Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức của ủy ban nhân dân huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 46 - 50)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Số liệu thứ cấp

*) Về nội dung các tài liệu: Các tài liệu được thu thập, sử dụng có thông tin phù hợp với đề tài và các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Thông tin về lý luận (Luật cán bộ, công chức được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008; Nghị quyết TW III Khoá VIII Ban chấp hành TW Đảng; Nghị quyết TW IX khóa X của Đảng; chỉ thị, Quyết định của tỉnh Ủy Hưng Yên và huyện Khoái Châu…)

- Thông tin thực tiễn: Thực trạng chất lượng của công chức của công chức tại UBND huyện Khoái Châu.

*)Về nguồn tài liệu: Các tài liệu được thu thập thông qua các nguồn: - Số liệu thống kê (Chi cục thống kê huyện).

- Báo cáo của các phòng chuyên môn.

- Chất lượng công chức (Phòng Nội vụ huyện) - Mạng Internet.

Các nguồn tài liệu này dùng cho tham khảo và được sử dụng mang tính kế thừa phù hợp với tình hình địa phương và khuôn khổ luận văn.

3.2.1.2. Số liệu sơ cấp

Tham vấn trực tiếp 6 cán bộ lãnh đạo của UBND huyện, 100 công chức làm việc tại các phòng chuyên môn của UBND huyện; Khảo sát với 60 người dân đến làm việc tại phòng một cửa của UBND huyện về vấn đề nghiên cứu.

Điều tra với tất cả công chức làm việc tại 12 phòng chuyên môn của UBND huyện cả lãnh đạo của UBND huyện.

Việc điều tra, khảo sát thử được tiến hành trước khi xây dựng phiếu điều tra với những đối tượng, nội dung tương tự. Qua điều tra có sự tham khảo, điều chỉnh và về nội dung cho phù hợp, sát thực nhất trước khi tiến hành điều tra chính thức trên diện rộng nhằm đem lại chất lượng cao cho quá trình thực hiện đề tài. Những nội dung chính của phiếu điều tra phù hợp với từng nhóm đối tượng.

- Đối với đối tượng là công chức của 12 phòng chuyên môn tự đánh giá về một số kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ công chức của UBND huyện.

+ Kỹ năng sử dụng máy vi tính + Kỹ năng phản hồi

+ Kỹ năng giao tiếp, quan hệ + Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ

- Đối với cán bộ lãnh đạo của UBND huyện và người dân đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của công chức làm việc tại các phòng chuyên môn của UBND huyện.

+ Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tác phong làm việc đối với người dân của đội ngũ công chức.

+ Thái độ phục vụ nhân dân.

+ Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ.

+ Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

+ Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm của đội ngũ công chức.

Bảng 3.2. Tổng hợp về phiếu điều tra

Đối tượng điều tra Số phiếu phát ra Số mẫu thu về

Phòng Tư Pháp 5 4 Phòng LĐTBXH 10 6 Phòng TNMT 8 8 Phòng GD&ĐT 11 8 Phòng Văn Hóa 5 5 Phòng Tài chính Kế hoạch 10 6 Phòng Kinh Tế - Hạ tầng 7 7 Phòng Y tế 3 3 Văn phòng HĐND-UBND 16 12 Phòng Nội vụ 8 6 Phòng NN&PTNT 7 6

Thanh tra huyện 10 10

Cán bộ lãnh đạo UBND huyện 6 6

Người dân 60 60

3.2.1.3. Phương pháp xử lý thông tin

Đề tài sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán kết quả phiếu điều tra đối với từng loại phiếu làm căn cứ để chứng minh cho các nghiên cứu, tìm ra những mặt đạt được và tồn tại của chất lượng đội ngũ công chức của UBND huyện Khoái Châu để có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của UBND huyện Khoái Châu.

3.2.1.4. Phương pháp phân tích

Phương pháp thống kê mô tả: phương pháp này được sử dụng thông qua việc thu tập các nội dung liên quan (chủ trưởng định hướng của cấp trên, kết quả đạt được của các năm trước đó về việc nâng cao chất lượng công chức…) để mô tả lại thực trạng của đội ngũ công chức của UBND huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên hiện nay.

Phương pháp so sánh: Phương pháp này được dùng sau khi số liệu đã được tổng hợp, phân tích chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, lượng hóa thông qua hệ thống chỉ tiêu.

Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về công tác tổ chức đối với đội ngũ công chức, những người am hiểu sâu về sử dụng đội ngũ công chức, những người làm công tác đào tạo, bồi dưỡng, những người quản lý các đơn vị thuộc các cấp chính quyền thông qua các hội nghị, hội thảo chuyên đề về nâng cao chất lượng... từ đó rút ra những nhận xét đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu.

3.2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu, để đánh giá chất lượng đội ngũ công chức huyện Khoái Châu như sau:

-Số lượng, độ tuổi, giới tính của đội ngũ công chức:

+ Số lượng công chức: Đây là chỉ tiêu nghiên cứu trên số lượng chỉ tiêu biên chế công chức được UBND tỉnh giao theo quy định, số có mặt, số còn thiếu...

+ Cơ cấu độ tuổi của công chức: Chỉ tiêu này nghiên cứu cơ cấu đội ngũ công chức hiện có mặt trên các độ tuổi khác nhau.

+ Cơ cấu giới tính của công chức: Phân tích nghiên cứu để đánh giá mức độ đảm bảo cơ cấu công chức là nam giới, nữ giới theo các chức danh đảm nhiệm.

chuyên sâu được biểu hiện qua những cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học... Đây là những kiến thức mà nếu thiếu công chức các cấp sẽ lúng túng trong việc giải quyết công việc, chắc chắn sẽ khó hoàn thành công việc, hiệu quả quản lý nhà nước sẽ thấp.

-Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ công chức: Cao cấp, trung cấp và chưa qua đào tạo - là cơ sở xác định quan điểm, lập trường của công chức. Thực tế cho thấy nếu công chức có lập trường chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng thì sẽ được nhân dân kính trọng, tin yêu và họ sẽ vận động được nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

-Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ công chức là hệ thống tri thức khoa học về quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước, đòi hỏi các nhà quản lý phải có, để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra trong quá trình điều hành, quản lý của mình đối với công việc.

-Phẩm chất chính trị của người công chức: Là tiêu chí quan trọng quyết định năng lực quản lý nhà nước của công chức. Phẩm chất chính trị là động lực tinh thần thúc đẩy để đội ngũ công chức nhà nước vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

-Trình độ năng lực, các kỹ năng giải quyết công việc, mức độ hoàn thành công việc, mức độ sẵn sàng đáp ứng những thay đổi của công việc khi được điều động hoặc luân chuyển đến vị trí khác.

-Chỉ tiêu đánh giá năng lực công chức của UBND huyện, kỹ năng trình độ khác, chỉ tiêu tín nhiệm trong dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức của ủy ban nhân dân huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 46 - 50)