Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 102 - 104)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp hoàn thiện quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Thanh Thủy

4.4.4. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan

những khoản lệ phí và khoản phí tại địa phương.

Điều chỉnh thời gian chỉnh lý quyết toán đến ngày 15/01 năm sau cho phù

hợp với tình hình thực tế.

4.4.4. Tăng cường sựlãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý quản lý

Qua nghiên cứu thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thu NSNN trên địa bàn huyện Thanh Thủy mặc dù đã có những kết quả đáng khích lệ. Công tác

thanh tra, kiểm tra quản lý thu ngân sách luôn được tiến hành lồng ghép với

thanh tra, kiểm tra ngân sách của toàn huyện. Số lượng cuộc thanh tra, kiểm tra

quản lý thu NSNN trên địa bàn đa phần thực hiện theo kế hoạch, số cuộc thanh

tra, kiểm tra tiến hành theo thực tế phát sinh còn ít.

Theo đánh giá chung của người dân và cán bộ trên địa bàn được phỏng vấn thì trong thời gian tới việc tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả các cuộc cuộc thanh tra, kiểm tra liên quan đến nội dung quản lý thu NSNN trên địa bàn là rất quan trọng và cần thiết để nâng cao chất lượng quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện trong thời gian tới cần tập trung vào các giải pháp sau:

- Tăng cường hơn nữa sự lãnh, chỉ đạo, kiểm tra kiểm soát của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và các cơ quan chức năng đối với công tác quản lý thu NSNN.

Đối với cơ quan quản lý các cấp ngoài việc tổ chức các hình thức cấp phát vốn một cách thích hợp, phân định các khoản thu thì phải tăng cường kiểm tra giám sát một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình quản lý ngân sách tại mỗi đơn vị, sao cho mỗi khoản thu NS vừa phải đảm bảo

đúng dự toán, đúng tỷ lệ phân chia theo quy định trong quản lý ngân sách, góp phần nâng cao nguồn thu.

Xuất phát từ thực tế trong thời gian qua cơ quan tài chính chủ yếu thực hiện công tác kiểm tra khi quyết toán kinh phí hàng năm, vì vậy không có tác dụng ngăn ngừa và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm kỷ luật tài chính phát sinh nên thời gian tới phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát theo định kỳ bằng việc thẩm định và xét duyệt các báo cáo tài chính hàng tháng, quý của các đơn vị sử dụng kinh phí.

Nhiệm vụ cụ thể đối với các cơ quan quản lý tài chính trên địa bàn huyện như sau:

- Đối với Chi cục thuế

Tăng cường việc hướng dẫn, tuyên truyền, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Thuế, quy trình và nghiệp vụ quản lý thuế cho đối tượng nộp thuế, các cơ quan và chính quyền cấp dưới. Tập trung thu đúng, thu đủ nguồn thu vào NSNN, đảm bảo nguồn lực cho hoạt động của các cấp chính quyền địa phương và đầu tư phát triển kinh tế. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật thuế, nghĩa vụ thuế tại các

Chi cục thuế, đội thuế vàđối tượng nộp thuế.

Đối với Chi cục thuế huyện, cần phối hợp với UBND các xã để làm tốt công tác lập dự toán thu ngân sách, tránh để bỏ sót nguồn thu và tận thu, thu đúng, thu đủ cho ngân sách nhà nước.

- Phòng Tài chính - kế hoạchhuyện

Ban hành văn bản hướng dẫn về điều hành ngân sách huyện, tạo sự thống nhất trong quản lý, điều hành ngân sách trên địa bàn.

Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn cấp xã thực hiện tốt công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách; kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, chế độ hạch toán kế toán theo chế độ kế toán nhà nước.

Đề xuất, kiến nghị với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Sở Tài chính những giải pháp cần thiết để tăng cường quản lý thu NSNN trên địa bàn.

- HĐND các cấp

sát của mình đối với hoạt động tài chính xã, đặc biệt là giám sát việc chấp hành dự toán được HĐND cấp xã quyết định, giám sát việc triển khai thực hiện các chính sách chế độ đối với các đối tượng đảm bảo xã hội, người có công, giám sát

việc thực hiện các giải pháp tài chính để quản lý, điều hành các hoạt động tài chính xã để phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh tại địa phương.

- Ban thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc

giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở cấp xã. Thông qua Ban thanh tra nhân dân để thực hiện quyền giám sát của nhân dân. Cần tăng cường vai trò, nhiệm vụ của

Ban thanh tra nhân dân trong quản lý hoạt động tài chính, nhằm phòng ngừa,

phát hiện những vi phạm đối với việc thực hiện các chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đối với hoạt động tài chính.

4.4.5. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nghĩa vụ, ý thức của đối tượng nộp NSNN và quản lý nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 102 - 104)