Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 63 - 65)

vệ rừng

Việc xây dựng, ban hành và tổ chức văn bản pháp luật thật sự có ý nghĩa và hiệu quả khi chất lượng và số lượng văn bản đáp ứng được nhu cầu thực tế trong công tác BVR, thể hiện qua các tiêu chuẩn về chính trị, tiêu chuẩn về pháp lý, tiêu chuẩn khoa học. Nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, ban hành văn bản thực hiện có hiệu quả chính sách, chế độ và giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác QLNN về BVR, 129 văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp đã được huyện Tam Đảo tiếp nhận và triển khai trên địa bàn.

Biểu đồ 4.1. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương ban hành

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT (2018b)

Các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương ban hành còn hiệu lực bao gồm: 01 Công ước Quốc tế; 01 Luật; 01 Pháp lệnh; 21 Nghị định; 22 Quyết định của Thủ tướng; 21 Quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT; 62 Thông tư và Thông tư liên tịch của Bộ Nông nghiệp và PTNT với các Bộ, ngành khác.

Số lượng văn bản quy phạm pháp luật rất lớn, chưa kể đến các văn bản pháp luật liên quan đến công tác BVR do các cơ quan khác ban hành, đây là một áp lực lớn cho những người làm công tác quản lý. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý về “Công tác tiếp nhận và triển khai văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương ban hành” ở mức khá (MBQ 3,7) đánh giá cán bộ làm công tác QLNN về

BVR trên địa bàn huyện có cơ bản tầm hiểu biết sâu rộng, có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có tâm huyết, trách nhiệm với công việc, nhiệm vụ được giao; biết khảo sát tình hình thực tế để triển khai các văn bản pháp luật tới mọi tầng lớp nhân dân. Giai đoạn 2014-2017, huyện đã ban hành 115 văn bản pháp luật về BVR bao gồm: 04 Chỉ thị; 19 Quyết định; 15 Kế hoạch, chương trình; 06 Hướng dẫn; 35 văn bản chỉ đạo và nhiều văn bản pháp luật khác.

Bảng 4.2. Số lượng văn bản pháp luật ban hành giai đoạn 2014-2017 Số lượng văn bản pháp luật do huyện Tam

Đảo ban hành Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Cấp huyện 24 21 32 38 Cấp xã: xã Đạo Trù 11 14 16 21 Cấp xã: xã Đại Đình 13 14 20 24 Cấp xã: xã Hồ Sơn 17 19 23 29 Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Số văn bản pháp luật do chính quyền các cấp ban hành tăng dần qua các năm (năm 2014, huyện Tam Đảo ban hành 24 văn bản, tăng lên 38 văn bản năm 2017, tăng 1,6 lần; xã Đạo Trù tăng 1,9 lần; xã Đại Đình tăng 1,84 lần; xã Hồ Sơn tăng 1,7 lần). Đạo Trù là xã nằm ở vùng sâu, thuộc xã nghèo, tuy có diện tích rừng lớn nhất nhưng số lượng các văn bản pháp luật về BVR được ban hành lại thấp nhất so với 2 xã còn lại (từ năm 2014-2017, ban hành được 62 văn bản); xã Đại Đình nằm ở vùng giữa huyện ban hành 71 văn bản và xã Hồ Sơn là vùng tiếp giáp với thị trấn Tam Đảo và trung tâm hành chính của huyện Tam Đảo ban hành 88 văn bản.

So sánh số lượng văn bản từng năm và của cả giai đoạn 2014-2017 cho thấy vị trí địa lý, KT-XH của địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cán bộ quản lý và công tác tham mưu của cán bộ chuyên môn. Xã ở vùng sâu, vùng xa việc chấp hành và triển khai pháp luật BVR còn hạn chế, dẫn đến tình trạng thiếu hiểu biết cơ chế, chính sách ảnh hưởng đến quyền lợi, sự phát triển đời sống nhân dân.

Số lượng các văn bản tăng lên qua các năm minh chứng cho các hoạt động BVR ngày càng được quan tâm, chú trọng; trong đó công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản đã đánh đánh giá đúng mức, thể hiện đúng vị trí, vai trò trong công tác chỉ đạo phát triển ngành lâm nghiệp của địa phương.

Bảng 4.3. Đánh giá của người dân về việc ban hành văn bản pháp luật Văn bản pháp luật do cơ quan quản lý của huyện

Tam Đảo ban hành đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong công tác BVR

Số người chọn (n=90) Tỷ lệ (%) Đáp ứng tốt 71 78,88 Không đáp ứng tốt 19 21,12

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Hơn nữa, việc ban hành và tổ chức triển khai kịp thời các văn bản đã cơ bản giúp các cơ quan quản lý truyền tải được các thông tin cần thiết trong lĩnh vực BVR tới người dân địa phương, các chủ rừng, giúp họ tiếp cận hơn với các thông tin chính thống nhằm nâng cao trình độ hiểu biết qua các quy định pháp luật; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống qua các chính sách, chương trình, dự án, điều chỉnh hành vi, hoạt động của bản thân phù hợp với chuẩn mực pháp luật… góp phần vào việc thực hiện thành công các chính sách xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy pát triển KT-XH, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác BVR của từng người ; là tiền đề cho công tác QLNN về BVR được thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 63 - 65)