Quy định về phân cấp quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 63 - 65)

4.1.3.1. Quy định của UBND tỉnh Phú Thọ

Về phân cấp quản lý ngân sách thời kỳ ổn định ngân sách thực hiện theo Nghị quyết số 224/2010/NQ-HĐND ngày 14/12/2010 của HĐND tỉnh Phú Thọ về việc ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách địa phương và tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn

2011-2015. Thực hiện theoqui định của Luật Ngân sách, UBND tỉnh Phú Thọ đã

cụ thể hóa việc phân cấp NSNN ở địa phương qua các Quyết định về phân cấp ngân sách và Quyết định về cơ chế điều hành ngân sách. Các quyết định này đã qui định cụ thể phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp tỉnh với ngân sách cấp huyện và ủy quyền cho chính quyền tỉnh phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã cho phù hợp với điều kiện và khả năng từng huyện, thành phố và xã, phường. Ngoài ra HĐND tỉnh còn ban hành Nghị quyết số 16/2014/NQ-HĐND ngày 15/12/2014

của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc sửa đổi, bổ sung nghị quyết số

224/2010/NQ-HĐND ngày 14/12/2010; Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày

15/12/2014 về việc ban hành quy định mức thu phí, lệ phí; tỷ lệ (%) để lại cho

các tổ chức, cá nhân thu một số khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Việc phân định nguồn thu và tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa ngân sách các cấp được tính toán trên cơ sở tình hình thực tế của từng xã, phường đảm bảo nâng cao trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo trong khai thác, quản lý nguồn thu cho NSNN, đồng thời tạo khả năng cân đối thu, chi ngân sách nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn.

4.1.3.2. Các nguồn thu của ngân sách cấp huyện

Theo quy định tại Nghị quyết số 224/2010/NQ-HĐND ngày 14/12/2010 của HĐND tỉnh Phú Thọ về việc ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách địa phương và tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2011-2015 và các văn bản sửa đổi bổ sung, các khoản thu tại ngân sách huyện được quy định cụ thể tại bảng số 4.1.

Bảng 4.1. Phân cấp quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước tại huyện Thanh Thủygiai đoạn 2011-2015

TT Các khoản thu Đơn vị thực hiện và phối hợp

Phân bổ NS thu được theo cấp quản lý (%) Đơn vị thực hiện

công tác thu Đơn vị phối hợp thu tỉnhNS huyệnNS NS

1 Thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sảntại xã UBND xã, TTr 100 2 Thu cấp quyền khai thác khoáng sản (do UBND tỉnh cấp giấy phép) UBND xã, TTr 20 30 50 3 Thu từ huy động đóng góp theo quy định UBND xã, TTr 100 4 Thu từ bán tài sản nhà nước do cấp xã trực tiếp quản lý UBND xã, TTr 100

5 Thu phí, lệ phí do cấp xã thực hiện thu UBND xã, TTr 100

6 Thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác UBND xã, TTr 100 7 Các khoản thu khác theo quy định UBND xã, TTr 100

8 Thu kết dư, thu chuyển nguồn UBND xã, TTr 100

9 Thuế môn bài Chi cục thuế UBND xã, TTr 30 70

10 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp UBND xã, TTr Chi cục thuế 30 70 11 Lệ phí trước bạ(đối với nhà đất) Chi cục thuế 30 70 12 Thuế thu nhập cá nhân

Chi cục thuế UBND xã, TTr và Chi cục thuế, KBNN

30 70 13 Thu từ khu vực CTN ngoài quốc doanh

Thuế GTGT, TNDN, TTĐB, môn bài, tài nguyên, tiền thuê đất, thuế

sử dụng đất phi nông nghiệp và thu khác từ các DN ngoài QD 50 50 Thuế GTGT, TNDN, TTĐB, môn bài, tài nguyên, tiền thuê đất và

thu khác từ các hộ kinh doanh cá thể (đối với xã, thị trấn) 30 70 14 Thu tiền sử dụng đất UBND huyện UBND xã, TTr và Chi

cục thuế, KBNN 20 20 40 20 40 60 51

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp xã: Hàng năm, căn cứ vào quyết toán ngân sách năm trước, HĐND tỉnh có bổ sung thêm ngân sách cho xã, khi mà tổng các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí phân chia theo Luật NSNN đó dành 100% cho xã và các khoản thu ngân sách cấp xã được hưởng 100% nhưng vẫn chưa cân đối được nhiệm vụ chi.

Nhìn chung công tác phân cấp quản lý thu NSNN còn rườm rà, chưa đồng

bộ. Cùng một đối tượng thực hiện nghĩa vụ với NSNN, nhưng với các khoản thu

khác nhau có thể lại phải nộp cho các cơ quan thu khác nhau, quy định này làm

cho các đối tượng nộp không thực sự hiểu rõ ai là cơ quan quản lý việc nộp

NSNN của mình. Ví dụ: Đối với một doanh nghiệp thuộc chi cục thuế quản lý:

Khoản thu tiền thuê mặt đất mặt nước hiện đang được quy định do Chi cục thuế

xã, thị trấn thu (trừ DN có vốn đầu tư nước ngoài), nhưng các khoản thu khác

(VAT, TNDN) của doanh nghiệp này lại phân cấp cho chi cục thuế quản lý.

Phương thức ủy nhiệm thu cho UBND xã, thị trấn hiện mới chỉ được áp dụng đối

với một số sắc thuế nên dẫn đến tình trạng khoản thu này thì nộp cho địa phương,

khoản thu khác lại nộp cho chi cục thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 63 - 65)