Đánh giá công tác quản lý chu trình thu ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 75 - 85)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện

4.2.3. Đánh giá công tác quản lý chu trình thu ngân sách Nhà nước

4.2.3.1. Lập dự toán thu ngân sách Nhà nước

Xây dựng dự toán là khâu đầu của chu trình ngân sách nhằm xây dựng khả năng huy động nguồn thu của địa phương trong một năm ngân sách. Từ đó giao nhiệm vụ thu phù hợp với khả năng của từng ngành, từng cấp, từng đơn vị đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Dự toán thu được xây dựng trên cơ sở phân tích dự báo đầy đủ về tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự biến động giá cả thị trường;dự toán thu đối với từng khu vực kinh tế, từng lĩnh vực thu, từng sắc thuế, từng cơ sở sản xuất kinh doanh và

những nguồn thu mới phát sinh; dự toán thu được xây dựng trên cơ sở thực hiện tốt công tác quản lý thu, tăng cường các biện pháp chống thất thu như: xử lý nợ đọng, chống buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại.

Dự toán thu được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định, phân bổ cho các địa phương trên cơ sở định mức, tình hình phát triển kinh tế xã hội hàng năm, tình hình thực hiện thu NSNN trên địa bàn các huyện hàng năm. Trên cơ sở Dự toán thu NSNN do tỉnh Phú Thọ giao hàng năm, HĐND huyện lập Dự toán thu hàng

năm và giao UBND huyện chỉ đạo Chi cục thuế, Phòng Tài chính, UBND các xã thực hiện theo Dự toán được giao.

Nhìn chung Dự toán thu NSNN hàng năm trên địa bàn huyện Thanh Thủy đã

đảm bảo một số yếu cầu cơbản trong việc lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính về xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán NSNN. Hằng năm căn cứ vào Luật NSNN; các văn bản hiện hành quy định trong công tác quản lý ngân sách; hướng dẫn công tác lập dự toán của Bộ Tài chính. Dự toán thu NSNN trên địa bàn

huyện Thanh Thủy trong giai đoạn 2014-2016 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.8. Tổng hợp dự toán thu NSNN cấp huyệntrên địa bàn

huyện Thanh Thủy giai đoạn 2014 - 2016

ĐVT: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm2014 Năm2015 Năm2016 So sánh (%) 15/14 16/15 Bq

Tổng thu (A+B) 366.560 301.417 397.662 82,22 131,93 107,08 A Thu NSNN trên địa bàn 32.150 44.285 100.674 137,74 227,33 182,54 I Thu nội địa 32.150 44.285 100.674 137,74 227,33 182,54 1 Thu từ DNNN TW 500 500 500 100 100 100 2 Thu từ DNNN địa

phương 100 100 100 100 100 100 3 Thu từ khu vực ngoài

quốc doanh 13.200 16.833 33.335 127,52 198,03 162,77 Thu từ DN ngoài quốc

doanh 11.400 15.033 31.000 131,87 206,21 169,04 Thu từ các hộ KD cá thể 1.800 1.800 2.335 100 129,72 114,86 4 Thuế TNCN 300 450 2.054 150 456,44 303,22 5 Thu tiền sử dụng đất 10.000 15.770 50.210 157,7 318,39 238,04 6 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 50 190 200 380 105,26 242,63 7 Tiền thuê đất 200 400 400 200 100 150 8 Thu lệ phí trước bạ 3.600 3.800 6.000 105,56 157,89 131,73 9 Thu phí, lệ phí 1.300 1.750 3.590 134,61 205,14 169,87 10 Thu hoa lợi công sản, quỹ

đất công ích tại xã 1.300 1.850 2.385 142,31 128,92 135,61 11 Thu khác ngân sách 1.600 1.800 1.900 112,5 105,55 109,03 12 Thu phí sử dụng đường

bộ đối với xe mô tô 842 II Thu chuyển nguồn năm

trước

III Thu kết dư 0 0 0

B Thu BS từ NS cấp trên 334.410 257.132 296.988 76,89 115,5 96,19 Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Thanh Thủy (2014 -2016)

Hàng năm căn cứ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình, UBND các xã, thị trấn xây dựng dự toán thu NS trình thường trực HĐND huyện cho ý kiến và gửi phòng Tài chính - kế hoạch huyện tổng hợp thành dự

giao dự toán, UBND huyện báo cáo HĐND huyện chính thức giao dự toán thu cho các xã, thị trấn triển khai thực hiện. Số liệu dự toán thu ngân sách xã, thị trấn theo chỉ tiêu kinh tế được thể hiện thông qua bảng 4.8 trên.

Qua bảng trên ta thấy dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện Thanh Thủy tăng tương đối nhanh từ năm 2014 là 32.150 triệu đồng đến năm 2016 là 100.674 triệu đồng tăng 68.524 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân là 182,54%. Tuy nhiên tốc độ tăng dự toán thu bổ sung từ ngân sách cấp trên có xu hướng giảm cụ thể dự toán thu năm 2016 giảm so với năm 2014 bình quân là 96,19%. Dự toán thu NSNN huyện Thanh Thủy chủ yếu dựa vào thu nội địa và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.

Về thu nội địa: trong thu nội địa thì thu từ khu vực ngoài quốc doanh và thu tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2016 dư toán khoản thu từ khu vực ngoài quốc doanh tăng 98,03% so với năm 2015, dự toán khoản thu tiền sử dụng đất tăng khá cao là 218,39% so với năm 2015, tăng 40.210 triệu đồng so với năm 2014.

Dự toán thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là khoản thu chủ yếu của ngân sách huyện Thanh Thủy, năm 2016 dự toán thu bổ sung có giảm 37.422 triệu đồng tương ứng giảm 11,19% so với năm 2014 nhưng trong 3 năm từ 2014-2016, đây vẫn là khoản thu chiếm tỷ lệ chủ yếu trên 75% của ngân sách huyện Thanh Thủy.

Kết quả điều tra, khảo sát các cán bộ làm công tác thu NSNN, Chủ tịch UBND và Kế toán ngân sách xã, thị trấn về tình hình lập dự toán thu NS tại các xã, thị trấn được tổng hợp tại bảng 4.9 dưới đây.

Bảng 4.9. Đánh giá về lập dự toán thu NSNN tại huyện Thanh Thủy

năm 2017

TT Nhận định Tổng số Số lượng Trả lời

(người) Tỷ lệ (%)

1 Việc lập dự toán theo phương pháp tổng

hợp của UBND là phù hợp 30 18 60 2 Thời gian lập dự toán thu NS như hiện

nay là phù hợp 30 22 73,3 3 UBND huyện tiến hành công khai dự

toán thu NS đúng thời gian, hình thức,

nội dung theo đúng quy định 30 25 83,3 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)

quả nhất định thể hiện qua việc xây dựng dự toán đã cơ bản đi vào nề nếp, bám

sát các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, văn hoá ởđịa phương.

Chất lượng dựtoán đã dần được nâng cao, năm sau cụ thể, chi tiết hơn và

kịp thời hơnnăm trước.

Việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước của tỉnh cho huyện và của

huyện cho xã, thị trấn qua các năm đã đảm bảo kịp thời hơn. Việc giao dự toán

được thực hiện thống nhất vào cuối tháng 12 năm trước.

Các khoản thu được tính toán phân bổ theo mục lục NSNN, đã tạo điều

kiện thuận lợi cho công tác quản lý và điều hành thu ngân sách của chính quyền

cơ sởvà làm căn cứ kiểm tra, kiểm soát qua KBNN.

Hạn chế trong quản lý lập dự toán thu ngân sách nhà nước tại huyện Thanh Thủy

- Việc xây dựng dự toán thu NS ở các xã, thị trấn đã cơ bản bám vào mục

tiêu của HĐND huyện, tuy nhiên vẫn không lường hết được những khoản thu

phát sinh trong năm vì vậy vẫn phải bổ sung dự toán hằng năm.

- Việc xây dựng dự toán thu ngân sách của các xã chưa thực sựcăn cứ vào

số kiểm tra của cấp huyện, chưa bám sát vào tình hình thực tế của địa phương,

còn mang tính áp đặt, hình thức.

4.2.3.2. Thực trạng chấp hành dự toán thu

Từ khi triển khai thực hiện Luật Ngân sách năm 2002, công tác quản lý thu ngân sách cấp huyện qua KBNN tại huyện Thanh Thủy ngày càng đi vào nề nếp. Các khoản thu nộp vào KBNN được hạch toán kịp thời và điều tiết cho các cấp ngân sách. KBNN đã hướng dẫn cho kế toán xã, thị trấn ghi nộp đúng mục lục ngân sách, đồng thời hạch toán riêng cho từng xã, thị trấn giúp cho xã, thị trấn hàng tháng đối chiếu và nắm được số thu và tồn quỹ ngân sách.

Việc chấp hành thu ngân sách xã được tiến hành theo quy trình sau:

- UBND các xã, thị trấn thu các khoản phí, lệphí, thu đóng góp của dân để

xây dựng cơ sở vật chất cho xã, thị trấn và các khoản đóng góp khác như các

khoản thu từ hoa lợi công sản, thu khác ngân sách. Những khoản thu này có biên

lai do cơ quan thuế và cơ quan tài chính phát hành, sau đó nộp vào KBNN và

Bảng 4.10. Cơ cấu thu NSNN trên địa bàn huyện Thanh Thủy phân theo nguồn thu giai đoạn 2014-2016

TT Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh TH (%)

DT (Triệu đồng) TH (Triệu đồng) TH/DT (%) DT (Triệu đồng) TH (Triệu đồng) TH/DT (%) DT (Triệu đồng) TH (Triệu đồng) TH/DT (%) 15/14 16/15 Bq Tổng thu (A+B) 366.560 431.535 117,72 301.417 552.075 183,16 397.662 572.649 144,0 127,93 103,72 115,83 A Thu NSNN trên địa bàn 32.150 53.890 167,62 44.285 80.629 182,06 100.674 118.019 117,23 149,62 146,37 147,99 I Thu nội địa thường xuyên 32.150 49.680 154,52 44.285 75.631 170,08 100.674 114.467 113,70 152,23 151,35 151,79 1 Thu từ DNNN TW 500 579 115,80 500 769 153,80 500 616 123,2 106,39 80,10 93,25 2 Thu từ DNNN địa phương 100 174 174 100 235 235 100 291 291 167,24 123,83 145,53 3 Thu từ khu vực ngoài quốc doanh 13.200 19.125 144,89 16.833 33.515 199,10 33.335 42.186 126,55 175,24 125,87 150,55 4 Thu lệ phí trước bạ 3.600 3.359 93,30 3.800 6.112 160,84 6.000 8.182 136,37 181,96 133,86 157,41 5 Thu thuế sử dụng đất phi NN 50 190 380 190 190 100 200 48 24 100 25,26 62,63 6 Thu thuế TNCN 300 598 199,33 450 1.944 432 2.054 2.180 106,13 325,08 121,14 223,11 7 Thu phí và lệ phí 1.300 6.339 487,61 1.750 6.927 395,83 3.590 9.409 262,09 109,27 135,83 122,55 8 Thu tiền sử dụng đất 10.000 12.768 127,68 15.770 17.359 110,07 50.210 42.226 84,09 135,96 243,25 189,60 9 Thu tiền thuê đất 200 409 204,5 400 825 206,25 400 423 105,75 201,71 51,27 126,49 10 Thu tại xã 1.300 4.027 309,77 1.850 4.219 228,05 2.385 4.714 197,65 104,76 111,73 108,24 11 Thu khác ngân sách 1.600 2.112 132 1.800 3.536 196,44 1.900 4.192 220,63 167,42 118,55 142,98 II Các khoản huy động, đóng góp 4.210 4.997 3.552 118,69 71,08 94,88 B Thu chuyển nguồn năm trước 14.602 14.749 76.953 101,0 521,75 311,37 C Vay của NSNN

D Thu kết dư NS 1.578 2.531 4.051 160,39 160,05 160,22 E Thu BS từ NS cấp trên 334.410 361.463 108,09 257.132 454.164 176,63 296.988 373.625 125,80 125,65 82,26 103,96

- Bên cạnh đó UBND các xã thu các nguồn thu ngân sách trên địa bàn

huyện gồm các nguồn: Thu từ đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn xây dựng

cơ sở hạ tầng; thu ngân sách trong cân đối; thu từ khu vực ngoài quốc doanh.

Tuy nhiên, trên địa bàn toàn huyện 100% các xã, thị trấn đều mất cân đối, do

vậy trong các nguồn thu ngân sách thì đều có nguồn thu bổ sung từ ngân

sách cấp trên.

- Định kỳ kế toán ngân sách xã, thị trấn đối chiếu, thanh toán biên lai với

Chi Cục thuế và phòng Tài chính - kế hoạch huyện.

Từ năm 2014 - 2016 thu NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện có tốc độ tăng trưởng nhanh. Năm 2014, tổngsố thu là 431.535 triệu đồng (bao gồm cả thu kết dư, thu chuyển nguồn, các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên). Đến hết năm 2016, tổng thu NSNN cấp huyện trên địa bàn là 572.649 triệu đồng (bao

gồm cả thu kết dư, thu chuyển nguồn, các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên). Tuy nhiên Thanh Thủy vẫn là huyện phải nhận bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh mỗi năm trên 65%. Thu NSNN huyện Thanh Thủy có xu hướng giảm dần khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên năm sau ít hơn năm trước.

Một số khoản thu có tốc độ tăng cao như:

- Thu từ Khu vực ngoài quốc doanh: Năm 2014 tổng thu từ khu vực ngoài quốc doanh là 19.125 triệu đồng vượt 44,89% so với dự toán năm 2014; năm 2015 số thu là 33.515 triệu đồng, tăng 75,24% so với năm 2014, vượt 99,10% so với dự toán; năm 2016 số thu là 42.186 triệu đồng, tăng 25,87% so với năm 2015 đồng thời tăng 26,55% so với dự toán năm 2016. Trong tổng thu ngân sách có thể thấy nguồn thu từ Khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu nội địa của huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ. Nguồn thu này đóng vai trò rất lớn vào tốc độ tăng thu NSNN của huyện Thanh Thủy.

- Trong những năm vừa qua thực hiện chiến lược của tỉnh Phú Thọ phấn đấu đưa huyện Thanh Thủy thành huyện trọng điểm về du lịch,tình hình đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của huyện tăng mạnh, từ năm 2014 - 2016

đã có hàng trăm doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn, từ đó làm tăng các nguồn thu ngoài quốc doanh như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Số lượng hộ cá thể có hoạt động kinh doanh buôn bán cũng tăng lên đáng kể làm cho nguồn thu từ lĩnh vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng tăng.

- Thu tiền sử dụng đất: Nguồn thu tiền sử dụng đất chủ yếu được dành cho chi đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở tại huyện và các xã, thị trấn. Tỷ lệ điều tiết nguồn thu này hầu hết để lại cho ngân sách cấp xã nên đã khuyến khích các xã quan tâm đến công tác quy hoạch các khu đất và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. Mặc dù trên cả nước thị trường bất động sản năm 2014 đến 2016 có dấu hiệu đóng băng tuy nhiên tình hình đầu tư vào mua bán quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện vẫn diễn ra nên số thu tiền sử dụng đất vẫn có xu hướng tăng. Năm

2014 thu tiền sử dụng đất là 12.768 triệu đồng, năm 2015 thu tiền sử dụng đất đạt

17.359 triệu đồng, tăng 35,96% so với năm 2014, năm 2016 thu tiền sử dụng đất

đạt 42.226 triệu đồng, tăng 143,25%so với năm 2015.

- Thu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: Năm 2014 số thu từ thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao chỉ là 598 triệu đồng đến năm 2015

số thu này là 1.944 triệu đồng, tăng 225,08% so với năm 2014. Đến năm 2016 nguồn thu này là 2.180 triệu đồng, tăng 21,14% so với năm 2015. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế trong thời gian dài số đối tượng có thu nhập cao phải nộp thuế thu nhập ngày càng tăng. Việc quản lý các đối tượng này dần đi vào nề nếp đã góp phần tăng thu cho ngân sách.

Nhìn chung các khoản thu NSNN trên địa bàn huyện Thanh Thủy giai đoạn 2014- 2016 đều vượt dự toán trong đó các khoản thu vượt dự toán chủ yếu tập trung trong lĩnh vực tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài và các loại thuế bắt buộc với cá nhân và tổ chức và thu bổ sung ngân sách cấp trên. Cònloại thuế từ doanh nghiệp nhà nước, liên quan đến hiệu quả tổ chức bộ máy Nhà nước đạt chỉ

tiêu nhưng chiếm số thu nhỏ trong tổng thu NS huyện. Vì vậy huyện cần cải cách

hành chính và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước từ đó tạo động lực và phát huy nguồn lực của địa phương vào phát triển kinh tế và tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước. Mặt khác cần nâng cao hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế nhằm chống thất thu thuế, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế.

Qua số liệu báo cáo quyết toán NSNN hàng năm, trong những năm qua thu

NSNN không ngừng được cải thiện và tăng lên rõ rệt ở hầu hết các nguồn thu.

Công tác quản lý thu ngân sách được đổi mới, sự phối kết hợp giữa cơ quan quản lý thu của huyện và các địa phương được nâng cao từ đó việc giao chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 75 - 85)