Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng công chức cấp huyện của một số nước
nước trên thế giới
Các quốc gia trên thế giới đều ý thức được tầm quan trọng của công chức nhà nước trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với vai trò là người thực thi công vụ, công chức là lực lượng quan trọng, tham mưu hoạch định chính sách cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý luôn là một vấn đề quan trọng được ưu tiên ở nhiều quốc gia, sau đây là một số quốc gia.
2.2.2.1. Kinh nghiệm của Singapore
lực lên hàng đầu và là nền công vụ luôn cải tiến để thích nghi với môi trường quốc tế luôn thay đổi, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Đề cao chất lượng phục vụ của các cơ quan công quyền, Singapore quan niệm công chức là chìa khóa thành công nên luôn coi trọng yếu tố con người, trọng dụng nhân tài.
Vấn đề đào tạo bồi dưỡng công chức nhằm phát huy cao độ tiềm lực của mỗi người được Chính phủ Singapore đặc biệt quan tâm. Điều đó được thể hiển trước hết ở việc đầu tư rất lớn cho đào tạo (xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên; chính sách ưu đãi như giáo dục phổ thông được miễn phí, bao gồm cả học phí, chính sách giáo khoa, máy tính, phí giao thông…). Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức theo hướng mỗi người đều được phát triển tài năng riêng; tạo thói quen học tập suốt đời, liên tục học hỏi để mỗi người công chức đều có đầy đủ phẩm chất, năng lực, trình độ phục vụ tốt cho công vụ.
Singapore xây dựng chiến lược đối với công chức thể hiện bằng kế hoạch đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đào tạo kế nhiệm, bài bản, từ xa. Thời gian đào tạo tối thiểu bắt buộc là 100 giờ trong một năm đối với mỗi công chức. Trong đó 60% nội dung đào tạo về chuyên môn, 40% nội dung đào tạo liên quan đến phát triển. Có nhiều khóa học khác nhau dành cho các đối tượng khác nhau. Khóa học làm quen với công việc dành cho công chức mới được tuyển dụng hoặc mới chuyển công tác từ nơi khác đến; khóa học đào tạo cơ bản được tổ chức cho người mới tuyển dụng trong năm đầu tiên công tác; khóa học nâng cao bổ sung, giúp công chức đạt hiệu quả cao nhất trong công việc và nâng cao khả năng làm việc của người đó trong tương lai; khóa học mở rộng đào tạo điều kiện cho công chức được trang bị những kiến thức và nghiệp vụ bên ngoài lĩnh vực chuyên môn chính để có thể đảm đương những công việc liên quan khi cần thiết. Các khóa học này liên quan chặt chẽ tới con đường sự nghiệp của công chức và việc chỉ định vị trí công việc của công chức. Hằng năm, Singapore dành 4% ngân sách cho đào tạo, bồi dưỡng.
Cơ sở đào tạo của Singapore hiện nay gồm Học viện Công vụ và Viện quản lí Singapore. Học viện Công vụ (CSC) được thành lập năm 1996, hiện nay bao gồm: Viện chính sách, Viện hành chính công và quản lý. Ngoài ra, Học viện Công vụ còn thành lập thêm Tổ chức tư vấn công vụ làm công tác tư vấn về chính sách và thực thi công tác đào tạo, tư vấn về chương trình giảng dạy. Đây là đầu mối liên hệ giữa Sngapore và các nước khác trong việc trao đổi kinh nghiệm và phương thức cải cách khu vực công.
Viện quản lý Singapore là nơi tổ chức nhiều chương trình ngắn hạn để học viện tự lựa chọn theo yêu cầu của các nhân, từ cập nhật những kiên thức và lý luận mới về quản lý cho tới các khóa ngắn hạn, tại chức, mở tại các cơ quan theo yêu cầu.
2.2.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Kinh tế Hàn Quốc những năm gần đây liên tục tăng trưởng ở tốc độ cao. Nguyên nhân của sự thành công này là Hàn Quốc đã áp dụng chiến lược phát triển hướng ngoại với xuất khẩu là động lực và thực hiện chính sách xây dựng bộ máy hành chính gọn nhẹ, hữu hiệu. Hệ thống công vụ của Hàn Quốc dựa trên quan niệm về "công quyền" và gắn chặt vào nguyên tắc "công trạng", tức là tạo lập cho công chức các quyền hạn để thực thi nhiệm vụ và được đánh giá, đãi ngộ qua "công trạng", loại bỏ dần chế độ bổng lộc, thực thi chế độ nghiêm ngặt, theo dõi và ghi lại quá trình công tác của công chức trong từng giai đoạn, coi đó là một chứng chỉ nghề nghiệp. Mặt khác, Hàn Quốc rất coi trọng công tác đào tạo công chức. Việc đào tạo công chức không chỉ nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản lý mà còn đặc biệt đề cao việc bồi dưỡng nhân cách; nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công vụ. Tất cả công chức Hàn Quốc đều được động viên tham gia một hình thức đào tạo nhân cách và tính tích cực để phát triển toàn diện, nhằm đề cao trách nhiệm và nhiệm vụ của họ với tư cách là một thành viên công vụ.
Động lực thúc đẩy chủ yếu nền kinh tế - xã hội phát triển của các nước chính là sự đầu tư về nguồn lực con người, trong đó có đội ngũ công chức hành chính nhà nước. Mỗi quốc gia đều có sự quản lý công chức khác nhau, nếu biết tận dụng những bài học làm nên sự thành công của các nước trong việc quản lý công chức hành chính nhà nước sẽ là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, kinh nghiệm nào cũng là sản phẩm của lịch sử - cụ thể và việc vận dụng nó không thể là sự dập khuôn, máy móc mà đòi hỏi phải sáng tạo, linh hoạt cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của nước mình thì mới đem lại hiệu quả thiết thực.