NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 45)

Ở nước ta hiện nay có một số công trình nghiên cứu liên quan về công tác BVR như:

- Luận án Tiến sĩ Luật học: “Quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay” của Hà Công Tuấn, 2006, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận án đã chỉ ra bốn đặc trưng QLNN bằng

pháp luật trong lĩnh vực BVR gồm: sự kết hợp giữa pháp luật với luật tục, hương ước của các cộng đồng dân cư trong QLBVR; ưu thế nổi trội của các biện pháp pháp lý trong phòng ngừa hành vi xâm hại rừng; sự kết hợp giữa biện pháp KT- XH với biện pháp pháp lý trong QLBVR; tính đặc thù của các biện pháp kỹ thuật trong QLBVR. Đồng thời, luận án cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm như: Tổ chức hệ thống các cơ quan QLBVR (Kiểm lâm) thống nhất từ Trung ương đến địa phương; phân chia lâm phận quốc gia thành ba loại rừng (trong khi các nước chia thành hai loại rừng) gắn với việc quy định chế độ quản lý tương ứng; xã hội hóa công tác BVR; kinh nghiệm về việc xử lý vi phạm QLBVR. Theo tác giả, Luận án đã nghiên cứu và đề xuất một số vấn đề cụ thể sau nhằm tăng cường hiệu quả QLNN trong lĩnh vực BVR như:

Đề xuất hệ thống hoá luật tục truyền thống, hướng dẫn, hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng dân cư xây dưng và thực hiện quy ước bảo vệ rừng; kết hợp sử dụng có hiệu quả công cụ pháp luật với luật tục, hương ước của cộng đồng trong quản lý bảo vệ rừng;

Đề xuất các quy định về trách nhiệm quản lý rừng đối với chính quyền các cấp như: quản lý quy hoạch rừng bền vững, tổ chức các hoạt động chống chặt phá rừng, PCCCR trên địa bàn.

Xác định chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm với Công an, Quân đội trong các hoạt động chống chặt phá rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về QLBVR;

Đề xuất chế độ phụ cấp ưu đãi nghề cho lực lượng Kiểm lâm (20% cho công chức công tác ở Chi cục Kiểm lâm đến 50 % cho công chức kiểm lâm địa bàn cấp xã); áp dụng chính sách thương binh liệt sĩ cho công chức kiểm lâm bị thương, bị hy sinh trong khi thi hành công vụ; đồng thời quy định chế độ trách nhiệm đối với công chức kiểm lâm khi để xảy ra tình trạng rừng bị xâm hại trên địa bàn quản lý.

- Luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế: “Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở tỉnh Hà Giang” của Hoàng Văn Tuấn, 2015, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Luận văn đã chỉ được ra những hạn chế trong công tác QLNN về BVR như công tác tổ chức bộ máy thiếu thống nhất, chưa hợp lý; hoạt động ban hành văn bản QPPL chưa được chú trọng đúng mức, còn sao chép văn bản cấp trên, dẫn đến chồng chéo trong hệ thống văn bản, tính khả thi không cao sau khi

văn bản được ban hành; công tác quy hoạch rừng và thực thi chính sách trong lĩnh vực BVR còn nhiều bất cập; công tác thanh tra, kiểm tra còn mang nặng tính hình thức; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực BVR còn bộc lộ nhiều hạn chế về năng lực, kĩ năng tuyên truyền kém, phương pháp tuyên truyền chưa phong phú …. Qua đó là cơ sở để xuất những vấn đề cấp bách nhằm giải quyết những tồn tại trong công tác QLNN về BVR hiện nay, bao gồm các nội dung:

Tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý, ở cấp tỉnh: cần sáp nhật Chi cục Kiểm lâm và Chi cục Lâm nghiệp vào làm một để tạo sự thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai các hoạt động BVR; ở cấp huyện: Chuyển nhiệm vụ tham mưu QLNN về Lâm nghiệp từ phòng Nông nghiệp và PTNT sang các Hạt Kiểm lâm.

Tăng biên chế cho lực lượng Kiểm lâm (theo quy định tại Nghị định 119/2006/NĐ-CP (Chính phủ, 2006b) và Nghị định số 117/2010/NĐ-CP (Chính phủ, 2010) để tăng cường xuống địa bàn tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện tốt chức năng QLNN về lâm nghiệp;

Đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ Kiểm lâm về hoạt động chuyên ngành, hoạt động thanh tra, pháp chế, hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục; đồng thời đầu tư các trang thiết bị, phương tiện, cơ sở vật chất để phục vụ công tác QLBVR, PCCCR.

Hoàn thành chủ trương giao đất, giao rừng, hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số đang gặp nhiều khó khăn gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo; đề xuất xây dựng chính sách về BVR theo hướng đảm bảo lợi ích người làm nghề rừng, người trực tiếp tham gia BVR, tạo động lực thu hút cho công tác BV&PTR;

Đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư BVR, chuyển từ hình thức khoán BVR hiện tại (5 năm) sang hình thức khoán 50 năm và nâng cao mức khoán từ 50.000 đồng/ha lên ít nhất 100.000 đồng/ha để khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia nhận khoán BVR;

Huy động các nguồn vốn: Ngân sách, thuế, phí dịch vụ môi trường rừng, quỹ bảo vệ và phát triển rừng ... có cơ chế quản lý, sở dụng hợp lý, ưu tiên đầu tư cho các hộ dân nghèo sống gần rừng để phát triển kinh tế thông qua việc trồng rừng, góp phần vào công tác QLBVR.

- Luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế: “Tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang” của Nguyễn Văn Thủy, 2014, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. Luận văn sử dụng phương pháp liệt kê, phân tích cụ thể số liệu, chỉ tiêu, qua đó đánh giá được kết quả thực hiện công tác QLBVR trên địa bàn, đồng thời đề ra các giải pháp chính để tăng đẩy mạnh cơ chế, chính sách giúp người dân ổn định, phát triển kinh tế từ nghề rừng;

Tăng cường giao đất, giao rừng: Trong đó tác giả nhấn mạnh vào việc tăng cường, phân trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, tổ chức; đồng thời thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định nhà nước về quản lý giống cây trồng, quy trình kỹ thuật, việc chấp hành pháp luật về công tác QLBVR;

Tăng cường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho hộ gia đình: Để tất cả diện tích đất rừng và đất lâm nghiệp đều có chủ quản lý cần hoàn thiện hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp; qua đó xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý rừng toàn huyện, giúp công tác QLNN được dễ dàng trong khâu quản lý, kiểm tra.

Tăng cường chuyển giao công nghệ và hoạt động khuyến lâm: Chuyển giao và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiến tiến vào sản xuất lâm nghiệp. Đặc biệt áp dụng công nghệ mô hom vào sản xuất cây con đối với một só loại cây vừa cho hiệu quả kinh tế, vừa phát huy chức năng phòng hộ, tạo cảnh quan môi trương.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin vào công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp, công tác PCCCR. Ứng dụng khoa học chế biến gỗ, ván nhân tạo chất lượng cao để tăng hiệu quả sử dụng gỗ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Đẩy mạnh đầu tư, phát triển về giáo dục, đào tạo; về vốn đầu tư; nguồn nhân lực; hợp tác kinh tế giữa các ngành để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác QLBVR.

- Luận văn Thạc sỹ Kinh tế nông nghiệp: “Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn Quốc gia Tam Đảo khu vực tỉnh Vĩnh Phúc” của Đặng Văn Thanh, 2009, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên. Luận văn đánh giá tác động của các hoạt động, dự án đến đời sống người dân vùng đệm VQG Tam Đảo, đồng thời chỉ ra một số nguyên nhân chính

dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào nguồn tài nguyên trong sinh kế của người dân, làm tiền đề đề ra các giải pháp, định hướng phát triển sinh kế, mang lại cuộc sống ổn định cho người dân địa phương, giảm áp lực vào VQG Tam Đảo:

Quy hoạch cụ thể, phân biệt giữa vùng đệm và VQG bằng việc cắm ranh giới tạo điều kiện cho người dân được biết và thuận tiện cho công tác QLBVR của VQG Tam Đảo;

Có nhiều cơ chế, chính sách, chương trình hỗ trợ, thu hút nguồn vốn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân sống tại vùng đệm VQG;

Công tác quy hoạch đất đai theo hướng nông lâm kết hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, gắn với cơ cấu cây trồng hợp lý; Thu hút đầu tư trên diện tích đất giành cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm phát triển những thế mạnh của địa phương, tạo công ăn việc làm cho người dân...

Với ý nghĩa của những dự án đã góp phần thay đổi cách tạo ra thu nhập cho người dân vùng đệm. Giúp họ hiểu họ có thể tạo ra thu nhập không chỉ bằng những công việc liên quan đến khai thác, phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Họ có thể tạo ra thu nhập từ việc thay đổi nhận thức, nâng cao kỹ năng lao động, sáng tạo và nhạy bén trong sản xuất kinh doanh; thậm chí tìm những công việc phi nông lâm nghiệp để tạo ra nguồn thu nhập cao hơn, ổn định hơn và ít sử dụng tài nguyên thiên nhiên hơn.

Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào liên quan đến thực trạng và các giải pháp tăng cường QLNN về BVR. Vì vậy, đề xuất đề tài: “Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc” là cần thiết.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Tam Đảo là huyện được tái lập ngày 01/01/2004, trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, thị trấn thuộc huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Lập Thạch và thị xã Vĩnh Yên. Hiện tại, huyện Tam Đảo có 9 đơn vị hành chính cấp xã (thị trấn) là Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu, Yên Dương, Đạo Trù, Bồ Lý, Minh Quang và thị trấn Tam Đảo (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2014).

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Tam Đảo – tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1.1. Về vị trí địa lý

Tam Đảo nằm ở phía Đông - Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, gần ngã ba ranh giới của Vĩnh Phúc với hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên. Phía Đông Nam và Nam của huyện Tam Đảo giáp huyện Bình Xuyên, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tam Dương, phía Tây giáp huyện Lập Thạch, phía Tây Bắc giáp huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên. Tam Đảo cách Thành phố Vĩnh Yên 10 km và cách Thành phố Hà Nội 70 km, những nơi có dân số đông, có sự phát triển kinh tế năng động, có sức lan tỏa lớn. Vì vậy, Tam Đảo có những điều kiện nhất định trong việc khai thác các tiềm năng về khoa học công nghệ, về thị trường cho các hoạt động nông, lâm sản, du lịch và các hoạt động kinh tế khác (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2014).

3.1.1.2. Về địa hình

Tam Đảo là huyện miền núi, địa hình khá phức tạp, đa dạng vì có cả vùng cao và miền núi, vùng gò đồi và vùng đất bãi ven sông. Các vùng của huyện chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, mỗi vùng đều có những điều kiện tự nhiên, những nguồn lực kinh tế đặc thù tạo nên những sắc thái riêng trong phát triển KT-XH, nhất là kinh tế nông, lâm nghiệp và dịch vụ du lịch. Tam Đảo nổi bật với địa hình vùng núi bởi dãy núi Tam Đảo, vùng rừng quốc gia tạo cảnh quan và những điều kiện đặc thù về yếu tố lịch sử, tín ngưỡng cho sự phát triển du lịch, nhất là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và du lịch tâm linh (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2014).

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Tam Đảo nằm trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc nên chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa ẩm. Khí hậu của Tam Đảo tương đối thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Đặc biệt, vùng núi Tam Đảo có khí hậu lý tưởng cho phát triển sản phẩm nông nghiệp ôn đới, phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng. Tạo nên sắc thái riêng trong phát triển KT-XH của Tam Đảo so với các huyện khác của tỉnh Vĩnh Phúc (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2014).

3.1.1.4 Tài nguyên đất

Số liệu Bảng 3.1 cho thấy tổng diện tích tự nhiên của huyện Tam Đảo là 23.469,88 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 20.352,08 ha (chiếm 86,71% tổng diện tích tự nhiên); diện tích đất lâm nghiệp 15.309,40 ha (chiếm 75,22% diện tích đất nông nghiệp). Trong 15.309,40 ha đất lâm nghiệp, đất rừng sản xuất

chỉ có 2.080,73 ha, đất rừng phòng hộ có 483,77 ha, đất rừng đặc dụng lên đến 12.744,90 ha. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn vô cùng thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tam Đảo năm 2017

TT Loại Đất Diện tích (ha)

Tổng diện tích tự nhiên 23.469,88 I Đất nông nghiệp 20.352,08 1 Đất trồng lúa 2.696,41 2 Đất trồng cây hàng năm khác 762,39 3 Đất trồng cây lâu năm 1.369,97 4 Đất rừng sản xuất 2.080,73 5 Đất rừng phòng hộ 483,77 6 Đất rừng đặc dụng 12.744,90 7 Đất nuôi trồng thủy sản 93,44 8 Đất nông nghiệp khác 120,47 II Đất phi nông nghiệp 3.091,80 III Đất chưa sử dụng 26,00

IV Đất đô thị 210,12

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Đảo (2017)

Trên địa bàn huyện Tam Đảo có các loại đất chính như đất đồi núi, đất phù sa cổ ven sông, đất dốc tụ ven đồi, núi. Nhìn chung chất lượng đất đai của Tam Đảo không thuộc loại cao. Đất đồi núi tuy hàm lượng mùn cao, nhưng địa hình dốc, chia cắt và hay bị rửa trôi. Đất phù sa cổ ven sông nhiều năm không được bồi đắp nên độ màu mỡ tự nhiên kém. Dẫn đến khả năng sinh trường của rừng thấp, năng suất cây trồng không cao (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Đảo, 2017).

3.1.1.5. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp bởi các sông, suối và ao, hồ. Tam Đảo có sông Phó Đáy chạy theo chiều dài huyện từ Bắc xuống Nam. Những năm gần đây rừng được bảo vệ và khôi phục nên nguồn sinh thủy được cải thiện, nguồn nước tương đối dồi dào. Để dự trữ nước, huyện Tam Đảo đã xây dựng hệ thống hồ nước dung tích lớn phục vụ cho phát triển sản xuất như: Hồ Xạ Hương dung tích 12,78 triệu m3, hồ Làng hà 2,3 triệu m3, hồ Vĩnh Thành 2 triệu m3, hồ Bản Long… Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, nguồn nước từ các suối của rừng VQG Tam Đảo có chất lượng tốt, có thể khai thác phục vụ sản xuất, thậm

chí có thể xử lý để cấp nước phục vụ sinh hoạt (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2014).

3.1.1.6. Cảnh quan

Huyện Tam Đảo có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, có thế mạnh trong phát triển du lịch và xây dựng các khu nghỉ mát như: Vùng núi tự nhiên Tam Đảo quanh năm có mây mù bao phủ tạo ra cảnh quan thiên nhiên nên thơ, huyền bí. Các công trình tự nhiên và nhân tạo, tạo cảnh quan đẹp: Thác nước và mặt nước các công trình thủy lợi Thác Bạc, Thậm Thình, Hồ Xạ Hương, hồ vĩnh Thành. Cột phát sóng truyền hình cao độc nhất vô nhị ở Việt Nam có thể phát triển thành khu tham quan du lịch. Ngoài ra còn có các khu rừng tự nhiên, VQG Tam Đảo rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2014).

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Đặc điểm về dân số và nguồn nhân lực

Số liệu Bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ lao động đang làm việc chiếm 49,85%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)