Đánh giá công tác quản lý đối tượng thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 69 - 72)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện

4.2.1. Đánh giá công tác quản lý đối tượng thu

Quản lý đối tượng thu là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý thu Ngân sách nhà nước. Thực tế cho thấy việc quản lý đối tượng thu chặt chẽ, không bỏ sót sẽ đảm bảo yêu cầu tận thu, thu đúng, thu đủ. Và ngược lại, nếu quản lý đối tượng thu không chặt chẽ sẽ đẫn tới tình trạng bỏ sót đối tượng thu dẫn tới sự thiếu công bằng giữa các đối tượng thu và gây thất thoát nguồn thu NSNN.

Huyện Thanh Thủy là một huyện thuần nông, có nền kinh tế phát triển chậm hơn so với các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Những năm gần đây ảnh hưởng của cơ chế thị trường cùng với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước nên sản xuất kinh doanh đã và đang phát triển, số lượng đối tượng nộp thuế ngày càng tăng. Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế trên địa bàn huyện, các khoản thu NSNN không thường xuyên như phí, lệ phí, thuế nhà, đất các đối tượng nộp thuế, phí và lệ phí thường xuyên thuộc nhiều thành phần kinh tế khác

nhau. Vì vậy công tác quản lý đối tượng thu luôn được coi trọng thông qua hai

hình thức quản lý việc đăng ký, cấp mã số thuế và quản lý hồ sơ khai thuế.

Kết quả quản lý đối tượng thu nộp ngân sách nhà nước được thể hiện qua Bảng 4.4.

Bảng 4.4. Quản lý đối tượng thu nộp ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Thủy đến ngày 31/12/2016

TT Loại hình kinh tế ĐVT Tổng số DN, hộ SXKD trên địa bàn Tổng số DN, hộ SXKD thực hiện nghĩa vụ nộp thuế Tỷ lệ % số DN, Hộ SXKD thực thi nghĩa vụ thường xuyên I Doanh nghiệp DN 220 187 85 1 Công ty TNHH C.ty 85 68 80,0 2 Công ty cổ phần C.ty 62 53 85,48 3 Doanh nghiệp tư nhân DN 50 46 92 4 Hợp tác xã HTX 23 20 86,95 II Kinh tế hộ gia đình Hộ 1.087 1.087 100,00

Cộng 1.307 1.274 96,33

Tổng số DN, hộ SXKN trên địa bàn huyện theo số liệu thống kê của Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện tính tới thời điểm 31/12/2016 là 1.307 đối tượng, trong đó chiếm đa số là thành phần kinh tế hộ gia đình (1.087 hộ) chiếm trên 80%. Tỷ lệ hộ đăng ký sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế là 100%.

Có thể nói để đạt được tỷ lệ cao đối với các hộ kinh doanh, sản xuất trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN như trên là một kết quả rất đáng khích lệ của đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ thu NSNN trên địa bàn huyện. Trên thực tế, các hộ kinh doanh sản xuất là đối tượng cần phải có giải pháp thu đặc thù so với các đối tượng nộp là thành phần kinh tế khác, bởi lẽ hộ kinh tế này thường chưa xây dựng bộ máy kế toán riêng nên việc hạch toán kế toán, xác định số thuế còn rất khó khăn. Để xác định số thuế phải nộp cơ quan thuế thường phải tự tính toán và sử dụng phương pháp khoán thu. Trên cơ sở căn cứ số liệu lịch sử về doanh thu và mức thuế của NNT kết hợp với hoạt động điều tra xác định doanh thu phát sinh thực tế để ấn định mức doanh thu và mức thuế khoán.

Thực hiện quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo

phương pháp khoán, định kỳ trong tháng 12 hàng năm các Đội thuế liên xã, thị

trấn phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế các xã, thị trấn thực hiện rà soát các hộ

kinh doanh trên địa bàn để tiến hành điều tra và xây dựng doanh thu, mức thuế

khoán cho năm mới. Công tác điều tra doanh thu được thực hiện theo quy trình

quản lý như sau:

Cán bộ thuế tổ chức in, phát tờ khai, hướng dẫn và đôn đốc hộ kinh doanh thực hiện kê khai doanh thu, mức thuế sau đó thu, nộp tờ khai.

Căn cứ tờ khai của các hộ kinh doanh và tài liệu điều tra, các Đội thuế liên xã, thị trấn xây dựng dự kiến doanh thu tính thuế của từng hộ để lập danh sách NNT có thu nhập thấp và NNT thuộc diện quản lý thu thuế hàng tháng.

Trên cơ sở dự kiến doanh thu và mức thuế khoán của từng hộ, các Đội

thuế báo cáo và trao đổi trong Hội đồng tư vấn thuế các xã, thị trấn sau đó công bố công khai để hộ kinh doanh và nhân dân tham gia ý kiến.

Căn cứ các ý kiến tham gia của Hội đồng tư vấn thuế các xã, thị trấn và NNT. Các Đội thuế thực hiện các điều chỉnh về doanh thu, mức thuế báo cáo Hội đồng tư vấn thuế thông qua bằng văn bản. Sau đó chuyển danh sách NNT về Chi cục thuế xét duyệt, tính thuế và lập sổ bộ thuế.

Như vậy, việc quản lý căn cứ tính thuế nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Thanh Thủy trong những năm qua đã được thực hiện theo đúng quy trình quản lý do Tổng cục thuế ban hành. Tuy nhiên, trên thực tế công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như tình trạng bỏ sót NNT

không đưa và bộ quản lý, doanh thu và mức thuế khoán chưa sát với thực tế

kinh doanh của NNT.

Đối với các DN trên địa bàn có sự phức tạp hơn do một số DN có đăng

ký kinh doanh tuy nhiên qua quá trình hoạt động thua lỗ dẫn tới ngừng hoạt

động nhưng lại chưa làm thủ tục ngừng hoạt động hoặc một số DN vẫn chây ỳ không chịu thực thi nghĩa vụ nộp NSNN do đó tỷ lệ số DN thường xuyên nộp thuế theo thống kê của cơ quan thuế chỉ đạt 96,33%. Phân theo loại hình DN thì các Công ty TNHH trên địa bàn huyện là có tỷ lệ nộp thuế thường xuyên thấp nhất, chỉ đạt 80%.

Đối với công tác đăng ký thuế: Thực hiện tốt việc đăng ký thuế và cấp mã số thuế cho các tổ chức, cá nhân một cách thuận lợi, nhanhchóng, đáp ứng được yêu cầu, quyền lợi cho người nộp thuế. Hàng năm, Chi cục thuế huyện Thanh Thủy thực hiện đăng ký và cấp MST mới cho khoảng 150 – 200 NNT, chủ yếu là các hộ kinh doanh, một số là các doanh nghiệp do Cục thuế tỉnh Phú Thọ cấp

MST. Thông tin về NNT mới phát sinh đều được cập nhật đầy đủ, chính xác vào

ứng dụng quản lý thuế. Do đó, việc khai thác, thu thập, xử lý thông tin của NNT để phục vụ cho công tác quản lý thuế của các bộ phận chuyên môn dễ dàng và thuận tiện. Bên cạnh đó, công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cũng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế, hạn chế thất thu cho NSNN.

Đối với công tác quản lý kê khai thuế: Định kỳ, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh thực hiện kê khai và nộp HSKT bằng các hình thức nộp trực tiếp tại

CQT hoặc qua đường bưu điện. Kể từ năm 2013, ngành thuế đã bắt đầu triển khai việc kê khai thuế qua mạng Internet. Do đó, hiện nay hầu hết NNT đã lựa chọn và thực hiện việc nộp HSKT qua mạng hoặc kê khai trực tuyến trên hệ thống mạng Internet. Tại Chi cục thuế huyện Thanh Thuỷ, công tác quản lý kê khai thuế của NNT được thực hiện tương đối tốt, theo đúng quy định tại quy trình quản lý kê khai thuế ban hành kèm theo Quyết định số 1864/QĐ-TCT ngày

HSKT và không nộp HSKT, xảy ra đối với một số NNT mới thành lập, chưa đi vào hoạt động SXKD.

Theo đánh giá chung của cán bộ quản lý thu trên địa bàn, việc chấp hành

nghĩa vụ nộp thuế đã được các doanh nghiệp chấp hành tương đối nghiêm túc, số thu thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm của huyện đều năm sau cao hơn năm trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 69 - 72)