Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
4.2.2.1.Về chế độ đào tạo bồi dưỡng và đào tạo lại.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng của UBND huyện Khoái Châu, trong những năm gần đây đã có bước chuyển biến tích cực, đã đưa một số công chức tham gia các lớp bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các lớp cao cấp lý luận chính trị, sau đại học… tuy nhiên, quá trình đổi mới còn chậm, chưa đạt yêu cầu trong một số lĩnh vực như: Tài nguyên Môi trường, Luật, Tài chính – Kế hoạch, thanh tra, Nông nghiệp… Chưa chú trọng nhiều xây dựng chiến lược, chính sách bồi dưỡng, sử dụng nhân tài, nhiều sinh viên địa phương sau khi tốt nghiệp đại học với văn bằng giỏi không về địa phương công tác mà lại công tác tại các thành phố lớn.
Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch đào tạo đối với công chức và quy định tại Nghị định số 18/ 2010/ NĐ- CP của Chính phủ ngày 05/3/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức và các văn bản có liên quan các cơ quan, đơn vị đã chủ động trong việc đào tạo, bỗi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành, tin học, ngoại ngữ, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc đối với công chức.
Bảng 4.12 phản ánh trong giai đoạn 2013-2015 UBND huyện cử vào đào tạo được 29 công chức lấy bằng trung cấp lý luận và cao cấp lý luận.
được bồi dưỡng chương trình thanh tra viên. Tạo điều kiện cho 10 công chức học tập có trình độ cao học. Bồi dưỡng 11 công chức về nghiệp vụ tài chính.
Bảng 4.12: Đào tạo và bồi dưỡng công chức giai đoạn 2013-2015
TT Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
Số công chức của UBND huyện tham
gia 1 Đào tạo trung cấp lý luận chính trị, Cao cấp lý luận 29
2 Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước 18
3 Bồi dưỡng Thanh tra viên cho công chức Thanh tra trường Cán Bộ thanh tra
5
4 Bồi dưỡng phần mền smartoffice năm 2015 (quản lý văn bản của công ty cổ phần Phần mềm Phương Đông)
38
5 Tạo điều kiện cho Công chức đi học nâng cao trình độ (Học cao học)
10
6 Bồi dưỡng nghiệp vụ tài chính cho công chức tài chính – kế hoạch tại sở tài chính
11
(Nguồn: Phòng nội vụ huyện Khoái Châu, 2015)
4.2.2.2. Công tác quy hoạch, điều động, luân chuyển, đánh giá công chức.
Công tác quy hoạch, điều động, luân chuyển và đánh giá công chức là một khâu vô cùng quan trọng để nâng cao chất lượng công chức. Việc bố trí và sử dụng công chức hiệu quả không chỉ trong tuyển dụng, mà trong tất cả các khâu: Bố trí, quy hoạch, điều động, luân chuyển, đánh giá, quản lý và thực hiện chính sách dối với công chức đều phải đảm bảo công khai, công bằng và chính xác.
Hạn chế lớn nhất của việc sử dụng đội ngũ công chức của UBND huyện Khoái Châu gặp phải trong nhiều năm qua là chưa thực hiện các khâu then chốt: quy hoạch, điều động, luân chuyển, đánh giá một cách khoa học, công tâm. Thực tế các khâu không được gắn bó chặt chẽ với nhau, thậm chí còn tách rời nhau. Một số phòng của UBND huyện công chức có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực quản lý điều hành, phẩm chất tốt chưa được quy hoạch cho các vị có năng lực công tác tương xứng. Công tác điều động, luân chuyển công chức còn mang tính cảm quan chưa dựa vào trình độ năng lực cũng như vị trí công việc của người
được điều động, luân chuyển.
Công tác đánh giá công chức: Thời gian qua, công tác đánh giá công chức có những mặt tiến bộ về nhận thức và cách làm. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2010/NĐ-Cp ngày 15/3/2010 nhằm cụ thể hóa (Luật Cán bộ,công chức) trong đó có những quy định về trình tự thủ tục đánh giá công chức. Hằng năm, UBND huyện có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, công chức trong việc thực hiện đánh giá, phân loại công chức. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức.
Biểu đồ 4.1: Số lượng công chức được điều động, luân chuyển
Đơn vị tính: Người 0 1 2 3 4 5 6
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Người
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Khoái Châu, 2015)
Về công tác điều động và luận chuyển công chức của UBND huyện trong giai đoạn 2013 -2015: Năm 2013 có 5 công chức được điều động và luân chuyển; 2014 có 3 công chức được điều động và luân chuyển; 2015 có 6 công chức được điều động và luân chuyển.
Đánh giá công chức được dựa trên các quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm của công chức tại Luật Cán bộ, công chức. Cụ thể căn cứ vào: Vị trí công việc, yêu cầu trách nhiệm của cơ quan, đơn vị phân công rõ rằng, cụ thể cho người công chức; sản phẩm công tác cụ thể của mỗi một chức danh, một người công chức trong thời gian đánh giá.
Bảng 4.13. Xếp loại công chức hàng năm Đơn vị tính: Người TT Tiêu chí Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1 Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 25 28 30
2 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 66 63 70
3 Hoàn thành nhiệm vụ 2 1 -
4 Không hoàn thành nhiệm vụ - - -
5 Tổng số 93 92 100
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Khoái Châu, 2015)
Số liệu bảng 4.13 phản ánh như sau:
Năm 2013 có 25 công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 66 công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ; 2 công chức hoàn thành nhiệm vụ.
Năm 2014 có 28 công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 63 công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ, 1 công chức hoàn thành nhiệm vụ.
Năm 2015 có 30 công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 70 công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Qua đó cho thấy số lượng công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tăng dần từ năm 2013-2015. Số lượng công chức hoàn thành nhiệm vụ giảm dần.