Bài học kinh nghiệm cho huyện Thanh Thủy trong quản lý thu NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 46 - 48)

2.2. Thực tiễn trong quản lý thu ngân sách nhà nước

2.2.3.Bài học kinh nghiệm cho huyện Thanh Thủy trong quản lý thu NSNN

Qua nghiên cứu công tác quản lý thu ngân sách ở các địa phương có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm và vậndụng vào thu NSNN của huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

Một là, tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật, nâng cao hiệu quả thu NSNN là một yêu cầu lớn của cải cách hành chính nhà nước nói chung và cải cách tài chính công ở nước ta nói riêng trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cải cách hành chính trong lĩnh vực thu NSNN bao gồm việc cải cách thủ tục hành chính, cơ chế quản lý thu, quy trình và bộ máy quản lý thu phải được phân định rõ ràng và thể chế hoá thành Luật.

Hai là, nâng cao hiệu quả điều tiết của nhà nước, cơ quan quản lý phải

thường xuyên đổi mới phương thức và biện pháp thu NSNN như tập trung vào phân cấp quản lý thu NSNN ở các cấp chính quyền địa phương, đổi mới quy trình, các biện pháp và công cụ quản lý để khai thác các khoản thu NSNN, sử dụng có hiệu quả các tài sản hiện có, đồng thời huy động các nguồn lực trong dân cư và các tổ chức trong và ngoài nước. Gắn kết quả thu NSNN với chi NSNN

theo kết quả đầu ra để bồi dưỡng nguồn thu cho NSNN.

Ba là, tiếp tục đổi mới nhận thức, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý thu NSNN: Tạo điều kiện để các cán bộ tiếp cận và hiểu biết về các kiến thức quản lý hiện đại, rèn luyện kỹ năng trong việc lập kế hoạch và quy hoạch tài chính và các kỹ năng khác, trao quyền, gắn nhiệm vụ với trách nhiệm cá nhân; hoàn thiện về tổ chức, bộ máy quản lý.

Bốn là, coi trọng và đánh giá đúng mức vai trò công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc hoạch địch chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách thu NSNN. Thực hiện thu đúng, thu đủ, kịp thời, tận thu và nuôi dưỡng nguồn thu.

Năm là, tăng cường cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp

và khu công nghiệp, đồng thời, tích cực thực hiện công tác cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, cải cách các thủ tục hành chính.

Sáu là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền trong

quản lý đầu tư xây dựng, thu hút các nguồn lực đầu tư từ cấp trên và từ các nhà đầu tư từ bên ngoài, đổi mới phương thức làm việc và giảm những thủ tục không cần thiết cho các nhà đầu tư là các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tiềm năngcó công nghệ cao, hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 46 - 48)