Đánh giá công tác xử lý nợ trên địa bàn huyện Thanh Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 85 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện

4.2.4. Đánh giá công tác xử lý nợ trên địa bàn huyện Thanh Thủy

Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thuế tại Chi cục thuế huyện Thanh Thủy ngày càng được quan tâm. Do đó, nhận thức của NNT về quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước có sự chuyển biến tích cực, ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT ngày càng nâng cao; các trường hợp NNT chây ỳ, nợ đọng thuế kéo dài đã giảm đáng kể qua các năm. Tuy nhiên, còn một bộ phận NNT vẫn chưa tự giác kê khai, tính thuế và nộp thuế; chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, chính sách về thuế.

Trong những năm qua, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nộp thuế theo quy trình quản lý nợ như: Gọi điện thoại đôn đốc, nhắc nhở; làm việc trực tiếp tại trụ sở NNT; ban hành thông báo nợ và tiền chậm nộp; ban hành thông báo sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế. Chi cục thuế huyện Thanh Thủy cũng tiến hành áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế đối với một số doanh nghiệp trên địa bàn nợ đọng tiền thuế kéo dài, không chấp hành chính sách thuế và có dấu hiệu bỏ trốn, phát tán tài sản. Kết quả công tác cưỡng chế nợ thuế trong

những năm qua như sau:

Bảng 4.13. Tình hình cưỡng chế nợ thuế từ năm 2014 - 2016

ĐVT: Triệu đồng

STT Năm Số NNT bị cưỡng chế

Số tiền thuế nợ đọng bị cưỡng chế

Số tiền thuế thu hồi sau cưỡng chế

Ghi chú 1 2014 0 0 0 2 2015 7 993,5 0 3 2016 2 5.444,2 0 Tổng cộng 9 6.437,7 0

Căn cứ biểu số liệu ta thấy, trong các năm nghiên cứu Chi cục thuế đã

thực hiện cưỡng chế nợ thuế đối với tổng số 10 doanh nghiệp nợ đọng thuế kéo dài và có các hành vi vi phạm pháp luật thuế với tổng số tiền thuế nợ đọng của

các đơn vị bị cưỡng chế là 6.437,7 triệu đồng. Trong đó, năm 2015 Chi cục tiến

hành cưỡng chế thuế đối với 07 đơn vị nợ đọng thuế kéo dài với tổng số tiền thuế

nợ là 993,5 triệu đồng; năm 2016 Chi cục áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế đối với 02 đơn vị với tổng số tiền thuế nợ là 5.444,2 triệu đồng. Mặc dù, Chi cục thuế đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế quyết liệt như đóng cửa MST và phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tưtỉnh Phú Thọ thực hiện thu hồi giấy đăng ký kinh

doanh của các đơn vị nhưng vẫn không thu hồi được số tiền nợ đọng nêu trên. Số tiền thuế nợ đọng của các đơn vị này đã làm cho số tiền thuế nợ của toàn Chi cục chiếm tỷ trọng cao so với tổng thu ngân sách. Do đó, Chi cục cần phân loại số tiền thuế nợ đọng này vào loại nợ khó thu, đồng thời chuyển hồ sơ cưỡng chế nợ thuế sang cơ quan công an và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an

trong việc điều tra, xử lý các đơn vị để thu hồi số tiền thuế đã bị các đơn vị chiếm dụng nêu trên.

4.2.5. Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra thu NSNN trên địa bàn huyện Thanh Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 85 - 86)