Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thu ngân sác hở một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 43 - 46)

2.2. Thực tiễn trong quản lý thu ngân sách nhà nước

2.2.2.Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thu ngân sác hở một số địa phương

2.2.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội. Vĩnh Phúc có nhiều tuyến giao thông quan trọng: đường bộ, đường sắt, đường sông, gần sân bay quốc tế Nội Bài cũng tạo nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập ngày 01/01/1997 theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX, Vĩnh Phúc có nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế; tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn đạt ở mức cao và tạo sự thay đổi sâu sắc, thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Trong 20 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Vĩnh Phúc đạt 15,37%, quy mô nền kinh tế tăng gần 40 lần so với năm 1997. Giá trị thu nhập bình quân đầu người tăng từ 2,18 triệu đồng lên 72,3 triệu đồng/người vào năm 2016.Từmột tỉnh phụ thuộc vào ngân sách trung ương, năm 1997 thu ngân sách chỉ đạt 114 tỷ, đến năm 2016 đạt trên 30 nghìn tỷ đồng, đứng thứ hai ở miền Bắc, sau Hà Nội.

Từ đầu năm 2016 UBND tỉnh đã ban hành nhiều giải pháp chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành rà soát các cơ chế, chính sách; chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho phát triển sản xuất kinh doanh. Do đó, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng khá so với năm 2015; thu ngân sách nhà nước vượt dự toán đề ra và tăng khá so

với năm trước; các lĩnh vực văn hoá - xã hội tiếp tục được quan tâm, an sinh xã hội được đảm bảo, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) năm 2016 theo giá so sánh dự kiến đạt 65.203 tỷ đồng, tăng 8,56% so với năm 2015.

Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 4.547 tỷ đồng, tăng 3,15% so với năm 2015, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 0,23 điểm; riêng ngành nông nghiệp đạt 4.256,5 tỷ đồng, tăng 3,61%, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 0,25 điểm. Tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng đạt 31.860 tỷ đồng, tăng 9,94% so với năm 2015, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 4,80 điểm. Trong đó, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp đạt 29.773 tỷ đồng, tăng 9,49%, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 4,30 điểm.

Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển. Giá cả thị trường ổn định, mạng lưới và cơ sở hạ tầng các trung tâm thương mại, chợ và các cơ sở kinh doanh tiếp tục được mở rộng và ngày càng hoàn thiện; tiếp tục thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại,... Tổng giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ đạt 12.420 tỷ đồng, tăng 6,26% so với năm 2015, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 1,19 điểm. Thuế sản phẩm đạt 16.645 tỷ đồng, tăng 9,23% so với cùng kỳ, đóng góp vào mức tăng trưởng chung của tỉnh là 2,34 điểm.

Cơ cấu kinh tế (cơ cấu giá trị tăng thêm) năm 2016 của tỉnh Vĩnh Phúc là: Khu vực I (Nông, lâm nghiệp và thủy sản) 10,41%; Khu vực II (Công nghiệp -

xây dựng) 61,97%; Khu vực III (các ngành dịch vụ) 27,62%.

Năm 2016, tỉnh đã tập trung chỉ đạo làm tốt công tác quản lý thu, chủ động rà soát từng khoản thu, kiểm tra, thanh tra việc hoàn thuế giá trị gia tăng bảo đảm đúng quy định, tăng cường biện pháp chống chuyển giá, xử lý nợ đọng, trốn thuế, kê khai không trung thực các khoản phải nộp NSNN, xử lý nghiêm các

trường hợp vi phạm đồng thời khai tháctốt các nguồn thu. Dự kiến tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 29.231 tỷ đồng, tăng 12,98% so với năm 2015, trong đó thu nội địa đạt 25.852 tỷ đồng, tăng 14,78% so với năm 2015.

Các lĩnh vực giáo dục đào tạo, dân số, việc làm và giảm nghèo, y tế và

chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, các hoạt động văn hoá xã hội khác đều đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững, nâng cao từng bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. (Niên giám thống kê Vĩnh

Phúc, 2016).

2.2.2.2. Kinh nghiệm của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Trong thời gian vừa qua, nguồn thu NSNN huyện Thanh Sơn tăng đáng kể. Một trong những nguồn thu chủ yếu là từ thuế, cho nên những kinh nghiệm từ thu thuế của huyện Thanh Sơn là rất đáng để học tập.

Về kinh tế, đến năm 2016 giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm (theo giá so sánh năm 2010) đạt 11%, trong đó: nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,2%; công nghiệp xây dựng 12,5%; dịch vụ thương mại 15,8%. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 41%; dịch vụ thương mại 31%; công nghiệp xây dựng 23%. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục có bước tăng trưởng khá và đạt kết quả tương đối toàn diện đã hình thành được các nhân tố mới trong sản xuất như phát triển theo hướng quy mô trang trại, gia trại; thu hút các doanh nghiệp đầu tư theo quy mô lớn tập trung; các mô hình trồng thử nghiệm cây ăn quả,... tạo cơ sở để nhân rộng trong thời gian tới.

Thực hiện chủ trương của Tổng cục Thuế và sự chỉ đạo của Cục Thuế tỉnh

Phú Thọ về thí điểm uỷ nhiệm thu thuế cho UBND xã, Chi cục Thuế huyện Thanh

Sơn triển khai tổ chức thực hiện từ quý I năm 2009, đến hết quý IV năm 2016 đã có

15/15 xã, thịtrấn của huyện được uỷ nhiệm thu thuế. Kết quả cho thấy các xã được uỷ nhiệm thu thuế đều hoàn thành vượt mức kế hoạch thu, riêng năm 2016hầu hết các xã, thị trấn đềutăng thu so với cùng kỳ năm 2015 về số hộ và số thuế thực thu từ 17% đến 20%. Cán bộ uỷ nhiệm thu của xã thay trưởng thôn đảm nhiệm thu thuế nhà đất bảo đảm quản lý chặt chẽ, thu đúng, thu đủ nộp kịp thời vào ngân sách.

Đến năm 2016, Chi cục Thuế huyện Thanh Sơn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước (NSNN), triển khai kịp thời các chính sách thuế, quản lý chặt chẽ, khai thác tốt các nguồn thu trên địa bàn; thu ngân sách bình quân hàng năm tăng 21,3%. Có 10/11 chỉ tiêu thu hoàn thành vượt mức kế hoạch giao. Xác định đây là năm kế hoạch có nhiều khó khăn trong công tác quản lý thu thuế, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn nên ngay từ những ngày đầu năm, lãnh đạo Chi cục thuế Thanh Sơn đã triển khai các giải pháp đồng bộ, nhằm khai thác triệt để nguồn thu cố định, nguồn thu phát sinh và nguồn thu còn tiềm ẩn trong phạm vi quản lý.

- Trước hết Chi cục sắp xếp lại đội ngũ công chức thuế phù hợp với năng lực, sở trường trong các tổ, đội thuế sao cho mỗi cán bộ đều có khả năng hoàn

thành nhiệm vụ được phân công. Đổi mới phương pháp giao kế hoạch cho các đơn vị theo hướng các chỉ tiêu đều được đưa ra hội nghị bàn thảo, đánh giá đúng thực trạng, quy mô, khả năng tăng trưởng kinh tế. Công khai minh bạch các chỉ

tiêu thuế, phí, lệ phí trước khi giao kế hoạch cho các tổ, đội thuế. Cắt giảm hội

họp không cần thiết, duy trì họp giao ban lãnh đạo mỗi tháng một kỳ vào ngày 15, thời gian còn lại ưu tiên cho công việc chuyên môn. Theo đó, Chi cục còn tổ chức hội nghị đối thoại với đối tượng nộp thuế (ĐTNT). Giải đáp những vấn đề còn thắc mắc như trong các khâu quy định mua hóa đơn, nộp tờ khai, nộp hồ sơ, thủ tục hoàn thuế,...

- Bên cạnh công tác chỉ đạo về nghiệp vụ thuế, Chi cục thường xuyên lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân, của các ngành hữu quan. Mặt khác đưa vào

áp dụng ngay những sáng kiến, ý kiếnđóng góp ngoài quy trình quản lý mang lại hiệu quả cao trong công tác hành thu. Giữ mối liên hệ mật thiết với cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể. Phối hợp chặt chẽ với Ban tuyên giáo Huyện ủy, đài truyền thanh huyện và các xã thường xuyên tuyên truyền các chế độ chính sách pháp luật thuế hiện hành kể cả khi có sự thay đổi về chính sách thuế. Nhờ vậy, nhận thức nghĩa vụ nộp thuế trong các tầng lớp nhân dân đối với ngân sách Nhà nước được nâng lên rõ rệt(UBND huyện Thanh Sơn, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 43 - 46)