Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nghĩa vụ, ý thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 104 - 107)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp hoàn thiện quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Thanh Thủy

4.4.5. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nghĩa vụ, ý thức

Công tác tuyên truyền giúp cho mọi người dân hiểu được bản chất của thuế, mục đích sử dụng tiền thuế, lợi ích từ tiền thuế mà mỗi người dân được hưởng và lợi ích chung của toàn xã hội, từ đó họ nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ trong việc nộp thuế và lệ phí cho nhà nước, tự nguyện chấp hành pháp luật thuế đồng thời phối hợp, hỗ trợ tích cực cho ngành thuế trong việc tuyên truyền, phổ biến về thuế.

Trong thời gian tới, Chi cục thuế, Phòng Tài chính-KH huyện cần phối hợp với Đài phát thanh, truyền hình địa phương xây dựng chuyên mục về thuế định kỳ với nội dung: giới thiệu các chính sách thuế, chế độ về thuế, phóng sự về hoạt động của ngành thuế, giải đáp các câu hỏi vướng mắc về thuế,...

Phối hợp với Ban tuyên giáo Huyện ủy, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, các cơ quan báo, đài để đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách thuế, lệ phí với các hình thức đa dạng, phong phú để mọi tổ chức, cá nhân trong xãhội có thể hiểuđược bản chấtcủa thuế, lệ phí.

Thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong công tác quản lý thu NSNN, làm cho công tác quản lý thu NSNNtrở

thành công tác toàn dân.

Phát hành các ấn phẩm tuyên truyền và đổi mới các khẩu hiệu tuyên truyền trên các pano, áp phích theo hướng dễ hiểu, dễ nhớ và thiết thực.

Giám sát chặt chẽ việc thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế của đối tượng nộp thuế, có biện pháp kịp thời để đôn đốc việc kê khai nộp thuế của đối tượng nộp thuế theo quy định của các Luật Thuế hiện hành. Theo dõi được số nợ theo từng loại thuế, mức nợ, nguyên nhân của từng khoản nợ thuế và kết hợp với việc phân tích thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh của đối tượng nộp thuế để có kế hoạch, biện pháp thu nợ cho phù hợp. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số

15/2005/CT-TTg ngày 14/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp nợ

đọng và chống thất thu ngân sách. Các đội thuế thuộc chi cục thuế phải tăng cường đôn đốc thu nộp nhanh, gọn số thuế phát sinh hàng tháng, hàng quý, kiên quyết không để số thuế nợ đọng phát sinh nhiều hơn, đối với trường hợp chậm nộp tiền thuế phải áp dụng ngay biện pháp phạt chậm nộp theo quy định; trường hợp phạt chậm nộp cơ sở kinh doanh vẫn không chấp hành phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế buộc cơ sở kinh doanh phải nộp thuế. Đồng thời phải xác định rõ nguyên nhân nợ thuế ở do cán bộ thuế hay từ cơ sở kinh doanh từ đó thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

Thống kê số nợ đọng thuế cũ để có các biện pháp giải quyết phù hợp với từng trường hợp cụ thể :

Nếu cơ sở kinh doanh không gặp khó khăn, có khả năng tài chính để nộp thuế nhưng không nộp thì phải áp dụng ngay các biện pháp cưỡng chế để thúc đẩy cơ sở kinh doanh nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Nếu cơ sở kinh doanh gặp khó khăn, chưa có điều kiện nộp thì vận động cơ sở kinh doanh làm cam kết xác định thời gian nộp xong số thuế nợ đọng, kể cả áp dụng nộp dần làm nhiều lần.

Đối với cơ sở kinh doanh đã ngừng hoạt động, giải thể, phá sản phải phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh

doanh. Đối với các cơ sở bỏ trốn: Lập danh sách, xác định cụ thể số thuế nợ

đọng, báo cáo và đề nghị Uỷ ban nhân dân chỉ đạo các ngành phối hợp truy tìm

chủ cơ sở để thu số thuế nợ đọng.

trưởng đội thuế. Yêu cầu các đội thuế phải làm hết trách nhiệm của mình. Kiên quyết trong xử lý nhất là các trường hợp đã ra quyết định xử lý phải tổ chức thực hiện bằng được, không để tồn đọng tạo sự nghiêm minh của pháp luật.

Phát hiện kịp thời các doanh nghiệp đã bỏ trốn, qua giám sát việc kê khai, nộp thuế của các doanh nghiệp, nếu quá thời hạn nộp tờ khai mà doanh nghiệp vẫn chưa nộp hoặc đã quá thời hạn nộp thuế mà doanh nghiệp vẫn không nộp thuế thì các chi cục thuế cần áp dụng ngay các biện pháp nhằm xác định doanh nghiệp có còn hoạt động nữa không, nếu doanh nghiệp còn hoạt động thì động viên doanh nghiệp nộp tờ khai, nộp thuế, nếu doanhnghiệp đã di chuyển sang địa điểm mới thì yêu cầu đại diện hợp pháp hoặc kế toán trưởng của doanh nghiệp phải khai báo lại địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp và yêu cầu nộp tờ khai, nộp thuế. Trường hợp xác định doanh nghiệp đã bỏ trốn thì thông báo choSở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan bảo vệ pháp luật biết, đồng thời thông báo công khai để tránh lợi dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 104 - 107)