Kết quả hoạt động hỗ trợ NNT năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 73 - 77)

Hội nghị NNT

1 Tập huấn chính sách thuế 4 350

2 Hỗ trợ trực tiếp tại cơ quan thuế 375 3 Trả lời vướng mắc bằng văn bản 3 4 Trả lời vướng mắc qua điện thoại 376 5 Đối thoại trực tiếp với NNT để giải đáp thắc

mắc, tiếp thu ý kiến về TTHC

4 350

Nguồn: Chi cục thuế Thanh Thủy (2016)

Trong những năm qua, UBND huyện đã chỉ đạo Chi cục thuế, Phòng Tài

chính huyện thường xuyên phối hợp với các phòng, ban ngành, chính quyền các xã trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế, phí và lệ phí cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn, nâng cao sự hiểu biết và ý thức chấp hành của đối tượng nộp.

Trong ba năm 2014-2016, Chi Cục Thuế, Phòng Tài chính huyện đã tuyên

truyền kịp thời những nội dung, chính sách mới đến đối tượng nộp NS trên địa bàn bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hiệu quả dưới nhiều hình thức, nhất là đã tập trung vào việc tuyên truyền, hỗ trợ góp phần triển khai thực hiện, đảm bảo các

quy định mới về Luật quản lý thuế sửa đổi, bổ xung chính sách thuế quan trọng như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, TNDN, TNCN,... Các loại phí và lệ phí theo quy định của pháp luật tuyên truyền đến 100% đối tượng nộp trên địa bàn huyện. Phòng Tài chính-KH đã kết hợp với Chi cục thuế, UBND các xã tổ chức 04 buổi tập huấn cho các cán bộ làm công tác thu NSNN các xã, thị trấn trên địa bàn huyện về các chính sách thuế, phí và lệ phí mới, các quy định mới trong công tác quản lý thu NSNN, 4 buổi tập huấn với 350 DN và Hộ SXKD tham gia về thực hiện kê khai thuế qua mạng Internet, giải đáp thắc mắc về thuế.

Công tác hỗ trợ người nộp thuế trong việc kê khai, nộp thuế được tiến hành triển khai kịp thời, khẩn trương theo chủ trương cắt giảm các thủ tục hành chính về thuế để tạo điều kiện tốt nhất cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Đặc biệt tiếp tục triển khai công tác Khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử đã giúp cho NNT giảm đáng kể về thời gian và kinh phí cho việc kê khai và nộp thuế. Tính đến 31/12/2016 toàn huyện đã có 170 doanh

doanh nghiệp đang hoạt động.

Việc giải quyết hoàn thuế được thực hiện đảm bảo nhanh và đúng trình tự theo quy định hiện hành với mục tiêu không gây khó khăn cho NNT, giúp cho người nộp thuế tin tưởng vào chính sách thuế hiện hành.

Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế qua các hình thức như trực tiếp, điện thoại, hệ thống mạng internet, hệ thống truyền thanh của huyện, xã

nhằm truyền tải các nội dung mới nhất về chính sách thuế hiện hành đến toàn thể các tầng lớp nhân dân nói chung và người nộp thuế nói riêng để họ tự giác và nghiêm túc chấp hành.

Những kết quả trên đây đã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của NNT, hạn chế dần các sai sót và giảm chi phí quản lý thuế cho cơ quan thuế. Kết quả điều tra cho thấy NNT đánh giá về công tác tuyên truyền hỗ trợ của chi cục thuế Thanh Thủy khá tốt, cho thấy sự tin tưởng nhất định của NNT đối với cơ quan thuế.

Bảng 4.7. Đánh giá về công tác tuyên truyền, hỗ trợ tại huyện Thanh Thủy

năm 2017 TT Nội dung Cán bộ quản lý thu NNT Sốlượng (người) Tỷ lệ (%) Sốlượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Chất lượng công tác tuyên truyền: Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng 7 18 5 23,3 60 16,7 9 45 6 15 75 10 2 Hình thức tuyên truyền: Đa dạng Bình thường Không đa dạng 8 18 4 26,7 60 13,3 25 30 5 41,7 50 8,3 3 Tần suất tuyên truyền Rất thường xuyên Bình thường

Không thường xuyên

30 100 42

18

70 30 Nguồn:Tổng hợp kết quả điều tra (2017)

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, hoạt động tuyên truyền hỗ trợ NNT của Chi cục thuế Thanh Thủy vẫn còn những hạn chế, kết quả đạt được còn rất khiêm tốn so với yêu cầu đặt ra, chưa tương xứng với vai trò của mình:

- Các hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng còn đơn điệu, chưa gây được ấn tượng. Nội dung tuyên truyền chưa đi sâu, việc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền chưa chủ động, chưa thường xuyên, hiệu quả.

- Số lượng tin, bài tuyên truyền trên báo,truyền hình còn ít, chất lượng tin bài chưa cao. Thông tin về chủ trương, chính sách thuế chưa được truyền tải sâu rộng, kịp thời cho NNT và các tầng lớp dân cư.

- Hình thức hỗ trợ chưa đa dạng, đồng bộ, phong phú; Nội dung hỗ trợ chưa đáp ứng được nhu cầu của NNT, chưa xây dựng được một hệ thống văn bản hướng dẫn, trả lời về tất cả các sắc thuế, các thủ tục hành chính thuế thống nhất để tránh những sai sót xảy ra về thuế cho NNT.

4.2.3. Đánh giá công tác quản lý chu trình thu ngân sách Nhà nước

4.2.3.1. Lập dự toán thu ngân sách Nhà nước

Xây dựng dự toán là khâu đầu của chu trình ngân sách nhằm xây dựng khả năng huy động nguồn thu của địa phương trong một năm ngân sách. Từ đó giao nhiệm vụ thu phù hợp với khả năng của từng ngành, từng cấp, từng đơn vị đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Dự toán thu được xây dựng trên cơ sở phân tích dự báo đầy đủ về tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự biến động giá cả thị trường;dự toán thu đối với từng khu vực kinh tế, từng lĩnh vực thu, từng sắc thuế, từng cơ sở sản xuất kinh doanh và

những nguồn thu mới phát sinh; dự toán thu được xây dựng trên cơ sở thực hiện tốt công tác quản lý thu, tăng cường các biện pháp chống thất thu như: xử lý nợ đọng, chống buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại.

Dự toán thu được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định, phân bổ cho các địa phương trên cơ sở định mức, tình hình phát triển kinh tế xã hội hàng năm, tình hình thực hiện thu NSNN trên địa bàn các huyện hàng năm. Trên cơ sở Dự toán thu NSNN do tỉnh Phú Thọ giao hàng năm, HĐND huyện lập Dự toán thu hàng

năm và giao UBND huyện chỉ đạo Chi cục thuế, Phòng Tài chính, UBND các xã thực hiện theo Dự toán được giao.

Nhìn chung Dự toán thu NSNN hàng năm trên địa bàn huyện Thanh Thủy đã

đảm bảo một số yếu cầu cơbản trong việc lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính về xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán NSNN. Hằng năm căn cứ vào Luật NSNN; các văn bản hiện hành quy định trong công tác quản lý ngân sách; hướng dẫn công tác lập dự toán của Bộ Tài chính. Dự toán thu NSNN trên địa bàn

huyện Thanh Thủy trong giai đoạn 2014-2016 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.8. Tổng hợp dự toán thu NSNN cấp huyệntrên địa bàn

huyện Thanh Thủy giai đoạn 2014 - 2016

ĐVT: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm2014 Năm2015 Năm2016 So sánh (%) 15/14 16/15 Bq

Tổng thu (A+B) 366.560 301.417 397.662 82,22 131,93 107,08 A Thu NSNN trên địa bàn 32.150 44.285 100.674 137,74 227,33 182,54 I Thu nội địa 32.150 44.285 100.674 137,74 227,33 182,54 1 Thu từ DNNN TW 500 500 500 100 100 100 2 Thu từ DNNN địa

phương 100 100 100 100 100 100 3 Thu từ khu vực ngoài

quốc doanh 13.200 16.833 33.335 127,52 198,03 162,77 Thu từ DN ngoài quốc

doanh 11.400 15.033 31.000 131,87 206,21 169,04 Thu từ các hộ KD cá thể 1.800 1.800 2.335 100 129,72 114,86 4 Thuế TNCN 300 450 2.054 150 456,44 303,22 5 Thu tiền sử dụng đất 10.000 15.770 50.210 157,7 318,39 238,04 6 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 50 190 200 380 105,26 242,63 7 Tiền thuê đất 200 400 400 200 100 150 8 Thu lệ phí trước bạ 3.600 3.800 6.000 105,56 157,89 131,73 9 Thu phí, lệ phí 1.300 1.750 3.590 134,61 205,14 169,87 10 Thu hoa lợi công sản, quỹ

đất công ích tại xã 1.300 1.850 2.385 142,31 128,92 135,61 11 Thu khác ngân sách 1.600 1.800 1.900 112,5 105,55 109,03 12 Thu phí sử dụng đường

bộ đối với xe mô tô 842 II Thu chuyển nguồn năm

trước

III Thu kết dư 0 0 0

B Thu BS từ NS cấp trên 334.410 257.132 296.988 76,89 115,5 96,19 Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Thanh Thủy (2014 -2016)

Hàng năm căn cứ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình, UBND các xã, thị trấn xây dựng dự toán thu NS trình thường trực HĐND huyện cho ý kiến và gửi phòng Tài chính - kế hoạch huyện tổng hợp thành dự

giao dự toán, UBND huyện báo cáo HĐND huyện chính thức giao dự toán thu cho các xã, thị trấn triển khai thực hiện. Số liệu dự toán thu ngân sách xã, thị trấn theo chỉ tiêu kinh tế được thể hiện thông qua bảng 4.8 trên.

Qua bảng trên ta thấy dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện Thanh Thủy tăng tương đối nhanh từ năm 2014 là 32.150 triệu đồng đến năm 2016 là 100.674 triệu đồng tăng 68.524 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân là 182,54%. Tuy nhiên tốc độ tăng dự toán thu bổ sung từ ngân sách cấp trên có xu hướng giảm cụ thể dự toán thu năm 2016 giảm so với năm 2014 bình quân là 96,19%. Dự toán thu NSNN huyện Thanh Thủy chủ yếu dựa vào thu nội địa và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.

Về thu nội địa: trong thu nội địa thì thu từ khu vực ngoài quốc doanh và thu tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2016 dư toán khoản thu từ khu vực ngoài quốc doanh tăng 98,03% so với năm 2015, dự toán khoản thu tiền sử dụng đất tăng khá cao là 218,39% so với năm 2015, tăng 40.210 triệu đồng so với năm 2014.

Dự toán thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là khoản thu chủ yếu của ngân sách huyện Thanh Thủy, năm 2016 dự toán thu bổ sung có giảm 37.422 triệu đồng tương ứng giảm 11,19% so với năm 2014 nhưng trong 3 năm từ 2014-2016, đây vẫn là khoản thu chiếm tỷ lệ chủ yếu trên 75% của ngân sách huyện Thanh Thủy.

Kết quả điều tra, khảo sát các cán bộ làm công tác thu NSNN, Chủ tịch UBND và Kế toán ngân sách xã, thị trấn về tình hình lập dự toán thu NS tại các xã, thị trấn được tổng hợp tại bảng 4.9 dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 73 - 77)