Đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu, để đánh giá chất lượng đội ngũ công chức huyện Khoái Châu như sau:
-Số lượng, độ tuổi, giới tính của đội ngũ công chức:
+ Số lượng công chức: Đây là chỉ tiêu nghiên cứu trên số lượng chỉ tiêu biên chế công chức được UBND tỉnh giao theo quy định, số có mặt, số còn thiếu...
+ Cơ cấu độ tuổi của công chức: Chỉ tiêu này nghiên cứu cơ cấu đội ngũ công chức hiện có mặt trên các độ tuổi khác nhau.
+ Cơ cấu giới tính của công chức: Phân tích nghiên cứu để đánh giá mức độ đảm bảo cơ cấu công chức là nam giới, nữ giới theo các chức danh đảm nhiệm.
chuyên sâu được biểu hiện qua những cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học... Đây là những kiến thức mà nếu thiếu công chức các cấp sẽ lúng túng trong việc giải quyết công việc, chắc chắn sẽ khó hoàn thành công việc, hiệu quả quản lý nhà nước sẽ thấp.
-Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ công chức: Cao cấp, trung cấp và chưa qua đào tạo - là cơ sở xác định quan điểm, lập trường của công chức. Thực tế cho thấy nếu công chức có lập trường chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng thì sẽ được nhân dân kính trọng, tin yêu và họ sẽ vận động được nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
-Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ công chức là hệ thống tri thức khoa học về quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước, đòi hỏi các nhà quản lý phải có, để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra trong quá trình điều hành, quản lý của mình đối với công việc.
-Phẩm chất chính trị của người công chức: Là tiêu chí quan trọng quyết định năng lực quản lý nhà nước của công chức. Phẩm chất chính trị là động lực tinh thần thúc đẩy để đội ngũ công chức nhà nước vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
-Trình độ năng lực, các kỹ năng giải quyết công việc, mức độ hoàn thành công việc, mức độ sẵn sàng đáp ứng những thay đổi của công việc khi được điều động hoặc luân chuyển đến vị trí khác.
-Chỉ tiêu đánh giá năng lực công chức của UBND huyện, kỹ năng trình độ khác, chỉ tiêu tín nhiệm trong dân.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU