Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức của ủy ban nhân dân huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 46)

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Số liệu thứ cấp

*) Về nội dung các tài liệu: Các tài liệu được thu thập, sử dụng có thông tin phù hợp với đề tài và các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Thông tin về lý luận (Luật cán bộ, công chức được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008; Nghị quyết TW III Khoá VIII Ban chấp hành TW Đảng; Nghị quyết TW IX khóa X của Đảng; chỉ thị, Quyết định của tỉnh Ủy Hưng Yên và huyện Khoái Châu…)

- Thông tin thực tiễn: Thực trạng chất lượng của công chức của công chức tại UBND huyện Khoái Châu.

*)Về nguồn tài liệu: Các tài liệu được thu thập thông qua các nguồn: - Số liệu thống kê (Chi cục thống kê huyện).

- Báo cáo của các phòng chuyên môn.

- Chất lượng công chức (Phòng Nội vụ huyện) - Mạng Internet.

Các nguồn tài liệu này dùng cho tham khảo và được sử dụng mang tính kế thừa phù hợp với tình hình địa phương và khuôn khổ luận văn.

3.2.1.2. Số liệu sơ cấp

Tham vấn trực tiếp 6 cán bộ lãnh đạo của UBND huyện, 100 công chức làm việc tại các phòng chuyên môn của UBND huyện; Khảo sát với 60 người dân đến làm việc tại phòng một cửa của UBND huyện về vấn đề nghiên cứu.

Điều tra với tất cả công chức làm việc tại 12 phòng chuyên môn của UBND huyện cả lãnh đạo của UBND huyện.

Việc điều tra, khảo sát thử được tiến hành trước khi xây dựng phiếu điều tra với những đối tượng, nội dung tương tự. Qua điều tra có sự tham khảo, điều chỉnh và về nội dung cho phù hợp, sát thực nhất trước khi tiến hành điều tra chính thức trên diện rộng nhằm đem lại chất lượng cao cho quá trình thực hiện đề tài. Những nội dung chính của phiếu điều tra phù hợp với từng nhóm đối tượng.

- Đối với đối tượng là công chức của 12 phòng chuyên môn tự đánh giá về một số kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ công chức của UBND huyện.

+ Kỹ năng sử dụng máy vi tính + Kỹ năng phản hồi

+ Kỹ năng giao tiếp, quan hệ + Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ

- Đối với cán bộ lãnh đạo của UBND huyện và người dân đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của công chức làm việc tại các phòng chuyên môn của UBND huyện.

+ Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tác phong làm việc đối với người dân của đội ngũ công chức.

+ Thái độ phục vụ nhân dân.

+ Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ.

+ Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

+ Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm của đội ngũ công chức.

Bảng 3.2. Tổng hợp về phiếu điều tra

Đối tượng điều tra Số phiếu phát ra Số mẫu thu về

Phòng Tư Pháp 5 4 Phòng LĐTBXH 10 6 Phòng TNMT 8 8 Phòng GD&ĐT 11 8 Phòng Văn Hóa 5 5 Phòng Tài chính Kế hoạch 10 6 Phòng Kinh Tế - Hạ tầng 7 7 Phòng Y tế 3 3 Văn phòng HĐND-UBND 16 12 Phòng Nội vụ 8 6 Phòng NN&PTNT 7 6

Thanh tra huyện 10 10

Cán bộ lãnh đạo UBND huyện 6 6

Người dân 60 60

3.2.1.3. Phương pháp xử lý thông tin

Đề tài sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán kết quả phiếu điều tra đối với từng loại phiếu làm căn cứ để chứng minh cho các nghiên cứu, tìm ra những mặt đạt được và tồn tại của chất lượng đội ngũ công chức của UBND huyện Khoái Châu để có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của UBND huyện Khoái Châu.

3.2.1.4. Phương pháp phân tích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp thống kê mô tả: phương pháp này được sử dụng thông qua việc thu tập các nội dung liên quan (chủ trưởng định hướng của cấp trên, kết quả đạt được của các năm trước đó về việc nâng cao chất lượng công chức…) để mô tả lại thực trạng của đội ngũ công chức của UBND huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên hiện nay.

Phương pháp so sánh: Phương pháp này được dùng sau khi số liệu đã được tổng hợp, phân tích chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, lượng hóa thông qua hệ thống chỉ tiêu.

Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về công tác tổ chức đối với đội ngũ công chức, những người am hiểu sâu về sử dụng đội ngũ công chức, những người làm công tác đào tạo, bồi dưỡng, những người quản lý các đơn vị thuộc các cấp chính quyền thông qua các hội nghị, hội thảo chuyên đề về nâng cao chất lượng... từ đó rút ra những nhận xét đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu.

3.2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu, để đánh giá chất lượng đội ngũ công chức huyện Khoái Châu như sau:

-Số lượng, độ tuổi, giới tính của đội ngũ công chức:

+ Số lượng công chức: Đây là chỉ tiêu nghiên cứu trên số lượng chỉ tiêu biên chế công chức được UBND tỉnh giao theo quy định, số có mặt, số còn thiếu...

+ Cơ cấu độ tuổi của công chức: Chỉ tiêu này nghiên cứu cơ cấu đội ngũ công chức hiện có mặt trên các độ tuổi khác nhau.

+ Cơ cấu giới tính của công chức: Phân tích nghiên cứu để đánh giá mức độ đảm bảo cơ cấu công chức là nam giới, nữ giới theo các chức danh đảm nhiệm.

chuyên sâu được biểu hiện qua những cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học... Đây là những kiến thức mà nếu thiếu công chức các cấp sẽ lúng túng trong việc giải quyết công việc, chắc chắn sẽ khó hoàn thành công việc, hiệu quả quản lý nhà nước sẽ thấp.

-Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ công chức: Cao cấp, trung cấp và chưa qua đào tạo - là cơ sở xác định quan điểm, lập trường của công chức. Thực tế cho thấy nếu công chức có lập trường chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng thì sẽ được nhân dân kính trọng, tin yêu và họ sẽ vận động được nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

-Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ công chức là hệ thống tri thức khoa học về quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước, đòi hỏi các nhà quản lý phải có, để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra trong quá trình điều hành, quản lý của mình đối với công việc.

-Phẩm chất chính trị của người công chức: Là tiêu chí quan trọng quyết định năng lực quản lý nhà nước của công chức. Phẩm chất chính trị là động lực tinh thần thúc đẩy để đội ngũ công chức nhà nước vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

-Trình độ năng lực, các kỹ năng giải quyết công việc, mức độ hoàn thành công việc, mức độ sẵn sàng đáp ứng những thay đổi của công việc khi được điều động hoặc luân chuyển đến vị trí khác.

-Chỉ tiêu đánh giá năng lực công chức của UBND huyện, kỹ năng trình độ khác, chỉ tiêu tín nhiệm trong dân.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CỦA UBND HUYỆN KHOÁI CHÂU TRONG THỜI GIAN QUA KHOÁI CHÂU TRONG THỜI GIAN QUA

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nền hành chính nước ta bao gồm ba bộ phận cấu thành là: Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính, cơ cấu nhân sự và cơ chế vận hành nền hành chính. Ba bộ phận đó liên hệ chặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhau, trong đó cơ cấu tổ chức nhân sự có vị trí quan trọng nhất, đặc biệt là đội ngũ công chức nhà nước hoạt động trong bộ máy hành chính từ trung ương đến cơ sở.

Chất lượng công chức thể hiện qua nhiều tiêu chí- độ tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước và trình độ lý luận chính trị. Thống kê về các tiêu chí trên đối với công chức huyện Khoái Châu cho những kết quả sau đây:

4.1.1. Chất lượng công chức tại UBND huyện Khoái Châu theo giới tính và độ tuổi độ tuổi

Công chức của UBND nhân huyện Khoái Châu được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: thông qua thi tuyển công chức, luân chuyển từ các cơ quan bên Huyện ủy sang hay từ một số cơ quan như Kho bạc nhà nước, chi cục thuế huyện sang…. Đội ngũ công chức của UBND huyện Khoái Châu luôn luôn có sự biến động về số lượng do hàng năm luôn có công chức đến tuổi nghỉ hưu, luân chuyển, điều động đến cơ quan khác và qua các đợt thi tuyển được tuyển dụng vào các phòng chuyên môn của UBND làm việc diễn ra hàng năm.Sự biến động số lượng công chức của UBND huyện thể hiện qua bảng 4.1.

Công chức của UBND huyện Khoái Châu năm 2013 có 57 công chức nam chiếm 61,3%, 36 công chức nữ, chiếm 38,7%, năm 2014 UBND huyện có 58 công chức nam chiếm 63% tổng số công chức, công chức nữ có 34 người chiếm 37%. Số công chức nữ tăng nên 41 người trong năm 2015 chiếm 41%, công chức nam là 59 người chiếm 59% tổng số công chức toàn UBND huyện. Thời điểm năm 2014 số công chức là nữ có 34 người đến năm 2015 số công chức nữ đã tăng lên 41 người tức bằng 120,6% so với năm 2014. Cuối năm 2015 tỉ lệ công chức nữ/nam là 41/59.

chiếm 23,6% trên tổng số công chức của UBND huyện; 50 người có độ tuổi từ 30 – 50 tuổi chiếm 53,8%; 21 người có độ tuổi trên 50 tuổi, chiếm 22,6%. Năm 2014 độ tuổi công chức dưới 30 có 23 người, chiếm 25%; 51 người có độ tuổi từ 30 – 50 tuổi chiếm 55,4%; 18 người có độ tuổi trên 50 chiếm 19,6%. Năm 2015 có 40 người có độ tuổi dưới 30 chiếm 40%; 45 người có độ tuổi từ 30 -50 tuổi chiếm 45%; 15 người có độ tuổi trên 50, chiếm 15%.

Bảng 4.1. Số lượng công chức của UBND huyện Khoái Châu theo giới tính và độ tuổi từ năm 2013-2015

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

Số lượng

(người) Tỷ lệ(%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 2014/ 2013 2015/ 2014

Tổng số công chức 93 92 100 98,9 108.7 1. Theo giới tính Nam 57 61,3 58 63 59 59 101,7 101,7 Nữ 36 38,7 34 37 41 41 94,4 120,6 2. Theo độ tuổi Dưới 30 tuổi 22 23,6 23 25 40 40 104,5 173,4 Từ 30 -50 tuổi 50 53,8 51 55,4 45 45 102 88,2 Từ 50 trở lên 21 22,6 18 19,6 15 15 85,7 83,3

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Khoái Châu , 2015) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Độ tuổi công chức của UBND huyện Khoái Châu là rất trẻ. Độ tuổi trung bình của công chức luôn giảm có xu hướng trẻ hóa. Trong năm 2013 chỉ có 22 công chức ở độ tuổi dưới 30 đến năm 2015 tăng lên 40 người có độ tuổi dưới 30 (tỉ lệ công chức có độ tuổi dưới 30 tuổi năm 2015/2014 là 173,4%). Năm 2013 có 50 công chức có độ tuổi từ 30 – 50 tuổi năm 2015 chỉ có 45 công chức có độ tuổi 30 -50 tuổi (tỷ lệ công chức độ tuổi 30 – 50 trong năm 2015/2014 là 88,2%)

Công chức có độ tuổi trên 50 đã giảm nhanh từ 21 người năm 2013 còn 15 người vào năm 2015.

Điều đó có nghĩa là đội ngũ công chức UBND huyện Khoái Châu trẻ. Đây là điểm mạnh của đội ngũ công chức UBND huyện trẻ được đào tạo tốt dần dần trưởng thành, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, trong quản lý, trong quan hệ giao tiếp, dễ tạo được uy tín và sự tin tưởng đối với nhân dân và cấp trên. Đây là lớp kế cận chất lượng cho các chức danh lãnh đạo của huyện về lâu dài.

4.1.2. Chất lượng công chức của UBND huyện Khoái Châu theo trình độ chuyên môn chuyên môn

Thực tế cho thấy rằng, ở bất kỳ lĩnh vực mào muốn nâng cao vị thế của mình, thì công chức nhà nước phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để phục vụ tốt hơn trong công việc của mình. Chất lượng, hiệu quả công việc phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn của mỗi người. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ công vụ, bất cứ công chức nào cũng cần phải được đào tạo kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực nhất định để sử dụng làm nó làm phương tiện giải quyết công việc cụ thể trong một môi trường xác định; biết sử dụng các kiến thức tổng hợp sau quá trình được đào tạo để thực thi nhiệm vụ, chuyên môn được đào tạo theo các mức trình độ từ thấp đến cao. Đội ngũ công chức của UBND huyện Khoái Châu có trình độ chuyên môn được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2: Tổng hợp trình độ đào tạo chuyên môn của công chức của UBND huyện Khoái Châu

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh(%)

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 2014/ 2013 2015 2014 Tổng số 93 92 100 98,9 108.7 1. Trên đại học 10 18 20 180 111,1 - Dưới 30 Tuổi 1 10 2 11,1 4 20 200 200 - Từ 30-50 tuổi 6 60 13 72,2 13 65 216,7 100 - Trên 50 tuổi 3 30 3 16,7 3 15 100 100 2. Đại học 76 69 75 90,8 108,7 - Dưới 30 Tuổi 20 26,3 20 29 35 46,7 100 175 - Từ 30-50 tuổi 44 57,9 38 55 32 42,7 86,3 84,2 - Trên 50 tuổi 12 15,8 11 16 8 10,6 91,7 72,7 3. Cao đẳng 1 1 1 100 100 - Dưới 30 Tuổi 1 100 1 100 1 100 100 100 - Từ 30-50 tuổi - - - - - - - - - Trên 50 tuổi - - - - - - - - 4. Trung cấp 6 4 4 66,7 100 - Dưới 30 Tuổi - - - - - - - - - Từ 30-50 tuổi - - - - - - - - - Trên 50 tuổi 6 6,5 4 4,3 4 4 66,7 100

Số liệu trong bảng 4.2 cho biết về trình độ chuyên môn của công chức làm việc tại UBND huyện Khoái Châu như sau:

Công chức có trình độ Trung cấp: Năm 2013 có 6 người, chiếm tới 6,5% trong tổng số công chức của UBND huyện; năm 2014 có 4 người, chiếm 4,3%; đến năm 2015 có 4 người có trình độ trung cấp, chiếm 4% tổng số công chức toàn UBND huyện. Tỷ lệ công chức có trình độ trung cấp năm 2014/2013 là 4/6 ( 2014/2013 có tỉ lệ 66,7%). Toàn bộ công chức có trình độ trung cấp là công chức đều trên 50 tuổi tuy vậy với kinh nghiệm nhiều năm làm việc chuyên môn nghiệp vụ của những công chức lớn tuổi này rất tốt.

Về trình độ Cao đẳng: Năm 2013 UBND huyện có 1 người có trình độ cao đẳng ở độ tuổi dưới 30, đến năm 2015 UBND huyện có 1 người có trình độ cao đẳng tuy vậy tỉ lệ không thay đổi so với năm 2014.

Về trình độ đại học và trên đại học trong 2013 trình độ đại học của UBND huyện là 76 người, chiếm 81,7%; trình độ sau đại học là 10 người, chiếm 10,7% , đến năm 2015 đã có sự nhảy vọt số lượng công chức có trình độ sau đại học có tới 20 người, chiếm tới 20% trong tổng số công chức của UBND huyên cùng với đó công chức có trình độ đại học còn 75 người, chiếm 75% trong tổng số công chức của UBND huyện. Có được điều này là do đội ngũ công chức của UBND huyện có mong muốn nâng cao trình độ chuyên môn của mình để có thể làm tốt công việc cũng như thăng tiến trong công việc. Trong năm 2013 chỉ có 1 công chức có tuổi dưới 30 có trình độ trên đại học, chiếm 10% số công chức có trình độ trên đại học. Đến năm 2015 thì có tới 4 công chức dưới 30 tuổi có trình độ trên đại học, chiếm 20% trên tổng số công chức có trình độ trên đại học. Có được điều này là sự cố gắng của bản thân các công chức trẻ và được UBND huyện tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức của ủy ban nhân dân huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 46)