Thực tiễn trong quản lý thu ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 40)

trên thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc là một nước nghèo khoáng sản, chỉ có một ít than mỡ và quặng. Trên 70% diện tích tự nhiên là rừng núi, tiềm năng về nông nghiệp

không có gì đặc biệt. Với diện tích 990.000km, nằm ở phía Đông Bắc, giáp biển

Thái Bình Dương. Lợi thế duy nhất của Hàn Quốc là có một vị trí thuận lợi cho giao thông quốc tế và phát triển du lịch. Với dân số là 48,2 triệu người, Hàn Quốc là một trong các quốc gia đông dân nhất của các nước NICs. Do lịch sử để lại, những năm giữa thế kỷ 20, nước này bị chia cắt thành Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc. Kế hoạch phát triển kinh tế của Hàn Quốc lần thứ nhất 1961 - 1965 đã lựa chọn chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu. 1966 - 1971 là chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, năm

1972 - 1976 là chiến lược sản xuất các loại hàng thâm dụng tư bản như công

nghiệp nặng, công nghiệp hoá chất. Bước sang những năm 1980 Hàn Quốc chuyển sang sản xuất những sản phẩm có kỹ thuật cao, từ 1982 - 1986 các kế hoạch phát triển đều được xem xét ở 2 nội dung chính là kinh tế và xã hội. Năm 1991 thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc là 6.690 USD/1 người, đến 1997 đã đạt 11.390USD/1 người. Do khủng hoảng của tài chính, tiền tệ thu nhập bình quân đầu người có giảm, nhưng đến 2000 vẫn giữ ở mức 8.910 USD/1 người/1 năm. Ngày nay, Hàn Quốc đang nổi lên như một Quốc gia phát triển vào hãng ngũ mạnh nhất. Năm 1996 Hàn Quốc được kết nạp vào tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển OECD và xếp loại thứ 15 trên thế giới về chất lượng cuộc sống. Con người Hàn Quốc chính là nhân tố làm nên những thành công của nước này. Họ cần cù, chịu khó, tiết kiệm, tự tôn dân tộc và ham học hỏi, chịu ảnh hưởng nhiều của nền văn hoá Khổng giáo. Trong lĩnh vực quản lý ngân sách, Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Tài chính và kinh tế là cơ quan giúp Chính phủ đưa ra dự báo về thu ngân sách (Nguyễn Việt Cường, 2001).

Để đáp ứng nhu cầu dự báo thu NSNN chính xác, phục vụ cho hoạch định chi

ngân sách, năm 1992 Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập Học viện Tài chính công Hàn

Quốc. Đây là một viện nghiên cứu dưới hình thức hợp đồng (không thuộc Nhà nước). Nhiệm vụ chính là đưa ra các số liệu dự báo thu cung cấp cho các bộ, ngành liên quan tham khảo tronglập kế hoạch ngân sách, đồng thời là cơ quan đối trọng với Bộ Tài

chính và kinh tế trong việc đưa ra dự báo thu hàng năm. Qui trình dự báo thu như sau:

Vào ngày 20/7 - 15/9 hàng năm, Bộ Tài chính và kinh tế thực hiện dự báo thu của

mình và đưa ra phương án dự báo thu cuối cùng vào ngày 15/9 hàng năm (tham khảo phương pháp và số liệu dự báo thu của Học viện tài chính công). Từ ngày 15-9 đến 25/9, Bộ tài chính và kinh tế có thông báo gửi Bộ kế hoạch Ngân sách để tổng hợp trình Tổng thống duyệt trình ra Quốc hội. Trên cơ sở phương án dự báo thu do Bộ tài chính và kinh tế lập kết hợp với tổng dự báo thu thuế nội địa do Học viện tài chính công dự báo, Bộ kế hoạch và Ngân sách xem xét, tổng hợp và lập dự toán Ngân sách trình Tổng thống duyệt để trình ngân sách raQuốc hội quyết định. Dự báo thu này sử dụng để xác định khung dự toán chi ngân sách. Không phải chỉ tiêu pháp lệnh giao cho các địa phương thực hiện (Nguyễn Việt Cường, 2001).

Theo phân cấp của Chính phủ Hàn Quốc thì chính quyền địa phương có quyền chủ động rất cao trong lĩnh vực thu NSNN. Thu địa phương bao gồm: Thuế địa phương, thu ngoài thuế và trợ cấp liên chính quyền. Luật pháp bảo đảm quyền chủ động một phần đối với thuế địa phương: Dự luật thuế địa phương qui định diện thuế và thuế suất đối với thuếđịa phương. Hiến pháp qui định địa phương có thể qui định thuế suất địa phương trong một khung nhất định thường là trên dưới 50% thuế tiêu chuẩn. Tuy nhiên trên thực tế thì quyền chủ động đối với thuế địa phương chưa được thực hiện nên khi các chính quyền địa phương cần tăng thêm ngân sách, họ thường yêu cầu thêm từ thuế phân chia hoặc tăng thêm trợ cấp. Từ 1995 đến nay chưa địa phương nào tăng thuế suất địa phương (Nguyễn Việt Cường, 2001).

Hiện nay, để chống thất thu thuế góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và tăng nguồn thu, Hàn Quốc đã triển khai nhiều biện pháp quản lý thu nhập chuyển ra nước ngoài, yêu cầu doanh nghiệp, cá nhân khai báo tài khoản tài chính ở nước ngoài do cơ quan Dịch vụ thuế quốc gia khi giá trị tài khoản lớn hơn 1 tỷ won, nếu vi phạm phạt 10% (trước đây là 5%) số tiền không khai báo; điều tra các tập đoàn, doanh nghiệp lớn bị nghi ngờ có giao dịch bất hợp pháp với đối tác nước ngoài hoặc các nhà tài phiệt(Lan Ngọc, 2016).

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Singapore

“Singapore thu thuế thuận lợi”, đây là lời khen của ngành thuế nước ngoài

về công tác thuế vụ của Singapore và cũng là niềm tự hào của cán bộ thuế

Singapore.

Năm 2002 Singapore chỉ có 4 triệu dân địaphương và cư dân nước ngoài, thu

chiếmkhoảng 13% GDP. Năm 2001, trong tổngsố 1,8 triệungười dân nộp thuếchỉ

có 70 ngườibịcụcthuếđiều tra vì tộitrốnthuế.Sốtiềntrốnthuếchỉkhoảng 30 nghìn

đô la Singapore, sốngườinộpthuếchậm không khai báo chỉchiếmkhoảng 2%, điều

này cho thấyviệc nộp thuế theo pháp luật ở Singapore đãthực sựđi vào cuộc sống

(PhạmĐứcHồng, 2002).

Cải cách chế độ thuế tạo tâm lý thoải mái cho người dân khi nộp thuế:

Để giảm bớt cảm giác nặng nề của người dân, Chính phủ Singapore gần

đây tiếp thu kiến nghị của Uỷ ban nghiên cứu - đánh giá kinh tế, tiến hành cải

cách chế độ thuế hiện hành. Giảm thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh

nghiệptừ 26% xuống 24% và 22%, nhưngtăngthuế suất tiêu dùng từ 3% lên 5%

(năm nay do kinh tế sa sút nên thuế tiêu dùng thực tế tăng lên 4%). Với ý nghĩa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thuế tiêu dùng là thuế gián thu, không đánhtrựctiếp vào thu nhậpcủa cá nhân và

doanh nghiệp do đó làm giảm cảm giác khó chịu của người nộp thuế.Thuế tiêu

dùng được coi là loại thuế có hiệu quả, không chỉ phù hợp với chủ trương tăng

thuế của Chính Phủ và đáp ứng nguyện vọng giảm thuế của người dân mà còn

làm cho việc thu và điều tra thuế dễ dàng hơn.

Singapore thựchiệnchếđộ ngườinộpthuếtự khai báo, điều này trở thành

biện pháp giáo dục người nộp thuế thành thực khai báo. Thuế thu nhập của

Singapore chiếm 67% tổng thu nhậptừthuế, tháng 1 hàng nămCục thuếgửigiấy

khai báo nộp thuế cho người nộp thuế (bảng khai báo do kế toán hệ thống dựa

theo mã số thuế của người nộp, trong đó mã số thuế và thống nhất với số

CMTND), người nộp thuế sau khi điều phiếu khai báo gửi qua bưu điện hay

mạng khai báo cho Cục thuế.

Luật thuế Singapore quy định công dân nhất định phải khai báo toàn bộ

thu nhập của năm trước. Hàng năm trước ngày 31/7 các đơn vị pháp nhân phải

khai báo thu nhậpchịuthuếnămtrước.

Điều tra thuế tức là tiến hành điều tra sát hạchviệc khai báo không đúng,

đồngthời qua nhữngtrườnghợp vi phạmđiển hình nghiêm khắcxử lý nhằm giáo

dụcngười dân (PhạmĐứcHồng, 2002).

Kiểm tra cẩn thận, rõ ràng, xử phạt nghiêm minh:

Vấn đề mấu chốt của việc kiểm tra thuế là nắm được đầu mối kiểm tra.

Cục thuế Singapore sử dụng kho dữ liệu máy tính hiện đại để quản lý, phân tích

điều tra để tiến hành điều tra thuế. Hệ thống dữ liệu của Cục thuế có thểkết nối

với mạng lưới máy tính của các cơ quan của Chính phủ và các cơ quan khác, có

thể sửa đổi các địa chỉ mới chuyển, nắmbắt tình hình của người nộp thuế như:

xuấtcảnh, sinh, lão, bệnh,tử,mứclương,…

Đốivới các trường hợp có thủ đoạntrốnthuế, kê khai gian dối, làm giảsổ

kế toán, sửa chữadữ liệu, che dấu thu nhập,... luật thuế Singapore quy địnhđiều

khoản trừng phạt nghiêm khắc. Người trốn thuế sẽ bị khởi tố với tội danh lừa

đảo, không chỉ bịphạttiền nộpgấp 3 lần mà còn bị phán xử mức án có thời hạn.

Cơ quan thuế phát hiện người nộp thuế thực sự vi phạm lần đầu thường cho họ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

một cơ hộisửa chữa. Nếu họ vẫn tái diễn hành vi thì sẽ bị quy tộiđã biết nhưng

cố tình vi phạm. Pháp luậtcũngxử phạt các mứctừphạt hành chính đến truy cứu

trách nhiệm hình sự(PhạmĐứcHồng, 2002).

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thu ngân sách ở một sốđịa phương

2.2.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội. Vĩnh Phúc có nhiều tuyến giao thông quan trọng: đường bộ, đường sắt, đường sông, gần sân bay quốc tế Nội Bài cũng tạo nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập ngày 01/01/1997 theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX, Vĩnh Phúc có nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế; tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn đạt ở mức cao và tạo sự thay đổi sâu sắc, thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Trong 20 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Vĩnh Phúc đạt 15,37%, quy mô nền kinh tế tăng gần 40 lần so với năm 1997. Giá trị thu nhập bình quân đầu người tăng từ 2,18 triệu đồng lên 72,3 triệu đồng/người vào năm 2016.Từmột tỉnh phụ thuộc vào ngân sách trung ương, năm 1997 thu ngân sách chỉ đạt 114 tỷ, đến năm 2016 đạt trên 30 nghìn tỷ đồng, đứng thứ hai ở miền Bắc, sau Hà Nội.

Từ đầu năm 2016 UBND tỉnh đã ban hành nhiều giải pháp chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành rà soát các cơ chế, chính sách; chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho phát triển sản xuất kinh doanh. Do đó, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng khá so với năm 2015; thu ngân sách nhà nước vượt dự toán đề ra và tăng khá so

với năm trước; các lĩnh vực văn hoá - xã hội tiếp tục được quan tâm, an sinh xã hội được đảm bảo, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) năm 2016 theo giá so sánh dự kiến đạt 65.203 tỷ đồng, tăng 8,56% so với năm 2015.

Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 4.547 tỷ đồng, tăng 3,15% so với năm 2015, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 0,23 điểm; riêng ngành nông nghiệp đạt 4.256,5 tỷ đồng, tăng 3,61%, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 0,25 điểm. Tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng đạt 31.860 tỷ đồng, tăng 9,94% so với năm 2015, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 4,80 điểm. Trong đó, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp đạt 29.773 tỷ đồng, tăng 9,49%, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 4,30 điểm.

Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển. Giá cả thị trường ổn định, mạng lưới và cơ sở hạ tầng các trung tâm thương mại, chợ và các cơ sở kinh doanh tiếp tục được mở rộng và ngày càng hoàn thiện; tiếp tục thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại,... Tổng giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ đạt 12.420 tỷ đồng, tăng 6,26% so với năm 2015, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 1,19 điểm. Thuế sản phẩm đạt 16.645 tỷ đồng, tăng 9,23% so với cùng kỳ, đóng góp vào mức tăng trưởng chung của tỉnh là 2,34 điểm.

Cơ cấu kinh tế (cơ cấu giá trị tăng thêm) năm 2016 của tỉnh Vĩnh Phúc là: Khu vực I (Nông, lâm nghiệp và thủy sản) 10,41%; Khu vực II (Công nghiệp -

xây dựng) 61,97%; Khu vực III (các ngành dịch vụ) 27,62%.

Năm 2016, tỉnh đã tập trung chỉ đạo làm tốt công tác quản lý thu, chủ động rà soát từng khoản thu, kiểm tra, thanh tra việc hoàn thuế giá trị gia tăng bảo đảm đúng quy định, tăng cường biện pháp chống chuyển giá, xử lý nợ đọng, trốn thuế, kê khai không trung thực các khoản phải nộp NSNN, xử lý nghiêm các

trường hợp vi phạm đồng thời khai tháctốt các nguồn thu. Dự kiến tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 29.231 tỷ đồng, tăng 12,98% so với năm 2015, trong đó thu nội địa đạt 25.852 tỷ đồng, tăng 14,78% so với năm 2015.

Các lĩnh vực giáo dục đào tạo, dân số, việc làm và giảm nghèo, y tế và

chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, các hoạt động văn hoá xã hội khác đều đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững, nâng cao từng bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. (Niên giám thống kê Vĩnh

Phúc, 2016).

2.2.2.2. Kinh nghiệm của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Trong thời gian vừa qua, nguồn thu NSNN huyện Thanh Sơn tăng đáng kể. Một trong những nguồn thu chủ yếu là từ thuế, cho nên những kinh nghiệm từ thu thuế của huyện Thanh Sơn là rất đáng để học tập.

Về kinh tế, đến năm 2016 giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm (theo giá so sánh năm 2010) đạt 11%, trong đó: nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,2%; công nghiệp xây dựng 12,5%; dịch vụ thương mại 15,8%. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 41%; dịch vụ thương mại 31%; công nghiệp xây dựng 23%. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục có bước tăng trưởng khá và đạt kết quả tương đối toàn diện đã hình thành được các nhân tố mới trong sản xuất như phát triển theo hướng quy mô trang trại, gia trại; thu hút các doanh nghiệp đầu tư theo quy mô lớn tập trung; các mô hình trồng thử nghiệm cây ăn quả,... tạo cơ sở để nhân rộng trong thời gian tới.

Thực hiện chủ trương của Tổng cục Thuế và sự chỉ đạo của Cục Thuế tỉnh

Phú Thọ về thí điểm uỷ nhiệm thu thuế cho UBND xã, Chi cục Thuế huyện Thanh

Sơn triển khai tổ chức thực hiện từ quý I năm 2009, đến hết quý IV năm 2016 đã có

15/15 xã, thịtrấn của huyện được uỷ nhiệm thu thuế. Kết quả cho thấy các xã được uỷ nhiệm thu thuế đều hoàn thành vượt mức kế hoạch thu, riêng năm 2016hầu hết các xã, thị trấn đềutăng thu so với cùng kỳ năm 2015 về số hộ và số thuế thực thu từ 17% đến 20%. Cán bộ uỷ nhiệm thu của xã thay trưởng thôn đảm nhiệm thu thuế nhà đất bảo đảm quản lý chặt chẽ, thu đúng, thu đủ nộp kịp thời vào ngân sách.

Đến năm 2016, Chi cục Thuế huyện Thanh Sơn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước (NSNN), triển khai kịp thời các chính sách thuế, quản lý chặt chẽ, khai thác tốt các nguồn thu trên địa bàn; thu ngân sách bình quân hàng năm tăng 21,3%. Có 10/11 chỉ tiêu thu hoàn thành vượt mức kế hoạch giao. Xác định đây là năm kế hoạch có nhiều khó khăn trong công tác quản lý thu thuế, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn nên ngay từ những ngày đầu năm, lãnh đạo Chi cục thuế Thanh Sơn đã triển khai các giải pháp đồng bộ, nhằm khai thác triệt để nguồn thu cố định, nguồn thu phát sinh và nguồn thu còn tiềm ẩn trong phạm vi quản lý.

- Trước hết Chi cục sắp xếp lại đội ngũ công chức thuế phù hợp với năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 40)