Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 37 - 40)

2.1. Khái quát về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

2.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

Ngân sách nhà nước là một trong các nguồn tài chính trong nền kinh tế thị

trường. Do vậy quá trình quản lý ngân sách nhà nước chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

2.1.4.1. Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý thu NSNN cấp huyện

Hoạt động quản lý, hoạt động kinh tế nói chung và công tác thu ngân sách

nói riêng nhân tố con người có ý nghĩa quyết định. Nhân tố con người được xem

xét trên hai khía cạnh: năng lực và đạo đức. Để thực hiện tốt công việc của mình, các cán bộ chuyên trách rất cần có năng lực cao. Tuy nhiên, trên thực tế, gây tác hại nhiều hơn tới kết quả thu ngân sách lại không phải chủ yếu do năng lực cán bộ yếu. Vấn đề bức xúc từ xưa đến nay vẫn là đạo đức cán bộ. Việc quản lý một khối lượng lớn nguồn tài chính quốc gia đã tạo cơ hội cho những cán hộ tha hóa, biến chất vi phạm pháp luật. Lợi ích cá nhân luôn là động cơ thúc đẩy các hành vi vi phạm pháp luật, để các cán bộ thu ngân sách bắt tay với đối tượng thu, gây phương hại đến lợi ích quốc gia. Bởi vậy, nhân tố con người có tác động lớn tới

kết quả thu ngân sách (Dương Đức Quân, 2015).

Đối với người đứng đầu UBND huyện cần có khả năng hiểu rõ được các chu trình thu ngân sách, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu ngân sách để chủ động đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trực tiếp đưa ra các đề nghị, tham mưu với UBND huyện các hạn chế tồn tại trong các cơ chế chính sách, những khó khăn gặp phải trong công tác quản lý để kịp thời điều chỉnh, tạo điều kiện cho công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt hiệu quả.

Để tham gia chỉ đạo điều hành và quản lý thu ngân sách, Lãnh đạo các xã, thị trấn phải nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc quản lý thu ngân sách nhà nước, phải nắm vững vai trò đặc điểm của NSNN và ngân sách cấp huyện. Đặc biệt là ảnh hưởng của các nhân tố như các chế độ chính sách của nhà nước, ảnh hưởng của cơ cấu kinh tế tại địa phương, ảnh huởng của kinh tế thị trường, nắm vững các nhân tố có ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách cấp xã, ngân sách cấp huyện.

Đội ngũ cán bộ thu nộp NSNN phải hiểu rõ được các quy định về thu ngân sách cấp huyện, có trình độ hiểu biết sâu rộng, tuyên truyền, vận động các đối tượng nộp NSNN chấp hành nghiêm các quy định của Đảng, Nhànước.

2.1.4.2. Phương tiện phục vụ cho công tác thu

Đối với công nghệ, phương tiện thông tin phục vụ cho việc quản lý thu ngân sách nhà nước, giám sát, thanh tra, kiểm tra là yếu tố tác động không nhỏ tới kết quả thu ngân sách ngân sách nhà nước. Cơ chế, chính sách thu không,

hoặc ít có những thay đổi, trong khi tình hình kinh tế - xã hội vận động và biến đổi hàng ngày. Trong hoàn cảnh đó, kỹ thuật công nghệ đóng vai trò quan trọng giúp việc quản lý thu ngân sách nhà nước theo sát thực tế, thu đúng, thu đủ.

Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, các quan hệ kinh tế diễn ra ngày càng phức tạp, trình độ gian lận thuế, các thủ thuật trốn thuế cũng ngày càng tinh vi, yếu tố thông tin, kỹ thuật rất cần được chú trọng. Hiệu quả của công tác thu ngân sách nhà nước, kết quả của việc chống trốn và gian lận thuế bị tác động nhiều ở yếu tố

này (Dương Đức Quân, 2015; Nguyễn Quốc Hoàn, 2013).

2.1.4.3. Ý thức chấp hành của người nộp ngân sách nhà nước

Các tổ chức, cá nhân, kể cả nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước Việt Nam có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và tài sản công vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Trường hợp vì nguyên nhân khách quan mà không thể nộp đúng hạn các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước thì phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền và chỉ được nộp chậm khi cơ quan có thẩm quyền cho phép. Nếu nộp chậm mà không được phép thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính để thu cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, người chậm nộp còn phải chịu phạt và bị xử lý kỷ luật,xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

- Chỉ cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác được Chính phủ cho phép, hoặc được Bộ Tài chính ủy quyền (gọi chung là cơ quan thu) được tổ chức thu ngân sách nhà nước. Cơ quan thu phải sử dụng chứng từ theo quy định của Bộ Tài chínhđể thực hiện thu, nộp thuế, phí và lệ phí và tài sản công. Cơ quan thu các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách phải nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước.

trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước. Trừ trường hợp đặc biệt như: một số khoản thu

phí, lệ phí, thu thuế đối với hộ kinh doanh không cố định, thu ngân sách ở địa bàn xã vì lý do khách quan mà việc nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước có khó khăn thì cơ quan thu được phép tổ chức thu trực tiếp, nhưng phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài

chính. Nguyên tắc này có ý nghĩa sau:

+ Tập trung nhanh, kịp thời các khoản thu về cho NSNN;

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm của người có nghĩa vụ thu - nộp;

+ Hạn chế, ngăn ngừa những tiêu cực, có thể xảy ra trong quá trình thu - nộp NSNN (làm thất thoát tiền đã thu, sử dụngcông quỹ vào mục đích cá nhân).

- Mọi khoản thu NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam, chi tiết theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN. Các khoản thu NSNN bằng ngoại tệ, bằng hiện vật, bằng ngày công lao động được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định, hoặc giá hiện vật, giá ngày công lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định để hạch toán thu ngân sách tại thời điểm phát sinh.

- Các khoản thu NSNN được phân chia cho ngân sách các cấp theo đúng tỷ lệ phần trăm (%) phân chia do Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với các khoản thu.

- Các khoản thu không đúng chế độ phải được hoàn trả cho đối tượng nộp. Các khoản thu đã tập trung vào NSNN, nhưng được miễn giảm hoặc hoàn trả, KBNN hoàn trả cho các đối tượng nộp theo lệnh của cơ quan tài chính. Quy trình, thủ tục, các hồ sơ cần thiết khi thu, nộp, miễn, giảm, hoàn trả các khoản thu NSNN phải đượcthông báo và niêm yết công khai tại cơ quan thu và KBNN nơi giao dịch trực tiếp với đối tượng nộp.

- Các trường hợp vi phạm chế độ quy định về thu nộp NSNN như: kê khai, tính thuế, phí và lệ phí và tài sản công sai; che dấu nguồn thu; trì hoãn hoặc

không nộp đầy đủ khoản phải nộp NSNN; thu sai chế độ quy định; miễn giảm

không đúng thẩm quyền; chiếm dụng, giữ lại nguồn thu của NSNN sai chế độ; hạch toán sai chế độ kế toán thống kê, không đúng mục lục NSNN, phân chia sai nguồn thu và tỷ lệ phân chia giữa ngân sách các cấp; sử dụng hoá đơn, chứng từ không hợp pháp,... đều là những hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách. Căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2.2. THỰCTIỄN TRONG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC2.2.1 Kinh nghiệm trong quản lý thu Ngân sách nhà nước ở một số quốc gia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 37 - 40)