Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra thu NSNN trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 86 - 91)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện

4.2.5. Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra thu NSNN trên địa bàn huyện

Công tác thanh tra, kiểm tra thu NSNN trên địa bàn thường được lồng ghép trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra chung trong quản lý tài chính. Đây là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý tài chính trên địa bàn huyện, đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời, chấn chỉnh ngay những sai phạm trong công tác quản lý, điều hành NS, hướng việc thu ngân sách đúng chế độ, quy định hiện

hành, đồng thời đảm bảo tính thiết thực, tiết kiệm có hiệu quả, thu đúng, thu đủ

và tận thu, ngăn chặn kịp thời các hành vi tham ô, lãng phí, gây thất thoát tài sản, ngân sách của nhà nước.

Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra về tài chính luôn được Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện, các cấp, các ngành quan tâm là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, hệ thống thanh tra, giám sát thu, chi tài chính luôn được tổ chức chặt chẽ từ xã đến huyện, cụ thể:

Tại các cấp xã có Ban thanh tra nhân dân, giám sát cộng đồng thực hiện giám sát các hoạt động thu, chi NSX. Ở cấp huyện có phòng Tài chính, Chi cục thuế, KBNN huyện, Phòng Thanh tra là cơ quan thường xuyên có sự kiểm tra, kiểm soát về chuyên môn nghiệp vụ đối với các hoạt động thu NSNN trên địa

bàn huyện. Thực hiện chương trình công tác năm, Thanh tra huyện luôn thường

xuyên có kế hoạch phối hợp với phòng Tài chính huyện, Chi cục thuế huyện và các phòng chức năng khác thực hiện thanh tra, kiểm tra thu NSNN. Ngoài ra, Kho bạc nhà nước huyện Thanh Thủy với chức năng của mình đã thực hiện kiểm soát toàn bộ các khoản thu chi của các xã một cách thường xuyên, qua đó hướng việc thu NSNN đảm bảo đúng chính sách, chế độ, nâng cao hiệu quả thu NSNN trên địa bàn.

Các cuộc thanh tra đều được thực hiện 100% theo kế hoạch thanh tra được UBND huyện phê duyệt hàng năm. Cụ thể, trong năm 2016 thanh tra huyện đã tiến hành 07 cuộc thanh tra theo kế hoạch trên các lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai và quản lý tài chính ngân sách đối với các xã, thị trấn gồm:

02 cuộc thanh tra kinh tế xã hội; 01 cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; 01 cuộc thanh tra về quản lý đất đai và 03 cuộc thanh tra về việc chấp hành pháp luật về quản lý NSNN trên địa bàn tại các xã, thị trấn. Đồng thời tiến hành theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luậnqua thanh tra tại 01 đơn vị.

Một số lỗi đã phát hiện trong các cuộc thanh tra, kiểm tra quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện như sau:

- Việc lập dự toán thu chi ngân sách xã hàng năm chưa bám sát theo chỉ tiêu kế hoạch huyện giao.

- Công tác tổ chức thu ngân sách kết quả chưa cao còn để tình trạng nợ đọng tiền thuê đất công ích của một số cá nhân.

- Việc lập chứng từ thu, chi và hệ thống sổ kế toán còn chưa đảm bảo theo đúng Luật kế toán.

Đối với các cuộc thanh tra về việc chấp hành pháp luật về thuế, chủ yếu là tiến hành đối với các Doanh Nghiệp thuộc quản lý của Chi cục thuế huyện (các khoản thu thuộc NS huyện). Qua thanh tra đã phát hiện những sai phạm trong việc chấp hành pháp luật về thuế của các Doanh nghiệp. Kết thúc thanh tra đã kiến nghị Chi cục Thuế huyện tăng cường công tác quản lý thuế đối với các Doanh nghiệp trên địa bàn và xử lý về hành chính đối với các đơn vị có sai phạm đã được phát hiện qua thanh tra theo quy định của pháp luật đồng thời qua đó tăng cường công tác quản lý thuế trên nói chung trên địa bàn.

cục thuế huyện thực hiện theo các quy định của Cục thuế tỉnh Phú Thọ và Tổng cục thuế. Việc kiểm tra được tiến hành tại trụ sở cơ quan thuế và tại tại trụ sở của

các DN, Hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Cụ thể như sau:

+ Kiểm tra thuế tại trụ sở CQT:

Theo quy định của Luật Quản lý thuế hiện nay, NNT thực hiện cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp và tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay rất nhiều doanh nghiệp không tự giác chấp hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật thuế. Tình trạng kê khai chậm, kê khai thiếu doanh thu để trốn thuế còn rất phổ biến và ngày càng tinh vi. Vì vậy, công tác kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện, ngăn chặn và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm của NNT, góp phần chống thất thu và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

Đối với công tác kiểm tra thuế tại trụ sở CQT trong những năm gần đây được Chi cục thuế huyện Thanh Thủy thực hiện tốt. Đội Kiểm tra thuế - quản lý nợ thường xuyên thực hiện rà soát, kiểm tra HSKT của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh, kịp thời phát hiện những sai sót thể hiện trên HSKT như kê khai sai thuế suất của hóa đơn GTGT, kê khai chậm hóa đơn GTGT bán ra do bỏ sót, vi phạm về điều kiện kê khai khấu trừ đối với hóa đơn mua vào. Từ đó yêu cầu NNT giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; Thực hiện xử phạt đối với các hành vi khai sai, phạt chậm nộp tiền thuế (nếu có) theo đúng quy định.

Bảng 4.14. Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở CQT từ năm 2014 – 2016.

ĐVT: Triệu đồng TT Năm Số lượng HSKT đã kiểm tra Số lượng HSKT chấp nhận Số lượng HSKT vi phạm Số tiền thuế GTGT phải nộp điều chỉnh Số tiền thuế GTGT điều chỉnh giảm khấu trừ Số tiền phạt Tăng Giảm 1 2014 1.276 1.245 31 0 0 29 2,9 2 2015 1.068 1.022 46 72 0 0 5,6 3 2016 1.307 1.224 83 48 0 0 9,6 Tổng 3.651 3.491 160 120 0 29 18,1

Nguồn: Chi cục thuế huyện Thanh Thủy (2014 – 2016)

Căn cứ bảng tổng hợp ta thấy Chi cục thuế huyện Thanh Thủy đã thực hiện kiểm tra 100% HSKT của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại trụ sở CQT

với tổng số 3.651 hồ sơ. Thông qua công tác kiểm tra có tổng số 3.491 HSKT đạt yêu cầu, chiếm 96%; Tổng số HSKT vi phạm là 160 hồ sơ, chiếm 4%. Đối với các HSKT vi phạm, Chi cục thuế đã yêu cầu NNT thực hiện điều chỉnh số tiền thuế GTGT phải nộp hoặc điều chỉnh số tiền GTGT còn được khấu trừ vào kỳ kê khai sau thời điểm kiểm tra. Tổng số tiền thuế GTGT phải nộp điều chỉnh tăng là

120 triệu đồng; tổng số tiền thuế GTGT phải nộp điều chỉnh giảm là 0triệu đồng; giảm khấu trừ là 29 triệu đồng. Đồng thời, Chi cục thuế đã tiến hành xử phạt và nộp vào NSNN đối với các trường hợp khai sai, vi phạm hành chính về thuế của NNT với tổng số tiền là 18,1 triệu đồng.

+ Kiểm tra thuế tại trụ sở NNT:

Hàng năm, Chi cục thuế huyện Thanh Thủy chỉ đạo Đội Kiểm tra thuế -

quản lý nợtiến hành các cuộc kiểm tra về việc tuân thủ pháp luật thuế đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn theo kế hoạch kiểm tra thuế tại trụ sở NNT đã được Cục thuế tỉnh Phú Thọ phê duyệt. Ngoài ra, Chi cục thuế cũng thực hiện kiểm tra thuế đột xuất đối với NNT có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, trốn thuế, gian lận thuế hoặc các đơn vị sát nhập, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động.

Bảng 4.15. Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở NNT từ năm 2014 – 2016.

ĐVT: Triệu đồng TT Năm Số lượng NNT kiểm tra theo KH Số lượng NNT kiểm tra thực tế Số lượng NNT vi phạm phát hiện qua kiểm tra Số tiền thuế

truy thu Tiền phạt

Tổng số Trong đó thuế GTGT Tổng số Trong đó khai sai Chậm nộp tiền thuế Vi phạm hành chính 1 2014 19 17 15 283 95 94 19 57 18 2 2015 19 16 16 390,8 81 114,8 13,6 78,5 22,7 3 2016 18 16 16 223,6 67,2 35,6 6,5 3,4 25,7 Tổng 56 49 47 897,4 243,2 244,4 39,1 138,9 66,4 Nguồn: Chi cục thuế huyện Thanh Thủy (2014 – 2016)

Công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại trụ sở NNT của Chi cục thuế huyện Thanh Thủy trong những năm qua được thực hiện theo đúng quy định tại

quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày

29/5/2008 của Tổng cục thuế. Kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các DN, HKD vi phạm pháp luật thuế, thực hiện truy thu, xử phạt đúng đối tượng, góp phần tăng

thu cho NSNN.

Căn cứ bảng 4.15 ta thấy, từ năm 2014 – 2016 Chi cục thuế huyện Thanh Thủy đã tiến hành kiểm tra thuế tại trụ sở NNT đối với 49 đơn vị trên tổng số kế hoạch là 56 đơn vị, đạt 88% kế hoạch do Cục thuế giao. Trong số các đơn vị đã được kiểm tra thuế, Chi cục thuế phát hiện có 47 đơn vị (chiếm 96%) vi phạm chính sách về thuế, đã bị xử lý truy thu tiền thuế và xử phạt theo quy định của pháp luật.

Hầu hết các hành vi vi phạm của các đơn vị đều có liên quan đến thuế GTGT, thuế TNDN như hành vi khai sai làm tăng số tiền thuế được khấu trừ, giảm số tiền thuế phải nộp, vi phạm quy định về điều kiện kê khai khấu trừ đối với hóa đơn GTGT đầu vào, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để kê khai khấu trừ và hạch toán chi phí, chậm nộp tiền thuế nợ và vi phạm hành chính thuế,… Tổng số tiền thuế truy thu và nộp vào NSNN qua kiểm tra đối với các đơn vị trong những năm qua là 897,4 triệu đồng, trong đó truy thu về thuế GTGT là 243,2

triệu đồng, chiếm 27%. Tổng số tiền phạt và nộp vào NSNN đối với các đơn vị là

244,4 triệu đồng, trong đó phạt đối với hành vi khai sai là 39,1 triệu đồng, chiếm

16%; phạt chậm nộp về thuế GTGT là 138,9 triệu đồng, chiếm 56,8%; phạt vi phạm hành chính về thuế là 66,4 triệu đồng, chiếm 27,2%.

Bảng 4.16. Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra tại huyện Thanh Thủy

năm 2017 TT Nhận định Tổng số Trả lời Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra là tốt 90 40 44,4 2 Công tác thanh tra, kiểm tra không gây phiền hà 60 23 38,3

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)

Có 44,4% ý kiến cho rằng chất lượng công tácthanh tra, kiểm tra là tốt do

việc thanh tra, kiểm tra thường dựa trên kế hoạch đã định sẵn, ít phát sinh kiểm tra đột xuất nên các đơn vị có sự chuẩn bị để hoàn thiện hồ sơ thủ tục cần thiết. Bên cạnh đó năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra của huyện còn hạn chế về chuyên môn. Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý ngân sách đôi chỗ vẫn còn lỏng lẻo, chưa sâu sát, dẫn đến còn sai phạm trong

quản lý, chi tiêu tài chính không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Có 38,3% ý kiến cho rằng công tác thanh tra, kiểm tra không gây phiền hà

cho đơn vị, còn lại 61,7% ý kiến gây phiền hà do hiện nay lịch kiểm tra chưa được quản lý chặt chẽdẫn tới tình trạng trong một năm có đơn vị nhiều đoàn đến kiểm tra, gây phiền hà cho đơn vị, do vậy cần thống nhất giữa các cơ quan ban ngành về

công tác thanh tra, kiểm tra nguồn thu NSNN. Chưa thực sự quan tâm đúng mức

đến công tác giám sát, đánh giá nguồn thu thể hiện qua việc: chậm tổ chức chỉ đạo thực hiện giám sát nguồn thu. Năng lực của người thu NSNN còn hạn chế về chuyên môn, thiếu kinh nghiệm tổ chức thực hiện. Việc chủ động này giúp cho các xã, hộ dân và doanh nghiệp thực hiện chấp hành ngân sách ngày một tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 86 - 91)