Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 48)

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Được tái lập từ ngày 01/09/1999, huyện Thanh Thủy chia thành 15 đơn vị

hành chính bao gồm 14 xã và 01 thị trấn, là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam

tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 50km; giáp thủ đô Hà Nội mở rộng, cách thị xã Hoà Bình 20km. Về địa giới hành chính, phía Bắc giáp huyện Tam Nông, phía Nam và Tây giáp huyện Thanh Sơn, phía Đông giáp sông Đà và huyện Ba Vì (Hà Nội).

Huyện Thanh Thuỷ nằm dọc theo bờ tả sông Đà với tổng chiều dài là 32,5km; Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 125.680 ha. Tuy là một huyện miền núi, song Thanh Thuỷ có vị trí rất thuận lợi về giao thông (cả về đường bộ lẫn đường thuỷ) mở ra khả giao lưu văn hoá, kinh tế với các huyện của tỉnh Phú Thọ, với các tỉnh phía Tây Bắc và đặc biệt là với thủ đô Hà Nội.

3.1.1.2. Về đất đai

Tổng quỹ đất (diện tích đất tự nhiên) là 12.568,05 ha được phân bổ

như sau:

Bảng 3.1. Tình hình quỹ đấttrên địa bàn huyện Thanh Thủy năm 2016

Nội dung ĐVT Tổng số Cơ cấu (%)

Tổng quỹđất ha 12.568,05 100,00 Đất sản xuất nông nghiệp ha 5.609,13 44,63 Đất lâm nghiệp ha 2.975,12 23,67 Đất chuyên dùng ha 1.308,20 10,41 Đất ở ha 685,67 5,46 Đất chưa sử dụng và đất dùng cho mục đích khác (bao gồm cảđất sông suối và mặt nước)

ha 3.361,27 26,74 Nguồn: Chi cụcthống kê huyện Thanh Thủy, 2016

Số liệu trên cho thấy đất nông - lâm nghiệp ở Thanh Thủy chiếm tỷ trọng cao nhất, thể hiện thế mạnh về phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện (Niên giám thống kê huyện Thanh Thủy, 2016).

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Năm 2016 dân số trung bình là 78.326 người, mật độ dân số bình quân là 617 người/km2. Tỷ lệ nam giới chiếm khoảng 49,47% dân số, nữ giới khoảng

50,53% dân số. Số người làm nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 62%

dân số, còn lại là dân số làm côngnghiệp - xây dựng và dịch vụ; số người sống ở khu vực nông thôn chiếm 93,2%, còn lại 6,8% là dân số sống ở khu vực thành thị điều đó chứng tỏ mức đô thị hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Thanh Thủy còn ở mức rất thấp.

Nguồn lao động tính đến cuối năm 2016 có 46.568 người trong độ tuổi lao động, chiếm 59,5% so với tổng dân số. Trong đó lao động tham gia hoạt động tại các ngành 107.272 người, bao gồm: nông lâm thuỷ sản có 27.330 người, chiếm

58,7%, lao động công nghiệp - xây dựng 8.617 người, chiếm 18,5%; lao động dịch vụ là 10.621 người, chiếm 22,8%. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo khoảng

25,58% (Niên giám thống kê huyện Thanh Thủy, 2016).

3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội

Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng khá đạt bình quân 8,3% trong giai đoạn

2011-2016, trong đó nông - lâm nghiệp tăng 5,8%, công nghiệp - xây dựng tăng

19,9%, dịch vụ - thương mại tăng 7,6%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, hình thành một số điểm du lịch, cụm công nghiệp; giải quyết việc làm, tăng thu nhập bình quân đầu người lên 23,2 triệu đồng/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 4,3%. Huyện đã huy động gần 3.500 tỷ đồng đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, cải thiện đáng kể hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, trạm y tế, nơi làm việc; có 8

xã cơ bản đạt và gần đạt tiêu chí xã nông thôn mới. Các lĩnh vực văn hóa - xã

hội, quốc phòng an ninh cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương.

Thu, chi ngân sách: Trong các năm qua số thu cân đối ngân sách huyện Thanh Thủy tăng bình quân 20,67%/năm; Chi ngân sách tăng bình quân

20%/năm; trong đó, chi đầu tư phát triển tăng 17%/năm. Tích cực thực hiện Luật

Ngân sách nhà nước và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng

Thanh Thủyhiện đang đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, cải cáchthủ tục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hành chính, môi trường đầu tư tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, công tác bảo vệ môi trường:Đã nâng cấp tuyến quốc lộ 32 và đường tỉnh lộ 316, 317, đường giao thông liên huyện Thanh Thủy - Thanh Sơn, cải tạo đường giao thông kết nối Quốc lộ 32 và đường Hồ Chí

Minh với Quốc lộ 70B tỉnh Phú Thọ đi tỉnh Hòa Bình. Giao thông đến trung tâm

các xã và các huyện lân cận cơ bản thuận tiện; 100% số xã có đường ô tô đến

trung tâm giúp cho việc giao thương buôn bán trên địa bàn.

Tình hình doanh nghiệp: tạo cơ chế đầu tư thông thoáng đã thu hút được các nhà đầu tư vào xây dựng hệ thống điện, đường, đầu tư phát triển các khu du lịch như Đảo Ngọc, vườn Vua ở Trung Thịnh, tu bổ di tích đền Lăng Sương,...

Bằng cơ chế chính sách thông thoáng, những năm qua huyện đã tập trung cho khai thác nội lực làm tiền đề để thu hút ngoại lực. Nhờ có chiến lược phát triển hợp lý, huyện chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi, thông thoáng nhất, với chính sách ưu đãi đất đai, đào tạo lao động, cải cách hành chính và đảm bảo an ninh để thu hút các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh. Sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung chủ yếu vào một số ngành chính như: dệt may, giày da xuất khẩu; khai thác, chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến chè, nông sản, thực phẩm và sản xuất vật liệu xây dựng,...

Cấp ủy, chính quyền luôn quan tâm, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế cùng tồn tại, phát triển, cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ pháp luật. Các loại hình tổ nhóm, hợp tác trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ tiếp tụcđược củng cố. Phương thức quản lý, điều hành được đổi mới. Phát triển một số mô hình sản xuất mới như: Hợp tác xã sản xuất thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp, các tổ nhóm sản xuất, kinh doanh dịch vụ liên gia, ... 15 xã, thị trấn đều có hợp tác xã nông nghiệphoặc hợp tác xã dịch vụ thủy lợi. Toàn huyện có trên 100 doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần và trên 4.500 hộ gia đình sản xuất kinh doanh. Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập, hoạt động tích cực. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng được mở rộng và phát triển. Nguồn vốn tín dụng huy động hàng năm đều tăng, đạt 370 tỷ đồng, tăng 227 tỷ đồng, tốc độ tăng 158,7% (tính từ năm 2013 đến 2016). Tỷ lệ nợ xấu trong giới hạn cho phép, trung bình khoảng 0,2 - 0,3% (tỷ lệ chophép 0,7%). Tập trung cho vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng chính sách được vay vốn(UBND huyện Thanh Thủy, 2016).

Nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội huyện Thanh Thủy đang có bước phát triển khá và ổn định. Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cấp chính quyền với những chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp đã góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và giành được nhiều thắng lợi trên các lĩnh vực: Kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá (tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,3%/năm; ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 5,8%/năm; ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 19,9%/năm; ngành dịch vụ tăng bình quân 7,6%/năm; Cơ cấu kinh tế năm 2016: Nông, lâm

nghiệp và thủy sản: 39,5%; công nghiệp - xây dựng: 17%; dịch vụ: 43,5%; văn

hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện; an

ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Đây chính là những yếu tố quan trọng ảnh hưởngtrực tiếp, tích cực đến quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện.

An sinh xã hội, giải quyết việc làm: Thực hiện tích cực, đầy đủ các chính

sách đối với người có công, hộ nghèo, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào miền núi, vùng cao. Ban hành và thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ ổn định cuộc sống, chuyển nghề đối với các hộ nông dân có đất nông nghiệp nhà nước thu hồi. Chương trình giảm nghèo được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm, thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư hỗ trợ.

Công tác thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng: Tích cực chỉđạo

thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi hoạt động của các cơ quan nhà

nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và trong đời sống xã

hội. Các cơ quan nhà nước và các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện việc cắt, giảm 10% chi thường xuyên; tạm dừng các công trình chưa thật cần thiết. Triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, đã đạt những kết quả bước đầu (UBND huyện Thanh Thủy, 2016).

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với thu NSNN trên địa bàn tỉnh

* Những thuận lợi

Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, là tỉnh có vị trí thuận lợi do nằm ở vị trí trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây- Đông- Bắc đi Hà Nội và các nơi khác. Tỉnh Phú Thọ nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh

(Trung Quốc). Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc. Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt may vì ở Phú Thọ có nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động tại chỗ; đã xây dựng được một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đầu tư với tốc độ nhanh.

Theo Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày

14/07/2008 sẽ tạo điều kiện xây dựng Phú Thọ trở thành trung tâm kinh tế vùng,

là một trong những trung tâm khoa học, công nghệ; giáo dục - đào tạo; y tế, văn hóa, thể thao, du lịch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao

thông quan trọng và là thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam; đồng thời là địa bàn trọng điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng cũng như của cả nước.Phấn đấu đến năm 2020 đạt được các tiêu chí của tỉnh công nghiệp và là một trong những tỉnh phát triển thuộc nhóm hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Phú Thọ có nguồn tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực khá dồi dào, số có trình độ học vấn cơ bản chiếm tỷ lệ tương đối cao so với trung bình của cả nước, người lao động chăm chỉ, cần cù, khéo léo, khả năng nắm bắt các kỹ năng lao động, đặc biệt là kỹ năng sử dụng công nghệ hiện đại tương đối nhanh - tiền đề quan trọng cho việc thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn, có khả năng kết hợp giữa vốn và lao động.

* Những khó khăn

Phú Thọ là một tỉnh nghèo, cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi,chưa chú trọng đầu tư vào du lịch,chưa tạo được sự bứt phá trong phát triển kinh tế, quy mô sản xuất trên các lĩnh vực còn nhỏ, chưa giúp người dân phát triển một cách bền vững. Quy mônền kinh tế của tỉnh còn nhỏ bé, sức cạnh tranh thấp. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển, nhất là giao thông, thuỷ lợi. Ngoài tuyến quốc lộ 32 mới được sửa chữa, phần lớn các tuyến giao thông nối với các tỉnh, thành phố lân cận và hệ thống giao thông huyết mạch từ trung tâm tỉnh đi các huyện là đường nhỏ, xuống cấp, rất khó khăn cho giao lưu hàng hóa, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.

Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đa số là doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ,việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất chưa nhiều, hàng hoá có sức cạnh tranh thấp, còn thiếu lực lượng lao động có trình độ cao, nhất là lao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động ở các vị trí quản lý; trình độ quản trị doanh nghiệp còn hạn chế và có số thu nộp ngân sách thấp.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Căn cứ vào nội dung đề tài, trên cơ sở xem xét thực tế về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời căn cứ vào tình hình thu NSNN huyện Thanh Thủy đối với các đối tượng thu trong giai đoạn 2014-2016, đề tài dự kiến lựa chọn xã Hoàng Xá, thị trấn Thanh Thủy và xã Trung Nghĩa - đây là những địa phương có nguồn thu lớn, đối tượng thu đa dạng (gồm doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất kinh doanh, công ty cổ phần, công ty TNHH).

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

3.2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài chủ yếu nhằm nghiên cứu, phân tích, phản ánh về tình hình phát triển kinh tế xã hội, tình hình quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Thanh Thủyđược thu thập từ sách báo, internet, các văn bản, chỉ thị, thông tưhướng dẫn liên quan đến quản lý thu NS, các báo cáo tổng kết của UBND huyện, báo cáo tổng kết thu, chi NS huyện và các công trình

nghiên cứu đã được công bố.

3.2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Các thông tin, số liệu cần thu thập gồm: Các thông tin, số liệu liên quan đến việc phân tích nhân tố tác động đến tính tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp và các hộ cá thể trên địa bàn.

- Phương pháp thu thập: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, bằng hệ thống các câu hỏi, kết hợp việc trao đổi gợi mở để người được hỏi hiểu và cung cấp đúng nội dung thông tin cần điều tra.

a. Phỏng vấn các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể

Hiện nay trên địa bàn huyện có tổng số các doanh nghiệp và hợp tác xã là

220 đơn vị (bao gồm công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân) và

1.087 hộ kinh doanh. Vì vậy, để đảm bảo độ tin cậy của kết quả điều tra, đề tàitiến

hành điều tra 30 doanh nghiệp (mỗi loại hình doanh nghiệp là 10 đơn vị) và 30 hộ kinh doanh trên địa bàn. Mục đích sử dụng các số liệu này là để đánh giá tình hình

b. Phỏng vấn cán bộ

Chọn cán bộ quản lý, cán bộ thực hiện công tác thu ngân sách: khảo sát đại diện cán bộ quản lý của 04 cơ quan: Phòng tài chính kế hoạch, Chi cục thuế huyện, KBNN huyện Thanh Thủyvà một số cán bộ tài chính xã được chọn mẫu. Các dữ liệu thu thập được sẽ là cơ sở để đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu NS trên địa bàn huyện.

Bảng 3.2. Số lượng mẫu khảo sát

TT Nội dung SL (người)

1 Điều tra DN, hộ dân sản xuất, kinh doanh 60

Công ty TNHH 10

Công ty cổ phần 10

DN Tư nhân 10

Hộ sản xuất kinh doanh 30

2 Cán bộ lãnh đạo, quản lý 30

Phòng Tài chính huyện 5

Chi Cục thuế huyện 15

KBNN huyện 4

Cán bộ tài chính xã (02 cán bộ/xã) 6 Tổng số phiếu điều tra (=1+2) 90 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Tác giảtổnghợp (2017)

3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

3.2.3.1. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 48)