Một số vấn đề chung về quản lý thu NSNN cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 26 - 29)

2.1. Khái quát về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

2.1.2. Một số vấn đề chung về quản lý thu NSNN cấp huyện

2.1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý thu NSNN cấp huyện

a. Khái niệm quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN” (Nguyễn Hữu Hải, 2010).

Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nước.

Khái niệm Quản lý thu NSNN:Quản lý thu NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ chính sách, pháp luật để tiến hành quản lý thu thuế và các khoản thu ngoài thuế vào NSNN nhằm đảm bảo tính công bằng khuyến khích SXKD phát triển. Đây làkhoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp ngân sách. Phần lớn các khoản thu NSNN đều mang tính chất cưỡng bức, bắt buộc mọi người dân, mọi

thành phầnkinh tế phải tuân thủ thực hiện(Trần Thị Ty, 2003).

Ngân sách cấp huyện là một bộ phận cấu thành của Ngân sách địa phương. Việc quản lý NSNN cấp huyện phải tuân thủ theo các nguyên tắc quản lý chung trong quản lý Ngân sách của Nhà nuớc và do các cơ quản quản lý nhà nuớc thực hiện, trong đó các cơ quan quản lý nhà nuớc cấp huyện đóng vai trò chủ đạo.

Như vậy, có thể đi đến khái niệm chung nhất về quản lý thu NSNN cấp huyện như sau: Quản lý thu NSNN cấp huyện là chuỗi các hoạt động của các cơ quan quảnlý Nhà nước có mối quan hệ mật thiết với nhau, tương trợ nhau nhằm làm cho hoạt động quản lý thu NSNN cấp huyện được thực hiện có hiệu quả.

b. Đặc điểm quản lý thu Ngân sách Nhà nước cấp huyện

+ Tính pháp lý và tính cưỡng chế rất cao: Một số khoản thu chủ yếu của NSNN nước như thuế, phí, lệ phí, thu từ các hoạt động kinh tế của Nhà nước đều là các khoản thu theo nghĩa vụ bắt buộc đối với các thể nhân và pháp nhân, được

qui định bằng các văn bản có giá trị pháp lý cao nhất như Hiến pháp, Pháp lệnh đượcQuốchội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua.

+ Tính không hoàn trả trực tiếp: Việc nộp thuế và các khoản phải nộp theo nghĩa vụ khác không gắn với lợi ích cụ thể của người nộp, mà họ được hưởng các lợi ích gián tiếp dưới hình thức các dịch vụ công do Nhà nước cung cấp. Giá trị hàng hoá dịch vụ mà họ hưởng không tương ứng với số thuế và các khoản phải nộp khác.

Thu NSNN được thực hiện theo nguyên tắc hoàntrả không trực tiếp là chủ yếu(Bộ tài chính, 2003; Nguyễn Huy Thao, 2015).

c. Mục tiêu quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

Quản lý thu NSNN là quá trình nhà nước vận dụng các quy luật khách quan, sử dụng các phương pháp tác động đến các hoạt động thu ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu của ngân sách nhà nước (Quốc hội, 2002). Mục tiêu của quản lý thu NSNN cấp huyện bao gồm hai mục tiêu cơ bản sau:

+ Nhằm điều hành ngân sách nhà nước linh hoạt, đảm bảo nguồn thu để phục vụ chi ngân sách cấp huyện.

+ Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, rõ ràng,

minh bạch, dễ thực hiện. Đảm bảo tính hệ thống, tính đầy đủ, kịp thời, tính chính xác của các khoản thu vào ngân sách nhà nước.

Quản lý thu NSNN nhằm bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước cấp huyện, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước cấp huyện. Bên cạnh đó, việc quản lý thu NSNN còn đảm bảo sự họat động có hiệu quả trong tổ chức thu NSNN, đảm bảo công tác thu NSNN đuợc vận hành theo đúng quy định của Pháp luật, tránh các hiện tượng tiêu cực, đảm bảo thu đúng, thu đủ, tận thu những cũng đem lại lợi ích, sự phát triển cho các đối tượng nộp ngân sách phát triển qua đó nuôi dưỡng nguồn thu (Quốc hội, 2002).

Thông qua quản lý thu NSNN, Nhà nước thực hiện việc quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội nhằm hạn chế những mặt khuyết tật, phát huy những mặt tích cực của nó và làm cho nó hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

Quản lý thu NSNN còn đóng vai trò quan trọng trong vấn đề điều tiết thu nhập của các cá nhân trong xã hội. Thông qua công cụ thuế, Nhà nước đánh thuế

thu nhập đối với người có thu nhập cao hoặc đánh thuế cao đối với các hàng hóa xa xỉ, hàng hóa không khuyến khích tiêu dùng (Bộ Tài Chính, 2003).

2.1.2.2. Vai trò của quản lý thu NSNN cấp huyện

a. Vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường

NSNN là một trong những công cụ hữu hiệu để Nhà nước điều chỉnh vĩ

mô nền kinh tế, xã hội. NSNN ngoài việc duy trì sự tồn tại của bộ máy nhà nước còn phải xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội để tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.

b. Vai trò của thu NSNN

+ Thu NSNN là để đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước;

+ Vai trò trong hệ thống tài chính và thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô;

+ Thu NSNN đóng vai trò tạo nguồn đảm bảo giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng xã hội.

c. Vai trò quản lý thu NSNN

Quản lý thu NSNN đóng vai trò rất quan trọng, thể hiện:

Thứ nhất, quản lý thu NSNN là công cụ quản lý của Nhà nước để kiểm soát, điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, kiểm soát thu nhập của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm động viên sự đóng góp đảm bảo công bằng, hợp lý.

Thứ hai, quản lý thu NSNN là công cụ động viên, huy động các nguồn lực tài chính cần thiết nhằm tạo lập quỹ tiền tệ tập trung của NSNN.

Thứ ba, quản lý thu NSNN là nhằm khai thác, phát hiện, tính toán chính xác các nguồn tài chính của đất nước để có thể động viên được và cũng đồng thời không ngừng hoàn thiện các chính sách, các chế độ thu để có cơ chế tổ chức quản lý hợp lý. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước trong quá trình tổ chức quản lý kinh tế.

Thứ tư, quản lý thu ngân sách góp phần tạo môi trường bình đẳng, công bằng giữa các thành phần kinh tế, giữa các DN trong và ngoài nước trong quá

trình SXKD.

lượng tiềm năng, cân bằng của nền kinh tế. Việc tăng mức thuế quá mức thường dẫn tới giảm sản lượng trong nền kinh tế, tức là thu hẹp quy mô của nền kinh tế. Ngược lại, giảm mức thuế chung có xu thế làm tăng sản lượng cân bằng. Trong

nền kinh tế thị trường, người ta sử dụng tính chất này để điều chỉnh quy mô sản lượng của nền kinh tế cũng như các DN và hộ kinh doanh (Học viện tài chính,

2010; Lê Na, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 26 - 29)