Xây dựng, đào tạo, củng cố lực lượng bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 81 - 86)

Xác định được tầm quan trọng của rừng trên địa bàn, đặc biệt là rừng đặc dụng trong phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái, điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt người người dân và là nguồn tư liệu phục vụ đời sống nhân dân địa phương, thúc đẩy phát triển KT-XH huyện. Để làm tốt công tác BVR, hạn chế những tác động tiêu cực lên tài nguyên rừng nhưng vẫn đảm bảo phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH địa phương, huyện Tam Đảo đã xây dựng bộ máy QLNN và giao nhiệm vụ cụ thể như sau:

Hình 4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ rừng huyện Tam Đảo

Nguồn: Hạt Kiểm lâm Tam Đảo (2018b)

Chủ tịch UBND huyện đứng đầu UBND huyện và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về mọi chỉ đạo trong hoạt động QLBVR&PTR trên địa bàn. Hạt Kiểm lâm huyện Tam Đảo trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc, có chức năng phối hợp tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện thực hiện QLNN về QLBVR&PTR, đảm bảo chấp hành pháp luật về BV&PTR; cùng với đó là phòng Nông nghiệp và PTNT trực thuộc UBND huyện có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện QLNN ở địa phương về lâm nghiệp.

UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tam Đảo chịu trách nhiệm trước UBND huyện về mọi hoạt động QLBVR&PTR trên địa bàn, đứng đầu là Chủ tịch UBND xã; trạm Kiểm lâm trực thuộc Hạt Kiểm lâm chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Hạt trưởng hạt Kiểm lâm, có chức năng phối hợp tham mưu cho Chủ tịch UBND xã thực hiện chức năng QLNN về BVR, đất lâm nghiệp và xử lý các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND cấp xã; Ban lâm nghiệp trực thuộc UBND xã/thị trấn có nhiệm vụ giúp Chủ tịch UBND xã thực hiện QLNN về lâm nghiệp trên địa bàn.

Tổ, đội xung kích BVR, PCCCR lực lượng chủ yếu là quần chúng nhân

Hạt Kiểm lâm Tam Đảo Phòng NN và PTNT UBND các xã, thị trấn Trạm Kiểm

lâm Ban Lâm nghiệp

Tổ, đội xung kích BVR, PCCCR UBND huyện

dân, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các khu rừng thuộc thôn quản lý; thường xuyên tuần tra phát hiện các hành vi xâm hại tài nguyên rừng kịp thời báo cáo cho UBND xã và lực lượng Kiểm lâm để ngăn chặn, xử lý.

Cùng với các cơ quan QLNN của huyện Tam Đảo, hai chủ rừng nhà nước cũng chủ động xây dựng lực lượng BVR chuyên trách, bảo vệ tài nguyên rừng và đất lâm nghiệm do mình quản lý, theo hệ thống sơ đồ sau:

Hình 4.2. Sơ đồ quản lý của chủ rừng nhà nước

Nguồn: Hạt Kiểm lâm Tam Đảo (2018b)

VQG Tam Đảo là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) có chức năng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hoá, lịch sử, cảnh quan; duy trì tác dụng phòng hộ của rừng; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ môi trường sinh thái; giáo dục môi trường theo quy hoạch và pháp luật. Trạm Kiểm lâm trực thuộc Hạt Kiểm lâm VQG Tam Đảo, hạt Kiểm lâm trực thuộc VQG Tam Đảo có nhiệm vụ giúp Giám đốc VQG Tam Đảo thực hiện nhiệm vụ QLBVR, PCCCR đối với 12.744,90 ha rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Phúc có chức năng phục vụ công tác QLNN của Sở và thực hiện các chương trình, dự án về PTLNN trên địa bàn tỉnh; tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ lâm - nông kết hợp theo quy định của pháp luật. Thực hiện Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng, Trung tâm

VQG Tam Đảo Sở Nông nghiệp và PTNT

Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc Hạt Kiểm lâm

VQG Tam Đảo

Trạm Kiểm lâm Lực lượng BVR chuyên trách

Tổ, đội xung kích BVR, PCCCR

PTLNN Vĩnh Phúc xây dựng lực lượng BVR chuyên trách có chức năng bảo vệ, phát hiện, ngăn chặn các hành vi ảnh hưởng đến tài nguyên rừng trên diện tích 883,97 ha đất lâm nghiệp do đơn vị quản lý.

Lực lượng BVR bao gồm lực lượng Kiểm lâm, lực lượng BVR chuyên trách của chủ rừng và các tổ đội xung kích PCCCR, BVR; lực lượng công an, quân đội phối hợp khi có yêu cầu.

Lực lượng Hạt Kiểm lâm huyện Tam Đảo hiện tại có 04 biên chế (01 Hạt trưởng, 01 Hạt phó và 02 Kiểm lâm viên). Trình độ: 01 Thạc sĩ, 03 Đại học đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

Tổ chức bộ máy Hạt Kiểm lâm Tam Đảo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 06 Trạm Kiểm lâm: Trung Mỹ; Minh Quang; Thị trấn Tam Đảo; Tam Quan; Đại Đình, Đạo Trù và 01 Đội Kiểm lâm cơ động. Lực lượng Kiểm Lâm của Hạt Kiểm lâm VQG Tam Đảo thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 25 biên chế (01 Hạt trưởng; 06 Trạm trưởng; 01 Đội trưởng; 15 Kiểm lâm viên; 02 hợp đồng lao động 68). Trình độ: 06 Thạc sĩ; 17 Đại học; 02 Cao đẳng.

Theo Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về lực lượng BVR chuyên trách, Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc đã kiện toàn lực lượng BVR với 10 thành viên, chủ yếu là người dân bản địa thuộc xã Minh Quang, huyện Tam Đảo.

UBND huyện Tam Đảo chỉ đạo UBND các xã, thị trấn kiện toàn 36 tổ xung kích BVR, PCCCR với 500 thành viên; tổ chức 403 buổi tuyên truyền tại thôn, làng với 13.455 lượt người tham gia và nhiều chương trình, hoạt động khác về đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ hiểu biết cho người dân về công tác BVR, đã góp phần phát huy tinh thần chủ động trong công tác tuần tra, kiểm soát và BVR ở địa phương. Từ đó, ý thức BVR người dân trên địa bàn huyện được nâng lên, gắn cuộc sống của họ với sự sống của rừng.

Bảng 4.14. Đánh giá của người dân về trình độ, năng lực cán bộ quản lý Trình độ, năng lực, trách nhiệm của cán bộ

quản lý trong lĩnh vực BVR Số người chọn (n=90) Tỷ lệ (%) Trình độ, năng lực tốt; có trách nhiệm 51 56,67 Trình độ, năng lực tốt; thiếu trách nhiệm 22 24,44 Trình độ, năng lực kém; thiếu trách nhiệm 17 18,89 Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Số liệu bảng 4.14 cho thấy có 73/90 người được phỏng vấn (chiếm 81,11%) đánh giá cán bộ quản lý có trình độ, năng lực tốt; 51/90 người (chiếm 56,67%) đánh giá cán bộ quản lý có trách nhiệm tốt. Những chỉ số đánh giá của người dân về cán bộ quản lý là cao, và sát với thực tế (do người dân trực tiếp chịu ảnh hưởng từ những quyết sách của các cơ quan quản lý; nên cán bộ có trình đô, năng lực tốt và trách nhiệm cao trong khi thực hiện công vụ sẽ được người dân tín nhiệm và đánh giá chính xác). Tuy nhiên, khi được hỏi “Cần phải nâng cao hiệu quả công việc của cơ quan, tổ chức nhà nước” thì 69/90 người được phỏng vấn (chiếm 76,67 %) cho rằng phải thực hiện công việc trên. Do đó, để đáp ứng tình hình thực tế trong bối cảnh KT-XH phát triển hàng ngày, các cơ quan đã tổ chức các chương trình đào tạo cụ thể:

Cục Kiểm lâm phối hợp với Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và PTNT I, II triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức Kiểm lâm. Theo đó tại hạt Kiểm lâm Tam Đảo, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã cử 01 đồng chí tham gia lớp Kiểm lâm viên chính, đã hoàn thành khóa học và đang chờ thi; 02 đồng chí tham gia lớp Kiểm lâm viên và đã được bổ nhiệm ngạch Kiểm lâm viên; VQG Tam Đảo đã cử 04 đồng chí tham gia lớp Kiểm lâm viên chính, 01 đồng chí đã được bổ nhiệm ngạch Kiểm lâm viên chính, 03 đồng chí đang chờ thi; 15 đồng chí tham gia lớp Kiểm lâm viên và đã được bổ nhiệm ngạch Kiểm lâm viên.

Thực hiện Chương trình bồi dưỡng và kiểm tra đánh giá chất lượng Hạt trưởng và tương đương do Cục Kiểm lâm tổ chức (theo Quyết định số 532/QĐ- BNN ngày 15/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT), nội dung bồi dưỡng gồm các chuyên đề: Kiến thức lãnh đạo quản lý; QLBVR; PTR; quản lý rừng bền vững; chính sách dịch vụ môi trường rừng; xử lý vi phạm trong lĩnh QLBVR và quản lý lâm sản. Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã cử 01 đồng chí tham gia và hoàn thành chương trình, kết quả đạt loại Giỏi; VQG Tam Đảo đã cử 03 đồng chí tham gia và hoàn thành chương trình, kết quả 01 đồng chí đạt loại Giỏi, 02 đồng chí đạt loại Khá.

Các chương trình tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, UBND huyện Tam Đảo tổ chức như: Lớp tập huấn nghiệp vụ BVR, PCCCR; Diễn tập chữa cháy rừng; Hội nghị tổng kết công tác BVR, PCCCR và triển khai phương án PCCCR, BVR… qua đó năng lực, trình độ chuyên của lực lượng Kiểm lâm, lực lượng BVR chuyên trách, tổ đội xung kích PCCCR, BVR đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được

những kết quả quan trọng. Trong đó Kiểm lâm đã áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào công tác QLBVR như sử dụng phần mềm FORMIS để cập nhật, quản lý, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp; sử dụng máy GPS trong tuần tra, kiểm tra tại thực địa nhằm đảm bảo chính xác thông tin, số liệu về lộ trình tuần tra, diện tích hoặc hình thửa của lô rừng; xử lý và sử dụng nguồn thông tin từ trạm quan trắc và máy SATO nhằm phục vụ cảnh báo nguy cơ cháy rừng.

Đồng phục BVR; dao phát, công cụ hỗ trợ và được tập huấn sử dụng bản đồ giấy; cách xử lý thông tin, số liệu thô khi thu thập khi tuần tra rừng theo bảng, biểu, mẫu so sánh… được trang bị cho lực lượng BVR chuyên trách và các tổ, đội xung kích PCCCR, BVR. Cùng với việc sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng với nghiệp vụ, chuyên môn được đào tạo đã phát hiện, phát hiện sớm 68/97 vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVR; phát hiện sớm 09/15 vụ cháy rừng, trong đó 03 vụ không có diện tích thiệt hại. Tình hình vi phạm các quy định của Nhà nước về BVR, PCCCR, tình trạng phá rừng trên quy mô lớn được kiềm chế (Năm 2016, 2017, diện tích trong mỗi vụ phá rừng nhỏ, dưới 0,5 ha; trước đó năm 2014,2015 có những vụ phá rừng diện tích lên tới hơn 5 ha); nhiều mô hình BVR đã hình thành ở các địa phương (Mô hình Tổ liên gia BVR; mô hình Tổ đội xung kích PCCCR, BVR; Mô hình cộng đồng dân cư tham gia quản lý rừng; Mô hình “3 không”) góp phần quan trọng vào việc khôi phục lại diện tích rừng; phát triển KT-XH và cải thiện chất lượng môi trường.

Năm 2017, UBND huyện Tam Đảo, VQG Tam Đảo tổ chức 02 lớp tập huấn nghiệp vụ PCCCR, BVR cho lực lượng Kiểm lâm, lực lượng BVR chuyên trách và các tổ, đội xung kích BVR, PCCCR với 125 lượt người tham gia; 115 buổi tuyên truyền tại các thôn, bản với 3.875 người tham gia

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, công chức Kiểm lâm luôn được coi trọng. Gắn liền với công tác đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao với việc tổ chức xây dựng lực lượng, đưa Kiểm lâm về phụ trách địa bàn cấp xã theo phương châm kiểm lâm “bám dân, bám rừng”. Trong bối cảnh tình hình và nhiệm vụ mới đòi hỏi lực lượng Kiểm lâm phải thực sự đổi mới về chất, từ tổ chức và xây dựng lực lượng đến tư duy và phương pháp hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)