Một số giải pháp nâng cao chất lượng công chức của UBND huyện Khoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức của ủy ban nhân dân huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 75 - 85)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3 Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công chức của UBND

4.3.3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng công chức của UBND huyện Khoá

Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

4.3.3.1. Giải pháp về đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng đãi ngộ đối với công chức của UBND huyện

a. Tuyển dụng công chức

Tuyển dụng công chức của UBND huyện bằng hình thức thi tuyển. Để từng bước hoàn thiện công tác tuyển dụng ở UBND huyện Khoái Châu cần chú trọng những nội dung sau.

Tuyển dụng công chức phải chú trọng yêu cầu của công việc, vị trí công tác của các chức danh cần tuyển để chọn người. Tiêu chuẩn quan trọng khi tuyển dụng là phải đáp ứng được yêu cầu của công việc tuyển dụng phải đảm bảo được tính khách quan đúng người, đúng việc.

Công chức được tuyển dụng phải có phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý về kinh tế, trình độ tin học ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của ngạch được tuyển dụng và phải thông qua kết quả của kỳ thi tuyển theo quy định của pháp luật.

Tổ chức kỳ thi tuyển công chức theo hướng đảm bảo tính nghiêm túc, trung thực, khoa học, công bằng, công khai, dân chủ tạo mọi điều kiện cho những người có khả năng, năng lực, đạo đức như nhau tạo cơ hội ngang nhau để trở thành công chức thông qua kỳ thi tuyển để chọn được những người có năng lực bổ sung vào đội ngũ công chức của UBND huyện

Theo phân cấp của Nhà nước đối với vị trí làm việc tại các đơn vị chuyên môn của UBND huyện thì Phòng Nội vụ tổng hợp chỉ tiêu tuyển dụng trình Ủy ban nhân dân Huyện phê chuẩn kế hoạch tuyển dụng, thông báo công khai chỉ tiêu, yêu cầu đối với các chứng danh cần tuyển dụng. Sau đó gửi Sở nội vụ phê duyệt trình UBND tỉnh thành lập hội đồng thi tuyển sau khi tổng hợp chỉ tiêu các huyện cũng như các sở ở mỗi đợt thi.

-Xây dựng chính sách khuyến khích thu hút (xét tuyển thẳng) sinh hiên tốt nghiệp đại học giỏi, sinh viên tốt nghiệp thạc sĩ ở các trường, đúng chuyên ngành cần tuyển về công tác tại các đơn vị chuyên môn đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ vật chất và tinh thần cho thanh niên trẻ có nhiệt huyết, trình độ, năng lực tình nguyện về công tác tại UBND huyên lâu dài.

-Thực hiện tốt công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn những sai phạm trong công tác tuyển dụng đảm bảo mục tiêu yêu cầu nâng cao chất lượng công chức ngay từ đầu vào.

b. Bố trí, sử dụng công chức

Chính sách sử dụng nhân lực cũng cần đổi mới, trước hết tập trung vào lựa chon, bồi dưỡng tài năng nhằm tạo ra động lực, khơi dậy trí tuệ, sáng tạo, tay nghề thành thạo, thúc đẩy chất lượng, năng suất công việc hiệu quả kinh tế, khuyến khích tiếp cận tri thức và công nghệ.

Để thực hiện tốt hệ thống này cần áp dụng hình thức thi, chế độ thi tuyển nghiêm ngặt, thực hiên việc theo dõi và ghi lại quá trình công tác của công chức trong từng giai đoạn, coi đó như một chứng chỉ nghề nghiệp.

Việc đánh giá công chức nên tiến hành 6 tháng một lần thay cho bây giờ là mỗi năm một lần và theo các tiêu thức: số lượng công việc; chất lượng công việc; kiến thức nghề nghiệp; khả năng lập kế hoạch; năng lực nhận thức; trách nhiệm; tính quyết đoán; xử lý công việc…

Đánh giá theo phương thức cho điểm và làm cơ sở để đề bạt và tăng lương. Thu nhập của công chức ngoài mức lương Nhà nước, cần được xây dựng trên cơ sở mức sống hàng ngày, mức lương trong khu vực,mức độ hoàn thành trong công việc và trách nhiệm chức vụ cung như cấp bậc chức vụ, khuyến khích và tạo điều kiện khoán biên chế và thi hành chính sách tạo điều kiện cho người lao động tiết kiệm chi, tăng thu nhập vừa động viên vừa là công cụ đắc lực cho việc giám sát và quản lý công chức theo các nội dung trên, nhờ vậy chất lượng công chức được nâng cao.

Cải cách chế độ điều động, phân công đối với công chức, thực hiện nhiều phương thức luân chuyển, điều động công chức, lấy việc tuyển chọn là chính. Cải cách chế độ sát hạch đối với mỗi công chức, thực hiện thăm dò ý kiến quần chúng, bình xét công chức của các đơn vị của UBND huyện một cách dân chủ.

Động viên công chức nêu cao năng lực làm việc, tuyển dụng lâu dài, có chế độ thúc đẩy dựa trên sự cống hiến thực tê của mỗi người, gián tiếp khuyến khích mọi người không ngừng học tập để nâng cao trình độ và năng lực công tác.

Tăng cường vai trò của cơ quan tham mưu cụ thể trong UBND huyện đó là Phòng Nội vụ về công tác tổ chức, tư tưởng đối với công chức được điều đồng đến và đi trong các đơn vị chuyên môn. Tiến hành đồng bộ các khâu đánh gia, đào tạo, bồi dưỡng, điều động và bổ nhiểm đối với công chức. Coi trọng thực hiên đồng bộ các khâu.

c. Chính sách đãi ngộ đối với công chức

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý công chức sắp xếp bố trí, quản lý, sử dụng đúng người, đúng việc, đúng năng lực và sở trường. Chú trọng ưu tiên xây dựng tạo điều kiện để công chức có thể thăng tiến trong công việc cũng như chức vụ.

phương khác.

Xét ưu đãi về vật chất, ưu tiên về chính sách: thi đua, đề bạt, cất nhắc đào tạo. Quan tâm, tạo điều kiện để sinh viên tốt nghiệp đai học loại giỏi hệ chính quy, đúng chuyên ngành về công tác tại các phòng ban, nhằm trẻ hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của UBND huyện.

Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng đắn, kịp thời các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước quy định đối với công chức, người có công chức với cách mạng, công chức nghỉ hưu. Đề xuất kiến nghị Trung ương sớm sửa đổi, bổ sung một số chế độ, chính sách trong dụng, đãi ngộ, khen thưởng kịp thời đối với công chức có nhiều sáng tạo mạng lại giá trị và chất lượng công trình tốt để thu hút khuyến khích nhân tài, tạo điều kiện môi trường làm việc, đảo bảo lợi ích vật chất, tinh thần tương xứng giá trị, kết quả lao động, nhằm thu hút người tài năng về làm việc tại các đơn vị chuyên môn của UBND huyện từ đó nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức làm việc tại UBND huyện.

d. Giải pháp về cải thiện môi trường và điều kiện làm việc

Căn cứ vào tình hình hiện nay, trong thời gian tới các cấp các ngành cần tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho các phòng chuyên môn của UBND huyện, mua sắm trang thiết bị làm việc, phương tiện thông tin liên lạc và các điều kiện hoạt động khác để nâng cao hiệu quả công tác của công chức của UBND huyện. Nhất là đối với một số ngành đặc thù cần có trang thiết bị phù hợp. Thanh tra huyện cần được đầu tư trang phục cho phù hợp với tiêu chuẩn ngành. Phòng Tài nguyên mỗi trường cần được đầu tư các trang thiết bị đo đạc để có thể tiếp cận công việc một cách nhanh chóng và chính xác…

Mặt khác, xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng: hệ thống giao thông, vườn hoa, cây xanh, quảng trường, trung thương mại, nhà văn hóa phục vụ cho mọi mặt sinh hoạt của người dân trên địa bàn thuận lợi - đây cũng là một điều kiện cần thiết mở rộng giao lưu văn hóa, quan hệ thương mại, nâng cao dân trí, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ công chức phát huy khả năng, năng lực trong tổ chức, quản lý, điều hành phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

4.3.3.2. Giải pháp về hoàn thiện công tác đào tạo bồi dưỡng

Xây dựng, nâng cao chất lượng công chức của UBND huyện trước hết phải bắt đầu từ việc chăm lo đào tạo bồi dưỡng, giáo dục và rèn luyện công chức.

Trong đó tập trung vào công tác đào tạo bồi dưỡng công chức. Trong giai đoạn 2016-2020 công tác đào tạo bồi dưỡng công chức cần tập trung vào một số yêu cầu sau:

Đào tạo bồi dưỡng công chức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, trang bị đủ vốn tri thức cơ bản về lý luận chính trị, quản lý nhà nước và phát triển kỹ năng nghề nghiệp.

Chất lượng công chức được hình thành và phát triển qua nhiều yếu tố quan trọng là thông qua con đường đào tạo, bồi dưỡng. Chính vì vậy, để phát triển đội ngũ công chức cần phải chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức.

Việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện để hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp, nhân cách con người là nhu cầu thiết yếu của mỗi công chức. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng, nhằm khắc phục những mặt tiêu cực, trì trệ trong nhận thức, bù đắp những thiếu hụt, phát huy những mặt tích cực của mỗi công chức để nâng cao năng lực làm việc của họ.

Do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng công chức có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác xây dựng đội ngũ công chức.

Bên cạch đố đổi mới tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức của UBND huyện

Trong bối cảnh hiện nay để góp phần nâng cao chất lượng công chức cần phải đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng theo những điều kiện thực tế yêu cầu.

Thứ nhất xác định rõ nội dung đào tạo với các đối tượng công chức ở các đơn vị chuyên môn của UBND huyện.

-Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là công chức Nhà nước gồm hai loại:

+ Công chức mới tuyển dụng: là những người mới tuyển dụng, đã được đào tạo chính quy tại các trường đại học cần trang bị các kiến thức cơ sở về công chức Nhà nước, quản lý kinh tế, chế độ chính sách, quản lý về hành chính… phục vụ cho công tác quản lý.

+ Công chức hiện có: Cần phân loại theo các chức năng quản lý ngành, lĩnh vực, xác đinh cơ cấu hợp lý cho từng loại công chức, làm căn cứ lập kế hoạch và xây dựng chương trình bồi dưỡng theo chuyên ngành phù hợp với yêu cầu.

Đào tạo bồi dưỡng các kiến thức thoe yêu cầu tiểu chuẩn ngạch công chức Nhà nước quy định:

-Đào tạo kiến thức quản lý Nhà nước cho tất cả mọi công chức theo tiêu chuẩn ngạch công chức, nội dụng và mức độ bồi dưỡng do Nhà nước quy định đối với từng ngạch công chức.

-Đào tạo đại học và trên đại học để trang bị những kiến thức lý luận chuyên môn nghiệp vụ cơ bản cho công chức, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch chức danh từ chuyên viên và tương đương trở lên, các công chức có trình độ đại học nhưng công việc đòi hỏi phải được đào tạo thêm một chuyên ngành khác để phục vụ công tác thì cũng phải có kế hoạch thực hiên.

-Đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị: Kiến thức lý luận chính trị là một trong những yếu tố quan trọng đối với công chức nhà nước.

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ: Mỗi công chức thực hiện chức năng quản lý dù ở vị trí công việc nào cũng đều phải được bồi dưỡng nghiệp vụ theo nhiều nội dung và ở mức độ khác nhau. Tùy thuộc yêu cầu của từng chức năng quản lý, và mỗi công chức về trình độ, thâm niên và kinh nghiệm công tác mà nội dung và hình thức bồi dưỡng được xây dựng phù hợp.

+ Bồi dưỡng kỹ năng công vụ: cho tất cả công chức mới tuyển dụng phù hợp với ngạch tuyển dụng. Nội dung bồi dưỡng chhur yếu là các quy định, tiêu chuẩn, yêu cầu với công chức, yêu cầu tư cách đạo đức, tác phong làm việc, thái độ, trách nhiệm phục vụ dân, các kiến thức căn bản về kinh tế, hệ thống chính sách..mà mỗi công chức trước khi được bổ nhiệm vào ngạch công chức cần phải có.

-Bồi dưỡng cơ bản: Cho các công chức đa hoàn thành kháo bồi dưỡng cơ sở, đã được phân công một công việc cụ thể. Nội dung bồi dưỡng chủ yếu là: Những kiến thưc cần thiết để công chức hoàn thiện được nhiệm vụ của mình.

-Bồi dưỡng chuyên sâu: cho các công chức làm việc ở một vị trí công việc cụ thể, đã có một thời gian công tác nhất định, cần trang bị kiến thức sâu hơn, các kỹ năng và kinh nghiệm xử lý các tình huống thực tế nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả công tác của công chức, mỗi loại công chức được bồi dưỡng chuyên sâu với nội dung phù hợp với công việc đang đảm nhận.

+ Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữ là một trong những tiêu chuẩn chức danh của công chức. Mỗi công chức ở các ngạch: cán sự, chuyên viên đều phải được đào tạo ngoại ngữ ít nhất ở trình độ A hoặc B tùy từng ngạch, tạo điều kiện cho công chức tiếp cận và nắm bắt các thông tin và kiến thức quản lý mới nhất. Xuất phát từ yêu cầu về tiêu chuẩn chức danh các ngạch công chức,

từ trình độ ngoại ngữ hiện có của công chức và nhu cầu về đào tạo ngoại ngữ đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn thi nâng ngạch.

+ Đào tạo bồi dưỡng tin học: Phải đảm bảo cho tất cả các công chức hành chính Nhà nước biết sử dụng máy tính vào công tác của mình. Trước mắt đào tạo tin học văn phòng, quản lý và khai thác mạng Internet, mạng xã hội cho công chức, đảm bảo làm việc thông qua máy tính.

+ Tập huấn nghiệp vụ: Là công việc được tiến hành thường xuyên, nhất là khi có sự thay đổi Luật, Pháp lệnh, chế độ, chính sách và nghiệp vụ quản lý kinh tế. Khi có thay đổi trong chế độ, chính sách kinh tế thì 100% công chức phải được tập huấn, ngoài ra còn có các lớp nghiệp vụ khác theo tính chất yêu cầu của từng bộ phận công chức.

4.3.3.3. Xây dựng quy chế làm việc cho từng phòng ban chuyên môn, tiêu chuẩn chức danh công chức của UBND huyện

Mỗi phòng ban nên cho quy chế cụ thể ngoài quy chế chung của UBND huyện đối với mỗi công chức của phòng. Quy chế quy định rõ về chức năng và nhiệm vụ cần làm đối với mỗi người. Từ đó mỗi công chức có thể biết việc mình cần làm giúp cho cấp trên có thể đánh giá được chất lượng công việc đối với mỗi người. Tiêu chuẩn chức danh công chức là bản liệt kê các đòi hỏi của công việc đối với công chức về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần phải có; các yêu cầu về đạo đước, tinh thần thần, trình độ giáo dục và đào tạo cần thiết. Tiêu chuẩn chức danh công chức nhằm các mục đích.

Làm căn cứ xác định yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực công tác, trình độ kiến thức đối với từng chức danh công chức; làm căn cức để tuyển chọn, bố trí, sử dụng, nhận xét, đánh giá, đề bạt công chức và để xác định rõ nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng; để thực hiện các chính sách và các chế độ đãi ngộ khác với công chức; là căn cứ để thi tuyển, thi nâng bậc cho công chức; là căn cứ, cơ sở để công chức phấn đấu trong học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực và hiệu quả công tác, hoàn thành tốt chức trách và quyền hạn của mình.

Một bản tiêu chuẩn của chức danh công chức phải bao hàm các nội dung cơ bản sau:

- Tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ chính trị - Tiêu chuẩn về đạo đức cách mạng

- Tiêu chuẩn về năng lực chỉ đạo, quản lý - Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn.

Đối với các yêu cầu về trình độ chuyên môn, bên cạnh trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần đặc biệt quan tâm đến kiến thức, kỹ năng về quản lý hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức của ủy ban nhân dân huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 75 - 85)