Nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 29 - 37)

2.1. Khái quát về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

2.1.3.Nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

2.1.3.1. Ban hành các văn bản pháp lý về thu ngân sách Nhà nước và phân

cấp quản lý thu NSNN cấp huyện

Để quản lý tốt các nguồn thu NSNN dựa trên các văn bản pháp lý sau:

- Luật NSNN số 01/2002/QH11, Quốc Hội 11 thông qua ngày 16/12/2002 quy định về lập, chấp hành, kiểm tra, thanh, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước và về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước các cấp trong lĩnh vực ngân sách nhà nước;

- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước về lập dự toán, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán Ngân sách nhà nước.

- Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP;

- Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính

hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu NSNN qua Kho bạc Nhà nước;

- Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ NSNN bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành;Thông tư

số 105/2014/TT-BTC ngày 07 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ

sung một số điều của Thông tư số 153/2013/TT-BTC.

- Thông tư số 84/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục thu nộp NSNN đối với các khoản thuế và thu nội địa

- Thông tư số 69/2009/TT-BTC ngày 3/4/2009; 143/2010/TT-BTC ngày

22/9/2010; thông tư số 198/2010/TT-BTC ngày 8/12/2010; 30/2011/TT-BTC

ngày 02/03/2011; số 300/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính về

- Thông tư số 188/2010/TT-BTC ngày 22/11/2010 của Bộ Tài chính quy định tiêu thức phân cấp nguồn thu và phân chia các khoản thu giữa các cấp chính quyền địa phương;

Cùng với hệ thống các Luật về thuế như: Luật thuế GTGT; Luật thuế thu nhập DN; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật thuế tài nguyên, Luật quản lý thuế và

các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế của Chính phủ, Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính; các văn bản hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN hàng năm của Bộ

Tài chính.

Trên cơ sở các văn bản quy định, hướng dẫn của trung ương, của tỉnh Phú Thọ và điều kiện thực tế của địa phương, huyện Thanh Thủy đã xây dựng dự toán thu NSNN hàng nămnhằm đảmbảo quản lý chặt chẽ các nguồn thu, chống thất thu NSNN.

* Phân cấp quản lý thu NSNN

Từ khi luật NSNN năm 2002 chính thức có hiệu lực, theo định kỳ 5 năm, nguồn thu của xã, phường do HĐND cấp tỉnh quyết định, phân cấp trong phạm vi nguồn thu NSĐP được hưởng. Thu ngân sách cấp huyện bao gồm các khoản thu của NSNN phân cấp cho ngân sách cấp huyện và các khoản huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân theo nguyên tắc tự nguyện để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và thực thi các nhiệm vụ phát triển KT-XH tại địa phương. Về cơ bản, nguồn thu ngân sách cấp huyện gồm: các khoản thu ngân sách huyện hưởng

100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách huyện với ngân sách cấp trên, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.

a. Các khoản thu ngân sách huyện hưởng 100%

Là các khoản thu dành cho huyện sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn

tài chính bảo đảm các nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư. Căn cứ quy mô nguồn

thu, chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và nguyên tắc đảm bảo tối đa nguồn tại chỗ cân đối cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, khi phân cấp nguồn thu, HĐND cấp tỉnh xem xét dành cho ngân sách huyện hưởng 100% các khoản thu dưới đây: Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách huyện theo quy định; Thu từ các hoạt động sự nghiệp của huyện, phần nộp vào NSNN theo chế độ quy định; Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác theo quy định của pháp luật do huyện quản lý; Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản huy động đóng góp theo pháp luật quy định, các

khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND huyện quyết định đưa vào ngân sách huyện quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước trực tiếp cho ngân sách huyện theo chế độ quy định; Thu kết dư ngân sách huyện năm trước; Các khoản thu khác của huyện theo quy định của pháp luật.

b. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách huyện với ngân sách cấp trên

Theo quy định của Luật NSNN gồm: Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Thuế nhà, đất; Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; Lệ phí trước bạ nhà, đất. Các khoản thu trên, tỷ lệ ngân sách huyện được hưởng tối thiểu 70%. Căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, phường, HĐND cấp tỉnh có thể quyết định tỷ lệ ngân sách huyện được hưởng cao hơn, đến tối đa là 100%. Ngoài các khoản thu phân chia theo quy định ngân sách huyện còn được HĐND cấp tỉnh bổ sung thêm các nguồn thu phân chia sau khi các khoản thuế, lệ phí phân chia theo Luật NSNN đã dành 100% cho xã, phường và các khoản thu ngân sách huyện được hưởng 100% nhưng vẫn chưa cân đối được nhiệm vụ chi.

c. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách huyện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách huyện gồm:

- Thu bổ sung để cân đối ngân sách là mức chênh lệch giữa dự toán chi

được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (các khoản thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm). Số bổ sung cân đối này được xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm.

- Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ

huyện thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể.

2.1.3.2. Quản lý thu ngân sách nhà nước qua tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng thu nộp ngân sách Nhà nước

- Đối với cơ quan thu:

+ Căn cứ vào tờ khai thuế do người nộp thuế lập, cơ quan thu kiểm tra, xác định số thuế phải nộp NSNN chi tiết theo các yếu tố: Tên người nộp, mã số thuế, số nợ thuế của kỳ trước, số tiền thuế phải truy thu, số thuế phát sinh phải

nộp trong kỳ, số tiền phạt (nếu có); tổng số thuế phải nộp, hạn nộp, địa điểm nộp (điểm giao dịch, trụ sở KBNN hoặc cơ quan thu) và mã mục lục NSNN;

+ Theo dõi, quản lý, đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN. Hướng dẫn việc lập giấy nộp tiền vào NSNN cho người nộp thuế;

+ Phối hợp với KBNN, ngân hàng đã ký kết thoả thuận về thu ngân sách, thống nhất phân định người nộp thuế đến nộp thuế tại cơ quan thu hoặc nộp thuế trực tiếp vào KBNN (hoặc ngân hàng); bố trí và thông báo lịch thu tại các điểm thu hợp lý, tránh tập trung quá lớn vào một số ngày trong tháng, gây khó khăn trong việc tổ chức thu;

+ Trực tiếp tổ chức thu ngân sách đối với những đối tượng được phân công và nộp đầy đủ, kịp thời vào KBNN theo qui định hiện hành;

+ Quyết định các trường hợp tạm thu, gửi KBNN làm căn cứ hạch toán kế

toán; quyết định xử lý các khoản tạm thu, tạm giữ theo chế độ quy định;

+ Tổ chức kế toán thu, kiểm tra, đối chiếu số liệu thu ngân sách với KBNN. Phối hợp với KBNN và người nộp thuế xác định đúng mục lục NSNN trong trường hợp người nộp ghi sai mục lục NSNN;

+ Kiểm tra và giải quyết các khiếu nại về thu nộp NSNN; quyết định xử phạt các hành vi vi phạm chế độ thu nộp NSNN theo quy định của pháp luật(Bộ

tài chính, 2008).

- Đối với Kho bạc Nhà nước:

+ Trên cơ sở kế hoạch thu NS hàng quí, năm, lịch thu do cơ quan thu gửi đến, KBNN tổ chức các điểm thu, bảo đảm thu nhanh, an toàn các khoản thu NSNN, thuận tiện cho NNT. Thực hiện in và quản lý chứng từ thu qua KBNN theo đúng quy định;

+ Tập trung các khoản thu NSNN và phân chia các khoản thu theo đúng tỷ lệ phần trăm (%) đối với từng khoản thu cho ngân sách các cấp theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật;

+ Phối hợp đối chiếu số liệu thu NSNN với các cơ quan thu bảo đảm chính xác, đầy đủ, kịp thời;

+ Hàng ngày, KBNN tập hợp các liên chứng từ thu NSNN (tiền mặt và chuyển khoản) và lập bảng kê chứng từ thu phân theo cơ quan thu, gửi cho cơ quan thu liên quan để đối chiếu, theo dõi, quản lý; truyền dữ liệu về thu NSNN

vào cơ sở dữ liệu thu, nộp thuế theo quy định;

+ Định kỳ theo chế độ, KBNN báo cáo kế toán thu NSNN, tổng hợp kết quả thu NSNN trên địa bàn gửi KBNN cấp trên và cơ quan thu đồng cấp;

+ Trường hợp phát hiện chứng từ thu NSNN chưa chính xác (về người nộp thuế, mục lục NSNN,...), KBNN thực hiện tạm thu ngân sách (theo mục tạm thu chưa đưa vào cân đối ngân sách), đồng thời, thông báo cho cơ quan thu để xử lý; khi có xác nhận của cơ quan thu, KBNN chuyển từ mục tạm thu vào thu NSNN;

+ KBNN nơi người nộp thuế mở tài khoản có trách nhiệm trích tài khoản tiền gửi của người nộp thuế theo lệnh thu của cơ quan thu để nộp NSNN theo quy định tại điều 114 Luật Quản lý thuế và Điều 46 Nghị định số 60/2003/NĐCP

ngày 06/6/2003;

+ Xác nhận số liệu thu ngân sách theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc của người nộp thuế (khi có yêu cầu của cơ quan thu) (Bộ Tài

chính, 2008).

Về quản lý công tác tuyên truyền giáo dục, hỗ trợ NNT trong quá trình thu NS: Để có được kết quả thu NS thì công tác tuyên truyền giáo dục, hỗ trợ NNT là rất quan trọng, nó góp phần không nhỏ vào sự thành công của nhiệm vụ thu NS hàng năm của huyện và của tỉnh. Chính vì vậy, UBND tỉnh đã chỉ đạo Cục Thuế, các ngành có liên quan thực hiện quản lý tốt công tác tuyên truyền giáo dục, hỗ trợ các DN trong quá trình thực hiện thu NS. Tại Cục thuế cũng như các Chi cục thuế đều có bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ NNT. Thông qua bộ phận này các DN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thường xuyên nhận được sự quan tâm,hỗ trợ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế. Để giúp cho các DN thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, hàng năm cơ quan thuế thường xuyên phối hợp với các ngành có liên quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

như Tài chính, Kế hoạch, Kho bạc, đài phát thanh, truyền hình,... thực hiện tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về thuế. Bên cạnh đó hàng năm Cục thuế tiến hành tổ chức Hội nghị tập huấn, toạ đàm, đối thoại với DN, giúp các DN nhận thức hiểu rõ hơn nghĩa vụ của DN trong việc góp phần thực hiện hoàn thành kế hoạch thu NSNN của tỉnh.

2.1.3.3. Công tác quản lý chu trình thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện

a. Lập dự toán thu

Thu NSNN là một hoạt động quan trọng trong chu trình NSNN. Trong đó, khâu lập dự toán thu NSNN phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, đảm bảo

có đầy đủ cơ sở pháp lý và thực tiễn; tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi tiết theo từng khoản thuế; lập đúng biểu mẫu, nội dung và thời hạn quy định; kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán.Để đảm bảo chủ động trong hoạt động của mình, các cơ quan liên quan phải lập dự toán thu NSNN dựa trên các căn cứ sau:

Một là, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an

ninh; các chỉ tiêu cụ thể của năm kế hoạch; đặc biệt tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tốc độ tăng trưởng của từng ngành và từng lĩnh vực kinh tế - xã hội là căn cứ vừa để xác định yêu cầu và vừa để xác định khả năng về nguồn thu tập

trung vào NSNN.

Hai là, các chính sách chế độ về thuế và thu NSNN như Luật NSNN, Luật quản lý Thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các chính sách chế độ về thuế và thu NSNN là căn cứ pháp lý quan trọng nhất trong việc tính toán xác định các chỉ tiêu của dự toán thu NSNN. Lập dự toán thu NSNN đòi hỏi phải nắm vững các chính sách chế độ hiện hành về thuế và thu NSNN; đồng thời, phải dự báo được những thay đổi về chính sách có ảnh hưởng đến số thu trong năm kế hoạch.

Ba là, các văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, dự toán NSNN, dự toán thu của cơ quan thuế. Lập dự toán thu NSNN cần phải căn cứ vào các văn bản hướng dẫn chủ yếu sau: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và dự toán NSNN; văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách địa phương; các văn bản về lập dự toán NSNN, dự toán ngân sách địa phương; số kiểm tra dự toán thu NSNN của Bộ Tài chính.

Bốn là, tình hình thực hiện dự toán thu NSNN một số năm liền kề, đặc biệt là năm liền kề trước năm kế hoạch. Kết quả phân tích tình hình thực hiện dự toán thu NSNN các năm liền kề đó cho thấy những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của nó trong lập dự toán thu NSNN của các năm báo cáo; đây là những thông tin cần thiết không thể thiếu được giúp cho việc lập dự toán thu NSNN năm kế hoạch được tốt hơn (Quốc hội, 2002; Chính phủ, 2003).

b. Chấp hành dự toán thu

- Các cơ quan tài chính, thuế, hải quan, kho bạc và cơ quan khác được Chính phủ cho phép, hoặc được Bộ Tài chính ủy quyền (gọi chung là cơ quan thu) được tổ chức thu ngân sách nhà nước. Cơ quan thu phải sử dụng chứng từ

theo quy định của Bộ Tài chínhđể thực hiện thu, nộp ngân sách. Cơ quan thu các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách phải nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước.

- Toàn bộ các khoản thu ngân sách phải được nộp trực tiếp vào Kho bạc nhà nước. Trừ trường hợp đặc biệt như: một số khoản thu phí, lệ phí, thu thuế đối với hộ kinh doanh không cố định, thu ngân sách ở địa bàn xã vì lý do khách quan mà việc nộp trực tiếp vào Kho bạc nhà nước có khó khăn thì cơ quan thu được phép tổ chức thu trực tiếp, nhưng phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính.

- Mọi khoản thu NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam, chi tiết theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN. Các khoản thu NSNN bằng ngoại tệ, bằng hiện vật, bằng ngày công lao động được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định, hoặc giá hiện vật, giá ngày công lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định để hạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 29 - 37)