Phòng cháy và chữa cháy rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 65 - 74)

Kết quả đánh giá của người dân địa phương cho thấy “đốt rừng, cháy rừng” là nguyên nhân trực tiếp lớn nhất dẫn đến tình trạng suy thoái rừng (24/90 người chọn, chiếm 26,7%), các nguyên nhân khác chiếm tổng 73,3 %. Cùng với những thiệt hại do cháy rừng gây ra, PCCCR là nhiệm vụ cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 4.4. Đánh giá của người dân về nguyên nhân dẫn đến suy thoái rừng Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến suy thoái rừng Số người chọn

(n=90)

Tỷ lệ (%)

Đốt rừng, cháy rừng 24 26,67 Phá rừng làm nhà ở, nương, rẫy 15 16,67 Khai thác rừng quá mức, trái phép 21 23,33 Lấn, chiếm rừng, đất rừng 13 14,44 Kỹ năng trồng và bảo vệ rừng của chủ rừng thấp 08 8,89 Nguyên nhân khác 09 10,00 Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Trong thời gian qua nhiều giải pháp đồng bộ đã được thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCCCR hạn chế tối đa số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra. Từ năm 2014-2017, trên địa bàn huyện xảy ra 15 vụ cháy rừng với tổng diện tích cháy 68,91 ha, gây thiệt hại 34,56 ha rừng; lực lượng huy động tham gia chữa cháy rừng là 1.979 người bao gồm cả lực lượng cấp tỉnh; tổng thiệt hại ước tính khoảng 1,8 tỷ đồng, không có thiệt hại về người.

Bảng 4.5. Số vụ cháy rừng giai đoạn 2014-2017

Năm Số vụ cháy rừng Diện tích cháy rừng (ha) Diện tích thiệt hại (ha) Số lượng người huy động tham gia chữa cháy

rừng

Kinh phí hỗ trợ lực lượng tham gia chữa cháy

(đồng) 2014 07 18,87 5,00 335 43.500.000 2015 04 9,00 6,00 192 14.320.000 2016 03 35,04 23,06 1340 152.055.000 2017 01 6,00 0,50 112 10.250.000 Tổng 15 68,91 34,56 1.979 220.125.000 Nguồn: Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Tam Đảo (2014, 2015, 2016, 2017)

Công tác PCCCR trên địa bàn huyện đã góp phần phát hiện sớm, xử lý kịp thời các vụ cháy rừng nên thiệt hại được hạn chế. Tuy nhiên trong năm 2016, diễn biến phức tạp của thời tiết, tình hình nắng nóng cục bộ kéo dài, diễn ra trên diện rộng là nguyên nhân 03 vụ cháy rừng liên tục trong 02 ngày 35,04 ha bị cháy, 23,06 ha bị thiệt hại. Hơn 220 triệu đồng kinh phí và 340 triệu đồng cây giống, phân bón đã được hỗ trợ cho lực lượng tham gia chữa cháy rừng và người dân để ổn định phát triển lâm nghiệp.

Nhằm hạn chế tối đa những vụ cháy rừng, thiệt hại do cháy rừng gây ra, huyện Tam Đảo đã thực hiện một số nội dung, nhiệm vụ sau và coi đây là những nội dung quan trọng trong công tác PCCCR nói riêng, QLNN về BVR nói chung:

a. Xác định vùng trọng điểm hay xảy ra cháy rừng

Rà soát xác định vùng trọng điểm hay xảy ra cháy rừng để xây dựng phương án, kế hoạch PCCCR phù hợp, sát với tình hình thực tế là việc làm cấp thiết, góp phần đảm bảo hiệu quả cao trong việc quản lý cháy rừng và hoạt động tiếp cận chữa cháy rừng.

Bảng 4.6. Phân vùng trọng điểm hay xảy ra cháy rừng năm 2017

TT Địa điểm KH Diện tích

(ha) Trạng thái Vật liệu cháy

Xã Minh Quang 1480 1 Mâm Thừa, Ao

Lai, Cổ Ngựa 450 Thông Cành lá khô, tế 2 Dốc Chùa, Đá Vôi 350 Thông Cành lá khô, tế 3 Núi Con Trâu 2 230 Thông Cành lá khô, tế 4 Ao Bức, Ba Khe,

Chòi Đào, Hai Vú 270 Thông Cành lá khô, tế 5 Chợ Giời 78 180 Thông Lau, Guột, cây bụi

Xã Hồ Sơn 400

6 Km20 đếm Km21 1-3 100 Thông, Keo Cành lá khô, tế 7 Ba Vú, Mom Cày 4 120 Thông, Keo Cành lá khô, tế 8 Con Trâu 1 K1-7 100

9 Km 13-17 K5 80 Xã Tam Quan 85

10 Chùa Báng 9-7 50 Thông Cành lá khô, tế, guột 11 Đường lên Tam Đảo 10 35 Thông Cành lá khô, tế, guột

Xã Đại Đình 420

12 Hào Di (Đồng Diệt) 100 II a, Thông Cành lá khô, tế, guột 13 Tây Thiên 100 Thông Cỏ tranh, cây bụi 14 Ổ Lợn 60 Thông Cỏ tranh, cây bụi 15 Phòng không 110 Thông Cỏ lau, cây bụi 16 Chùa Báng 50 Thông Cành khô

Xã Đạo Trù 580

17 Bến Tắm 8-9-10 70 Bản địa Tế, Lau, Lem 18 Chòi Trâu 5-7 50 Bản địa, Thông Tế, Lau, Lem 19 Khe Bòng, Bát Vỡ 75 80 Bản địa Tế, Lau, Lem 20 Phòng Không 9 30 Bản địa, Thông Tế, Lau, Lem 21 Đạo Trù Thượng 8-9 40 Bản địa, Thông Tế, Lau, Lem 22 Ba Khe 77 70 Bản địa Tế, Lau, Lem 23 Phân Lân, Xóm

Gò 3-4-5-6 240 Bản địa, Thông Tế, Lau, Lem

Tổng 2.965

Số liệu Bảng 4.6 cho thấy có 23 khu vực với diện tích nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn 2.965 ha (chiếm 19,66 % diện tích rừng toàn huyện), tại khu vực trên có nhiều thực bì như tế guột, cành khô lá rụng, cây bụi dày và rậm rạp là vật liệu dễ cháy; đều ở cách xa khu dân cư, phân bổ rải rác, độ dốc lớn, hiểm trở, dẫn đến khó quản lý toàn diện được các khu vực.

Khi có xảy ra cháy rừng tại nhiều khu vực sẽ phải phân tán lực lượng, phương tiện chữa cháy, dẫn đến hiệu quả không cao; đường cứu hộ PCCCR và các đường để tiếp cận các khu vực trên ít, mất thời gian, công sức để có thể tiếp cận đám cháy; ngọn lửa đã bùng to, lan rộng, gây khó khăn rất lớn đến công tác chữa cháy rừng.

b. Thiết lập hệ thống phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ rừng

UBND huyện Tam Đảo đã thực hiện xây dựng, kiện toàn lực lượng PCCCR, BVR; chỉnh sửa, bổ xung, hoàn thiện phương án, kế hoạch PCCCR của địa phương tại Quyết định số 384/QĐ-UBND ngày 31/5/2017 về kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Tam Đảo năm 2017; Quyết định số 315/QĐ-BCH ngày 12/6/2017 về phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Tam Đảo năm 2017 trong đó giao hạt Kiểm lâm huyện Tam Đảo là cơ quan thường trực PCCCR, BVR huyện. Thiết lập hệ thống tổ chức công tác PCCCR, BVR các cấp giúp cho việc chỉ đạo, chỉ huy thống nhất và tổ chức thực hiện công tác PCCCR,BVR có hiệu quả.

UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn kiện toàn 09 Ban chỉ huy PCTT&TCKN với 120 thành viên; hướng dẫn Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc, VQG Tam Đảo thành lập, kiện toàn 02 Ban chỉ huy PCCCR, BVR với 25 thành viên; 36 tổ đội xung kích PCCCR, BVR với 500 thành viên tham gia; xây dựng 01 phương án PCCCR, BVR cấp huyện, 02 phương án PCCCR, BVR của chủ rừng Nhà nước (VQG Tam Đảo, Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc), 09 phương án PCCCR, BVR cấp xã.

Theo đánh giá của cán bộ quản lý nội dung “Triển khai các nhiệm vụ liên quan đến công tác PCCCR (xây dựng lực lượng; chương trình, kế hoạch, phương án PCCCR…)” được đánh giá ở mức tốt (MBQ 4,2) cho thấy Ban chỉ huy PCTT&TKCN, Ban chỉ huy PCCCR,BVR đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chỉ đạo, định hướng công tác PCCCR, góp phần hạn chế tình trạng cháy rừng trên địa bàn.

Bảng 4.7. Lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ rừng các cấp năm 2017

Tên cơ quan, đơn vị

Ban chỉ huy PCTT&TKCN/

PCCCR,BVR

Tổ, đội xung kích PCCCR,BVR Số lượng Thành viên Số lượng Thành viên

UBND huyện Tam Đảo 01 15 0 0 VQG Tam Đảo 01 15 0 0 Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc 01 10 02 20 UBND xã Tam Quan 01 11 03 34 UBND xã Hồ Sơn 01 12 03 58 UBND xã Bồ Lý 01 15 01 40 UBND xã Đạo Trù 01 17 09 97 UBND xã Đại Đình 01 12 06 60 UBND xã Minh Quang 01 17 07 119 UBND thị trấn Tam Đảo 01 14 01 11 UBND xã Yên Dương 01 11 01 31 UBND xã Hợp Châu 01 11 03 30 Nguồn: Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Tam Đảo (2017)

Tổ, đội xung kích PCCCR, BVR được thành lập trên cơ sở diện tích rừng theo địa giới hành chính, các khu vực trọng điểm cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái phép… Đến năm 2017, 09 xã, thị trấn đã xây dựng, kiện toàn lực lượng tổ, đội xung kích PCCCR, BVR. Trong đó thị trấn Tam Đảo là đơn vị có ít tổ, đội và thành viên nhất (01 tổ đội, 11 thành viên), các xã có số lượng lớn thành viên như xã Minh Quang (07 tổ đội, 119 người), xã Đạo Trù (09 tổ đội, 97 người), xã Đại Đình (06 tổ đội, 60 người), xã Hồ Sơn (03 tổ đội, 58 người), đây là lực lượng cần thiết, quan trọng để xử lý kịp thời khi xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái phép; đáp ứng phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”.

c. Trang bị phương tiện và thiết bị phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng

Tăng cường đầu tư phương tiện, trang thiết bị, máy móc PCCCR cho lực lượng PCCCR chuyên ngành và cơ sở là cần thiết giai đoạn hiện nay. Năm 2013, dự án nâng cao năng lực PCCCR giai đoạn 2011-2015 đã đầu tư phương tiện, trang thiết bị PCCCR cho lực lượng Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và Hạt Kiểm lâm Tam Đảo nói riêng nhằm thực hiện tốt công tác PCCCR trên địa bàn.

Bảng 4.8. Hạng mục phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2017 TT Hạng mục ĐVT Hạt Kiểm lâm Tam Đảo VQG Tam Đảo Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc I Máy móc PCCCR 1 Ô tô Chiếc 01 03 03 2 Xe máy Chiếc 01 15 02 3 Ống nhòm Chiếc 02 09 03 4 Điện thoại cố định Chiếc 01 09 0 5 Bộ đàm tổng, bộ đàm con Chiếc 0 10 0 6 Cưa xăng Chiếc 01 05 03 7 Máy thổi gió Chiếc 04 49 0 8 Máy định vị GPS Chiếc 01 09 02 9 La bàn cầm tay Chiếc 01 26 0 10 Loa chỉ huy Chiếc 01 01 01 11 Máy cắt thực bì Chiếc 01 03 04 12 Máy bơm nước Rabin Chiếc 0 01 0 13 Kẻng báo động Chiếc 0 15 0

II Trang thiết bị PCCCR

1 Dao phát Chiếc 550 110 20 2 Giày vải, bít tất Đôi 101 40 35 3 Mũ cứng Chiếc 65 30 35 4 Đèn pin Chiếc 53 32 20 5 Vỉ dập lửa Chiếc 40 97 55 6 Nhà bạt khung di động Chiếc 01 03 0 7 Áo bảo hộ Bộ 02 40 35 8 Quần áo Amiang Bộ 02 11 0 III Công trình hạ tầng

1 Trạm Kiểm lâm Trạm 02 06 0 2 Trạm quan trắc Trạm 01 0 0 3 Đường tuần tra, cứu hộ PCCCR Km 0 135 15 4 Chòi canh lửa Cái 02 05 0 5 Bảng áp phích lớn Cái 06 11 0 6 Bảng nội quy Cái 01 08 04 7 Bảng cấp dự báo cháy rừng Cái 01 09 0 8 Khẩu hiệu trên đá KH 11 60 0 9 Bảng tin xây gạch Cái 0 15 04 10 Đường băng cản lửa Km 0 25 0 Nguồn: Hạt Kiểm lâm Tam Đảo, VQG Tam Đảo, Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc (2017)

Đến tháng 12/2017, số lượng trang thiết bị, máy móc PCCCR của Hạt Kiểm lâm Tam Đảo, VQG Tam Đảo, Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc được cụ thể theo Bảng 4.8.

Nhìn chung, các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ BVR, PCCCR đã trang bị các dụng cụ, máy móc, phương tiện, công trình hạ tầng PCCCR, đảm bảo đáp ứng yêu cầu, về nội dung này được cán bộ quản lý đánh giá ở mức khá (MBQ 3,9). Tuy nhiên, các trang thiết bị PCCCR và một số máy móc PCCCR đều là những trang bị được sử dụng thường xuyên, liên tục do đó nhiều máy móc đã bị hư hỏng và nhiều trang thị bị PCCCR bị mất sau quá trình chữa cháy rừng; các công trình hạ tầng PCCCR thì liên tục phải bảo dưỡng, sửa chữa do luôn nằm trong khu vực ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của cháy rừng; từ đó đòi hỏi nguồn kinh phí lớn để thực hiện đầu tư bảo dưỡng, sửa chữa, mua mới, đây chính là khó khăn lớn mà các cơ quan đang gặp phải.

d. Đào tạo, huấn luyện và diễn tập phòng cháy, chưa cháy rừng

Căn cứ vào kế hoạch đào tạo, huấn luyện PCCCR, BVR hàng năm, kết hợp với tình hình thực tế xảy ra cháy rừng năm trước, Ban chỉ huy PCTT&TCKN huyện tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện PCCCR, BVR và diễn tập chữa cháy rừng.

Biểu đồ 4.2. Đào tạo, huấn luyện phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ rừng giai đoạn 2014-2017

Nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng, kỹ thuật, nghiệp vụ trong công tác PCCCR, BVR cho lực lượng PCCCR chuyên ngành và các cán bộ liên quan của chính quyền địa phương, lực lượng BVR của các chủ rừng và các tổ, đội xung kích PCCCR, BVR, Ban chỉ huy PCTT&TCKN tổ chức 09 lớp đào tạo, huấn luyện PCCCR, BVR với 875 lượt người tham gia; nội dung: Các chủ trương, chính sách liên quan đến công tác PCCCR; Kỹ thuật PCCCR và các ứng dụng công nghệ mới trong PCCCR, khắc phục các hậu quả của cháy rừng (trong đó, có cả nghiệp vụ điều tra, pháp chế); Năng lực chỉ huy, kỹ năng cứu hộ và cứu nạn trong PCCCR; Kỹ năng công tác cộng đồng và tuyên truyền, nâng cao nhận thức về PCCCR, BVR. Số lượng lớp, lượt người tham gia tăng dần qua các năm cho thấy nhận thức của cơ quan, tổ chức, cá nhân dần tăng lên; họ nhận biết và hiểu được nguy hiểm, tác hại cháy rừng gây ra; nội dung này được cán bộ quản lý đánh giá ở mức khá (MBQ 3,9).

Biểu đồ 4.3. Diễn tập chữa cháy rừng giai đoạn 2014-2017

Nguồn: Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Tam Đảo (2014, 2015, 2016, 2017)

07 đợt diễn tập chữa cháy rừng được tổ chức với 1.060 lượt người tham gia, mục tiêu gắn các kiến thức và kỹ năng có được từ đào tạo tập huấn với thực tiễn từ việc chỉ đạo, điều hành đến việc phối hợp tổ chức diễn tập chữa cháy rừng với nhiều dạng địa hình, loại vật liệu cháy và các phương tiện, trang thiết bị cứu chữa khác nhau; sự phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội, chính quyền địa phương, VQG Tam Đảo, Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc và tổ

đội xung kích PCCCR, BVR tham gia ứng cứu, công tác hậu cần, cứu thương, cứu nạn. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để triển khai các biện pháp PCCCR linh hoạt và hiệu quả.

e. Tổ chức cảnh báo cháy rừng và phát hiện sớm các điểm cháy rừng

Bám sát quy luật thời tiết về khô hanh và yêu cầu công tác phòng cháy rừng. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh, Đài truyền thanh tỉnh tổ chức cập nhật, phân tích, xử lý thông tin khí tượng, xây dựng và phát “Cảnh báo cháy rừng” 10 ngày/lần gửi Ban chỉ huy PCTT&TCKN các cấp, cơ quan thông tin, truyền thông, các đơn vị trực thuộc và các chủ rừng nhà nước trên địa bàn tỉnh để biết và thực hiện.

Hạt Kiểm lâm - cơ quan thường trực PCCCR, BVR huyện tiếp nhận “Cảnh báo cháy rừng”, kết hợp với nguồn số liệu từ trạm quan trắc huyện, xử lý thông tin và tổ chức thông báo cho các cơ quan có liên quan, VQG Tam Đảo, Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc và các chủ rừng trên địa bàn. Thông tin “Cảnh báo cháy rừng” đã giúp các chủ rừng chủ động trong việc tuần tra, trực cháy và chuẩn bị lực lượng, phương tiễn chữa cháy rừng. Nhờ đó cháy rừng trên địa bàn Tam Đảo đã giảm dần về số lượng (từ 07 vụ năm 2014 xuống 01 vụ năm 2017), các vụ cháy được phát hiện sớm, xử lý kịp thời nên thiệt hại được hạn chế.

g. Công tác triển khai chữa cháy rừng

Khi nhận được thông tin cháy rừng (từ tổ tuần tra rừng; hoạt động kiểm tra rừng; từ người dân địa phương…), qua xác minh nhanh về quy mô đám cháy, Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp xã, huyện huy động lực lượng tham gia chữa cháy rừng, giao Hạt Kiểm lâm - cơ quan thường trực PCCCR&BVR huyện tham mưu, đề xuất phương án, biện pháp, cách thức chữa cháy rừng phù hợp; đảm bảo giảm thiểu tối đa thiệt hại cũng như lực lượng, phương tiện huy động. Cụ thể:

* Cháy nhỏ (quy mô cháy < 01 ha)

Sử dụng lực lượng tại chỗ: Chủ rừng, nhân dân địa phương, dân quân cơ động, công an xã, thị trấn, kiểm lâm địa bàn.

Phượng tiện chủ yếu: Dao phát, vỉ dập lửa, cuốc, xẻng, xô, chậu, cành cây tươi…(dụng cụ chữa cháy do chủ rừng hoặc địa phương tự đảm bảo).

Căn cứ vào tình hình thực tế đám cháy, Ban chỉ huy TKCN&PCTT các xã/thị trấn, các chủ rừng lớn huy động lực lượng cho phù hợp, nhưng phải báo cáo

Ban chỉ huy TKCN&PCTT huyện.

* Cháy vừa (quy mô cháy từ 01-05 ha)

Sử dụng lực lượng tại chỗ gồm: Chủ rừng, nhân dân địa phương, dân quân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 65 - 74)