ quỹ, văn thư, kiểm lâm địa bàn, phụ trách kỹ thuật, công tác pháp chế,…) dẫn đến.

Cán bộ Kiểm lâm VQG Tam Đảo khó có thể đi sâu, đi sát vào địa bàn cụ thể, nắm rõ tâm tư, nguyện vọng nhân dân trong vùng để có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục, BVR là do VQG Tam Đảo nằm trên địa bàn của 03 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang; công tác luân chuyển cán bộ giữa các đơn vị trong Hạt Kiểm lâm VQG Tam Đảo được thực hiện thường xuyên.

Lực lượng BVR là tổ, đội xung kích BVR, PCCCR chủ yếu là người dân tại chỗ ở địa phương, trình độ nhận thức còn hạn chế, ít được đào tạo, huấn luyện, thực hiện nhiệm vụ chủ yếu dựa theo kinh nghiệm và trang bị những thiết bị, công cụ tối thiểu phục vụ công tác BVR, PCCCR.

Đánh giá nguồn lực về kinh phí cho các hoạt động BVR ở mức kém (MBQ 2,3). Nguồn kinh phí chi trả cho tổ, đội xung kích BVR, PCCCR chủ yếu do nguồn thu của địa phương nên rất thấp, khiến thành viên không mặn mà với công việc.

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐẢO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 86 - 91)