Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu NSNN tại huyện Thanh Thủ y-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 91 - 96)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu NSNN tại huyện Thanh Thủ y-

HUYỆN THANH THỦY - TỈNH PHÚ THỌ

4.3.1. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ trên địa bàn huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ

Bộ máy tổ chức, quản lý đối với công tác thu ngân sách nhà nước là một trong những nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả công tác quản lý thu NSNN. Bộ máy được tổ chức, bố trí hợp lý, gọn nhẹ, được trang bị kỹ thuật hiện đại sẽ giúp theo dõi, quản lý tốt tới từng đối tượng thực hiện thu NSNN. Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý thu NSNN, giữa chính quyền các cấp với các cơ quan chức năng cũnghết sức quan trọng trong việc tổ chức, triển khai,

theo dõi, giám sát công tác thu ngân sách nhà nước tại từng đơn vị, công trình,

đối tượng. Bên cạnh đó, nănglực của cán bộ làm công tác quản lý thu NSNN có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay không thành công, đến kết quả và hiệu quả quản lý thu NSNN tùy theo vị trí công tác của cán bộ trong hệ thống. Cánbộ với nhận thức, ý thức trách nhiệm, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, thông thạo sử dụng các công cụ hiện đại sẽ giúp triển khai, quản lý tốt thu NSNN. Ngược lại, cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệpvụ yếu sẽ dễ dẫn đến thất thu, bội chi ảnh hưởng lớn đến khả năng tựcân đối NSNN tại địa phương.

Từ giai đoạn 2012 - 2016 thực hiện nghị quyết số 27/2011/NQ - HĐND ngày 15 tháng 12 năm 2011 của tỉnh Phú Thọ về chủ trương tuyển dụng sinh viên đại học, thạc sỹ về công tác tại các xã, phường trong đó có tuyển dụng cho công tác quản lý ngân sách cấp huyện, UBND huyện đã thực hiện tuyển dụng và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ công chức kế toán - tài chính và thực hiện mỗi xã, thị trấn có 02 cán bộ tài chính - kế toán. Hàng năm, phòng tài chính kế hoạch huyện phối hợp

với UBND huyện, sở tài chính tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ, cập nhật

các chế độmới theo quy định của Bộ tài chính để các đơn vị quản lý tốt NSNN.

Bảng 4.17. Trình độ cán bộ quản lý tài chínhNSNN trên địa bàn huyện

Thanh Thủy đến ngày 31/12/2016

ĐVT: Người

TT Đối tượng Tổng số

Trong đó Trình độ chuyên môn Nam Nữ g cấpTrun đẳngCao Đại học Trên đại

học

1 Cán bộ cấp huyện 43 25 18 2 6 26 4 - Phòng Tài chính kế hoạch 7 4 3 6 1 - Chi cục thuế huyện 25 15 10 2 6 13 4 - Kho bạc nhà nước 11 6 5 10 1 2 Cán bộ cấp xã 45 27 18 3 7 35 0 - Chủ tịch UBND xã, thị trấn 15 15 5 10 0 - Cán bộ kế toán tài chính 30 12 18 3 2 25 0 Nguồn: Phòng tài chính - kế hoạch huyện Thanh Thủy (2017)

Hiện nay bộ máy quản lý tài chính ngân sách cấp xã của huyện gồm 45 cán

bộ công chức (trong đó trình độ đại học 27 người, cao đẳng 7 người, trung cấp 03 người). Cán bộ chuyên quản phụ trách của các đơn vị như phòng Tài chính- Kế hoạch, Chi cục thuế, KBNN huyệncơ bản được đào tạo từ bậc đại học trở lên với độ tuổi còn khá trẻ có tinh thần học hỏi và nghiên cứu trong công việc. Nhìn chung các

đơn vị trong bộ máyquản lý tài chính ngân sách trên dịa bànđã phối kết hợp trong công tác quản lý ngân sách một cách chặt chẽ, đa số nắm bắt được nghiệp vụ và nhiệm vụ của mình; đáp ứng được nguồn nhân lực trong việc điều hành ngân sách trên địa bàn huyệnđảm bảo quản lýđược ngân sách nhằm giúp cho chính quyền cơ sở vững mạnh. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn một số tồn tại

- Đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách cấp huyện đã được tuyển chọn, trình

độ chuyên môn theo chuẩn hoá xong một số cán bộ trình độ năng lực chưa thật sự đáp ứng được đòi hỏi công việc điều hành quản lý ngân sách cấp huyện; những cán bộ cũ được đào tạo cònchắp vá để đảm bảo chuẩn hoá, còn những cán bộ mới tuyển chưa đủ kinh nghiệm trong công việc.

- Đội ngũ cán bộ tài chính - kế toán ngân sách tuy đã được chuẩn hoá và phân công thành kế toán thu, kế toán chi ngân sách nhưng trong thực tế một số cán bộ còn chưa nắm được đầy đủ quy trình quản lý, chưa làm hết chức năng

nhiệm vụ đã được phân công; nhiều xã, thị trấnchưa quan tâm đến chức năng thu ngân sách mà chủ yếu tập trung vào kế toán chi ngân sách. Chính vì vậy mà chưa khai thác hết khả năng cũng như năng lực của từng cán bộ.

- Đối với đội ngũ kế toán - tài chính xã sau 3 năm công tác bị thay đổi cơ quan làm việc, luân chuyển định kì sang đơn vị khác nên ảnh hưởng đến công tác tham mưu điều hành, quản lý ngân sách.

- Còn một số cán bộ tài chính - kế toán ngân sách cấp xã, thị trấn làm việc

lâu năm có trình độ, có kinh nghiệm nhưng vì lợi ích cục bộ địa phương nên cố ý làm trái như che dấu nguồn thu để đề nghị cấp trên tăng trợ cấp làm cho việc phản

ánh thu- chi ngân sách cấp xã, thị trấnthiếu minh bạch. Bên cạnh đó việc nắm bắt

chế độ chính sách mới về quản lý tài chính - ngân sách của một số cán bộ tài chính

- kế toán ngân sách cấp huyện chưa kịp thời dẫn tới việc thực hiện không đúng. Năng lực của cán bộ quản lý thu có ảnh hưởng rất lớn tới công tác thu ngân sách nhà nước bởi lẽ những cán bộ thu có năng lực, trình độ chuyên môn cao sẽ làm việc hiệu quả hơn cán bộ có trình độ thấp, ngoài ra khả năng nhìn nhận sự việc và giải quyết công việc của họ cũng dễ dàng hơn. Họ có kinh nghiệm trong công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thu ngân sách nên hạn chế được tình trạng thất thu ngân sách.

Bảng 4.18. Đánh giá về cán bộ làm công tác quản lý thu NSNN

trên địa bàn huyện Thanh Thủynăm 2017

Chỉ tiêu đánh giá

Tính chung Tổ chức Hộ gia đình, cá nhân SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 1.Cán bộ hướng dẫn thủ tục và các yêu cầu liên quan

- Dễ hiểu 32 53,3 12 37,5 20 62,5 - Tạm được 20 33,3 15 75 5 25 - Khó hiểu 8 13,4 3 37,5 5 62,5 2. Thái độ phục vụcủacán bộ thu

- Nhiệt tình chu đáo 40 66,7 20 50 20 50 - Bình thường 17 28,3 12 70,6 5 29,4 - Hạch sách, phiền hà 3 5 1 33,3 2 66,7

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017)

cao năng lực trình độvà thái độ phục vụcủa cán bộ quản lý thu và thực hiện thu ngân sách tại huyện Thanh Thủy. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp hạn chế được tình trạng thất thu ngân sách vì các đối tượng nộp ngân sách tin tưởng vào các cán bộ thực hiện công tác thu ngân sách thì họ sẽ nghe theo sự chỉ đạo của cán bộ thu ngân sách về đường lối chính sách thu NSNN từ đó mà người nộp ngân sách hiểu và tuân thủ nghĩa vụ nộp ngân sách của đơn vị mình. Một bộ phận cán bộ quản lý thu ngân sách trình độ hiểu biết và thực thi chính sách quản lý thu ngân

sách, kỹ năng quản lý chuyên sâu còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý thu ngân sách hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ trong một số trường hợp còn chưa công tâm, khách quan giữa quyền lợi nhà nước với quyền lợi của người nộp ngân sách, chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của người nộp ngân sách trong việc thực thi pháp luật NSNN.

Mặt khác cán bộ thu ngân sách được trang bị kiến thức kỹ năngtốt sẽ có bản lĩnh vượt qua được những cám dỗ, họ làm việc công tâm và có trách nhiệm hơn, đối lập là những cán bộ trình độ thấp thường ỉ lại, làm việc kém hiểu quả tạo kẽ hở cho các đối tượng có thể trốn thuế.Do đó, trong thời gian tới cần tiếp tục nâng cao trình

độ, nhắc nhở các cán bộ có thái độ làm việc chưa đúng đối với người nộp ngân sách để chống thất thu thu và tăng nguồn thu cho ngân sách trên địa bàn.

4.3.2. Phương tiện và khoa học công nghệ phục vụ cho công tác thu

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý nói chung và quản lý thu ngân sách nói riêng là đặc biệt quan trọng, nhất là khi công việc gắn liền với giá trị tiền rất lớn là một việc vô cùng quan trọng.

Thực tế hiện nay có rất nhiều các phần mềm máy tính có chất lượng tốt giúp quản lý ngân sách một cách hiệu quả như PX 2.0, Misa, phần mềm quản lý ngân sách xã, quản lý tài sản. Tuy nhiên, do ngân sách còn nhiều hạn chế, chính vì vậy hiện tại huyện đã đầu tư phần mềm kế toán Misa, chưa có phần mềm quản lý ngân sách xã, quản lý tài sản. Chính vì vậy, công tác quản lý, đối chiếu số liệu kế toán giữa cơ quan Kho bạc và cơ quan tài chính rất dễ sai sót, nhầm lẫn, dẫn đến sai số và hiệu quả không cao. Vì vậy, việc trang bị phần mềm quản lý ngân sách xã và các công nghệ khác phục vụ quản lýngân sách là vô cùng cần thiết.

Mặt khác, hệ thống cơ sở vật chất như bàn, ghế, tủ đựng tài liệu,... của hầu hết các đơn vị cơ bản đã cũ và không được nâng cấp nhiều năm nay. Điều này

ảnh hưởng rất lớn tới công tác lưu trữ, bảo quản các tài liệu quan trọng về quản

lý tài chính.

4.3.3. Ý thức chấp hành của người nộp ngân sách

Bảng 4.19. Đánh giá về ý thức của người nộp thuế tại huyện Thanh Thủy

năm 2017 TT Nhận định Tổng số Trả lời Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Người nộp ngân sách có trình độ hiểu biết về

các luật thuế, phí và quy trình thực hiện 60 25 41,7 2 Các đơn vị trên địa bàn đã chấp hành tốt nghĩa

vụ thu nộp NSNN 30 20 66,7 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)

Sự hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành luật của các cơ sở, các hộ sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Mục tiêu của các đối tượng này là lợi nhuận thu được, hạn chế các khoản đóng góp, càng ít đóng góp nghĩa vụvới nhà nước càng có lợi cho tổ chức và gia đình. Trình độ nhận thức về thuế và các khoản giao nộp khác cũng như ýthức chấp hành pháp luật thuế và nghĩa vụ tài chính đối với các khoản thutheo quy định của dân cư và các thành phần kinh tế ảnh hưởng rất lớn đếncông tác quản lý thu ngân sách .

Mọi chủ trương chính sách nói chung, thu ngân sách nói riêng nếu không có sự ủng hộ của nhân dân thì không thể thành công được, muốn được nhân dân ủng hộ và có ý thức chấp hành các chính sách, chế độ đó thì trước hết phải làm cho họ hiểu và tự giácthực hiện. Ngân sách nhànước luôn yêu cầu thu đúng, thu đủ đảm bảo theo quy định, còn doanh nghiệp và nhân dân luôn muốn giảm chi phí đóng góp. Nếu nhân dân không hiểu hoặc luôn tìm cách để gian lận, trốn lậu thuế thì công tác quản lý thuế sẽgặp rất nhiều khó khăn.

Ý thức chấp hành của người nộp ngân sách có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Trên địa bàn huyện Thanh Thủyhiện nay có nhiều đơn vị tham gia sản xuất, kinh doanh,... với rất nhiều quy mô khác nhau. Song, ý thức chấp hành của người nộp thuế chưa cao đã ảnh hưởng tới việc thực thi chính sách. Nhiều đơn vịkinh doanh sản xuất vì thiếu hiểu biết trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước nhưng cũng có nhiều đơn vị sản xuất

kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân lợi dụng kẽ hở của chính sách, sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan Nhà nước để cố tình trốn tránh nghĩa vụ nộp NSNN điều này dẫn tới thất thu ngân sách nhà nước.

Bảng 4.20. Đánh giá của DN và hộ sản xuất kinh doanh về tình hình quản lý

thu NSNN trên địa bàn huyện Thanh Thủynăm 2017

TT Nội dung Tốt Bình thường Chưa tốt SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) 1 Chất lượng phục vụ các thủ tục hành chính liên quan đến thu NSNN 50 83,33 10 16,67 0 0,0 2 Cơ sở hạ tầng 15 25,0 25 41,7 20 33,3 3 Tính đa dạng trong các hình thức nộp thuế ở địa phương 38 63,33 10 16,67 12 20,0 4 Sự minh bạch trong các khoản thu thuế ở địa phương

34 56,67 16 26,66 10 16,67 Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Theo đánh giá của các DN, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn cho thấy tinh thần thái độ, nghiệp vụ của các cán bộ thu thế được đánh giá cao, chất lượng phục vụ các thủ tục hành chính liên quan đến thu NS cũng được đánh giá cao dù cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư nhiều. Tuy nhiên, việc áp dụng linh hoạt hình thức nộp thuế ở địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, các hình thức nộp thuế đối với các hộ dân chủ yếu là thu trực tiếp, việc áp dụng nộp thuế qua kho bạc chưa được áp dụng đối với các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ. Sự minh bạch trong các khoản thu thuế ở địa phương như thuế môn bài, thuế tài nguyên, phí và lệ phí, thuế nhà đất, lệ phí trước bạ được đánh giá tương đối tốt. Thực tế các khoản thu này đều có các hóa đơn, chứng từ cụ thể và được thu theo các quy định, chính sách của Nhà nước do đó không có sự sai phạm trong việc quản lý các nguồn thu này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 91 - 96)