Kết quả thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 65 - 69)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Khái quát tình hình thu NSNN trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

4.1.4. Kết quả thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Thủy

Qua bảng số liệu 4.2 ta thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân tổng thu NSNN trên địa bàn huyện Thanh Thủy trong giai đoạn 2014-2016 là 115,83%. Trong

tổng thu NSNN, tỷ lệ điều tiết giữa NSTW và NSĐP có sự biến động theo chiều hướng tăng dần số thu của NSTW, cụ thể năm 2014, số thu của NSTW là 1.280,88 triệu đồng thì tới năm 2016 tăng lên là 1.453,75 triệu đồng.

Đối với các khoản thu thuộc NSĐP, có sự biến động giữa tỷ lệ điều tiết các khoản NS tỉnh, huyện và xã. Theo đó tỷ lệ điều tiết thu NS huyện có sựbiến động mạnh nhất, giảm từ 132,06% năm 2015 so với năm 2014 còn 98,41% năm 2016 so với năm 2015. Năm 2016 là năm tiếp theo quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, cắt giảm đầu tư công, giảm chi tiêu NSNN. Sản xuất kinh doanh đã có xu thế phát triển song còn chậm, sức mua thị trường chưa cao, nhiều sản phẩm chủ lực có lượng hàng tồn kho lớn, kéo dài. Doanh nghiệp trên địa bàn huyện là những doanh nghiệp nhỏ, kém cạnh tranh, kinh nghiệm thị trường hạn chế nên tình hình SXKD phát triển ở tốc độ chậm. Do vậy chưa tạo ra sự biến động về thu ngân sách huyện trên địa bàn.

Bảng 4.2. Kết quả thu NSNN huyện Thanh Thủy theo phân cấp nguồn thu ngân sáchgiai đoạn 2014-2016 TT Nội dung 2014 2015 2016 So sánh SL (Tr đ) CC (%) SL (Tr đ) CC (%) SL (Tr đ) CC (%) 15/14 16/15 BQ 1 Tổng thu NSNN 431.535,06 100,00 552.075,28 100,00 572.649,48 100,00 127,93 103,73 115,83 2 NSTW 1.280,88 0,29 1.353,65 0,25 1.453,75 0,25 105,68 107,39 106,54 3 NSĐP 430.254,18 99,71 550.721,63 99,75 571.195,73 99.75 127,99 103,72 115,86 - NS tỉnh 12.753,31 2,96 21.295,6 3,87 30.071,42 5,26 166,98 141,21 154,09 - NS huyện 331.322,26 77,0 437.641,54 79,47 430.691,56 75,40 132,06 98,41 115,24 - NS xã 86.178,61 20,04 91.784,48 16,66 110.432,74 19,34 106,50 120,32 113,41 Nguồn: Phòng tài chính kế hoạchhuyện Thanh Thủy (2014-2016)

Để đạt được kết quả thu NSNN trên địa bàn huyện, trong những năm qua UBND huyện Thanh Thủy đã chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thu ngân sách, tập trung vào các nguồn thu chính

trên địa bàn như: thuế ngoài quốc doanh, thu tiền sử dụng đất ở dân cư, thu phí, lệ phí nên thu ngân sách đạt kết quả cao. Cơ cấu thu NSNN trên địa bàn huyện Thanh Thủy được thể hiện qua bảng số liệu 4.3, cụ thể như sau:

Các nguồn thu chủ yếu của NSNN trên địa bàn huyện Thanh Thủy là do các khoản thu cân đối NS nhà nước, trong đó thu nội địa và thu hỗ trợ từ ngân sách cấp trên luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu NSNN.

Bảng 4.3. Tỷ trọng các khoản thu trong tổng thu nội địa NSNN

huyện Thanh Thủy giai đoạn 2014-2016

Nội dung

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số thu (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số thu (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số thu (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1. Thu từ DNNN TW 579 1,16 769 1,02 616 0,54 2. Thu từ DNNN địa phương 174 0,35 235 0,31 291 0,25 3. Thu từ DN có vốn ĐTNN 0 0 0 0 0 0 4. Thu từ khu vực ngoài quốc doanh 19.125 38,49 33.515 44,31 42.186 36,85 5. Thu lệ phí trước bạ 3.359 6,76 6.112 8,08 8.182 7,15 6. Thu thuế sử dụng đất phi NN 190 0,38 190 0,25 48 0,04 7. Thu thuế nhà đất 0 0 0 0 0 0 8. Thu thuế TNCN 598 1,23 1.944 2,57 2.180 1,96 9. Thu phí và lệ phí 6.339 12,76 6.927 9,16 9.409 8,22 10. Thu tiền sử dụng đất 12.768 25,70 17.359 22,95 42.226 36,89 11.Thu tiền thuê đất 409 0,82 825 1,09 423 0,37 12.Thu tại xã 4.027 8,1 4.219 5,58 4.714 4,12 13.Thu khác ngân sách 2.112 4,25 3.536 4,68 4.192 3,66

Tổng 49.680 100 75.631 100 114.467 100

Nguồn: UBND huyện Thanh Thủy (2014-2016)

Qua bảng 4.3 ta thấy các khoản thu nội địa NSNN huyện Thanh Thủy giai đoạn 2014 -2016 tăng từ 49.680 triệu đồng năm 2014 lên 114.467 triệu đồng năm 2016 với tốc độ tăng trung bình trong giai đoạn này là 51,79%. Trong đó thu từ khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ cao nhất và tăng liên tục trong 3 năm, năm 2014 chiếm 38,49%, năm 2015 chiếm 44,31%, năm 2016 chiếm 36,85%. Đứng thứ hai là thu từ tiền sử dụng đất tăng từ 12.768 triệu đồng năm 2014 lên 42.226

triệu đồng năm 2016 chiếm 36,89% tỷ trọng các khoản thu nội địa năm 2016. Đứng thứ ba là thu phí và lệ phí chiếm 8,22% năm 2016, thứ tư là thu lệ phí trước bạ tăng đều trong ba năm chiếm 7,15% năm 2016, các khoản thu tại xã cũng có xu hướng tăng dần, chiếm tỷ lệ 4,12% năm 2016. Còn các khoản thu còn lại chiếm tỷ lệ khá nhỏ.

Như vậy trong các khoản thu nội địa của huyện Thanh Thủy vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các khoản thu khu vực tư nhân và các khoản thu bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức và nhân dân. Các hoạt động thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước Trung ương và địa phương chiếm tỷ lệ thấp, chưa thu hút được đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, huyện nên cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư

vào huyện và hỗ trợ cá nhân, tổ chức kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Trong những năm qua, mặc dù chịu nhiều tác động từ khó khănchung của

kinh tế cả nước và của tỉnh. Nền kinh tế mặc dù cơ bản phát triển ổn định, song tình hình kinh tế - xã hội của huyện vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại như: Hoạt động của các doanh nghiệp giảm sút đáng kể; sản xuất nông lâm nghiệp vẫn khó khăn về thị trường tiêu thụ,... Bên cạnh đó, các nguồn lực dành cho đầu tư hạn hẹp, diễn biến bất thường của thời tiết, mưa bão nhiều,... nhưng do tập trung chỉ đạo, bám sát mục tiêu nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, kịp thời tháo gỡ, xử lý những việc mới phát sinh ngay tại cơ sở nên tình hình kinh tế - xã hội của huyện vẫn phát triển khá ổn định qua đó đảm bảo chỉ tiêu thu NSNN được giao hàng năm. Tuy nhiên, với đặc trung là một huyện nông nghiệp, do đó các khoản thu từ kinh tế quốc doanh chiếm tỷtrọng rất nhỏ, dưới 0,3% hàng năm. Thu từ khu

vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản thu nội địa, xong lại có xu hướng tăng giảm không đều qua các năm. Điều này phản ảnh sự biến động của nền kinh tế trên địa bàn huyện còn nhiều khó khănvà trở ngại.

Tuy nhiên, qua bảng trên cho thấy một số khoản thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách trên địa bàn, như: thu tiền sử dụng đất, thu phí, lệ phí, thu khác ngân sách có xu hướng không ổn địnhvà có chiều hướng tăng dần. Mặc dù, thu tiền sử dụng đất là một chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu NSNN trên địa bàn nhưng chỉ tiêu này không mang tính bền vững và có xu hướng giảm dần qua các năm tiếp theo trong giai đoạn về sau khi các quỹ đất dần bị hạn hẹp.

Trong khi đó các khoản thu có tính bền vững, như: thu từ các DN, thuế TNCN,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 65 - 69)