Khái quát về rủi ro và quản trị rủi ro doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty TNHH điện staniley việt nam (Trang 33 - 36)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

2.3. Mối quan hệ giữa hệ thống kiểm soát nội bộ với quản trị rủi ro công ty

2.3.1. Khái quát về rủi ro và quản trị rủi ro doanh nghiệp

Trong cuộc sống cũng như bất kỳ lĩnh vực nào đều tiềm ẩn khả năng xảy ra những sự kiện mà chúng ta không mong đợi, không thể tránh khỏi hoàn toàn, người ta gọi đó là rủi ro. Theo quan điểm hiện đại (Chuẩn mực quốc tế ISO/IEC Guide 73 hướng dẫn về quản lý rủi ro) “Rủi ro là sự kết hợp của một sự kiện có thể xảy ra mà hệ quả của nó mang lại lợi ích hoặc gây ra tổn thất”. Như vậy, rủi ro được nhìn nhận ở cả hai mặt tiêu cực và tích cực, có thể đem đến các bất lợi hoặc cũng có thể mang lại cơ hội. Trong các doanh nghiệp với mong muốn đạt được các mục tiêu đã đặt ra thì hệ quả của rủi ro thường được nhìn nhận ở mặt bất lợi, khi đó rủi ro là khả năng một sự kiện có thể xảy ra do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan và ảnh hưởng bất lợi đến việc hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp. Trên thực tế có nhiều loại rủi ro khác nhau ảnh hưởng mục tiêu của doanh nghiệp. Tùy theo tiêu thức phân loại, rủi ro được chia thành các loại khác nhau.

Căn cứ vào các cấp độ quản lý, rủi ro trong doanh nghiệp bao gồm:

- Rủi ro chiến lược là nguy cơ doanh nghiệp bị tổn thất do quyết định kinh doanh mang tính chiến lược sai lầm dẫn đến các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp không đạt được.

- Rủi ro hoạt động là nguy cơ tổn thất do các chính sách, quy định, thủ tục kiểm soát trong các chu trình hoạt động của doanh nghiệp không ph hợp, không hiệu quả hoặc từ các sự kiện bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu hoạt động hiệu quả.

- Rủi ro tuân thủ là nguy cơ tổn thất do không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan.

- Rủi ro báo cáo là nguy cơ tổn thất do những vi phạm không được báo cáo. Căn cứ vào nguyên nhân tạo nên rủi ro, rủi ro trong doanh nghiệp được chia thành hai nhóm sau:

- Nhóm rủi ro từ môi trường kinh doanh là những rủi ro ảnh hưởng đến điều kiện kinh doanh nói chung đối với tất cả các ngành, các doanh nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến những rủi ro này mang tính khách quan, xuất phát từ môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp, như: các thảm họa tự nhiên; suy thoái - khủng hoảng kinh tế, biến động lãi suất, thay đổi tỷ giá, biến động giá cả hàng hóa; sự thay đổi trong chính sách vĩ mô, thay đổi về quy định pháp luật; sự tiến bộ của công nghệ sản xuất; sự cải tiến sản phẩm của đối thủ cạnh tranh; sự thay đổi trong xu hướng tiêu d ng;... Những rủi ro này không chỉ ảnh đến riêng một doanh nghiệp mà có thể ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong c ng môi trường đó. Nhóm rủi ro này bao gồm: rủi ro từ môi trường tự nhiên; rủi ro kinh tế; rủi ro chính trị; rủi ro pháp lý; rủi ro văn hóa;...

- Nhóm rủi ro từ nội bộ doanh nghiệp là các rủi ro tác động trực tiếp đến hoạt động nội bộ của doanh nghiệp. Nguyên nhân gây ra nhóm rủi ro này phát sinh từ các nhân tố trong nội bộ doanh nghiệp, như: sự yếu kém về trình độ, năng lực nhân viên không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, sa thải người lao động không ph hợp; không đủ nguồn nhân lực để hoàn thành các mục tiêu; sự phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp thiếu ăn khớp; sự gian lận của các cấp quản lý và nhân viên; chất lượng sản phẩm không đảm bảo; sản phẩm không ph hợp với nhu cầu thị hiếu khách hàng; sự vi phạm luật thuế, luật môi trường, an toàn lao động, và các quy định khác của pháp luật; hệ thống thông tin không đầy đủ, chính xác, kịp thời; công nghệ thông tin yếu kém không tương thích với các mục tiêu của doanh nghiệp; năng lực tài chính không đảm bảo;... Một số rủi ro có thể kể đến trong nhóm này như: RRTC; rủi ro quản trị điều hành; rủi ro về nhân sự; rủi ro công nghệ;... Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động của doanh nghiệp, rủi ro được chia thành: - Rủi ro tác động đến toàn doanh nghiệp là những rủi ro phát sinh từ những nhân tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, như: sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng ảnh hưởng đến sự phát triển sản phẩm, quy trình sản xuất, dịch vụ khách hàng, giá cả hay các điều khoản bảo hành; sự thay đổi chiến lược của đối

thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp; các quy định mới của luật pháp có thể buộc đơn vị phải thay đổi về chính sách và chiến lược hoạt động; sự thay đổi trong nền kinh tế có thể tác động đến những quyết định có liên quan đến tài chính, đầu tư của doanh nghiệp; sự thay đổi người quản lý có thể tác động đến những cách thức kiểm soát có thể thực hiện;...

- Rủi ro ảnh hưởng đến từng hoạt động cụ thể là những rủi ro ở mức độ từng hoạt động, từng bộ phận hay từng chức năng kinh doanh chính trong đơn vị, như: rủi ro trong hoạt động kế toán ảnh hưởng đến mức độ trung thực, hợp lý của BCTC; rủi ro ở bộ phận bán hàng ảnh hưởng đến doanh thu và công nợ; rủi ro ở bộ phận sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, và tiến độ.

Để giảm thiểu những tổn thất, thiệt hại, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công, các cấp quản lý trong doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động quản trị rủi ro. Quản trị rủi ro doanh nghiệp là quá trình xử lý các rủi ro một cách có hệ thống, khoa học, toàn diện thông qua các hoạt động nhận diện và đánh giá rủi ro, xây dựng các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro xảy ra, thực thi việc kiểm soát, giảm thiểu những tổn thất gây ra cho doanh nghiệp cũng như dự phòng về tài chính để b đắp cho các tổn thất đó. Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tại m i doanh nghiệp có thể khác nhau, tuy nhiên hoạt động quản trị rủi ro doanh nghiệp nhìn chung vẫn bao hàm những bước sau:

Nhận diện rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có được thông tin về các đối tượng gặp rủi ro, các nguồn phát sinh rủi ro, các loại tổn thất mà rủi ro có thể gây ra cho doanh nghiệp.

Đo lường rủi ro là việc đánh giá tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro từ đó doanh nghiệp có các biện pháp quản trị rủi ro thích hợp.

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các chiến lược, các chương trình, phương pháp, công cụ, kỹ thuật,... nhằm ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi của rủi ro đối với doanh nghiệp.

Tài trợ rủi ro bao gồm các hoạt động nhằm dự phòng các nguồn tài chính cho các thiệt hại một khi có rủi ro xảy ra.

Giám sát và tổng kết là việc đánh giá lại toàn bộ quá trình xác định rủi ro, phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro, kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro có được thực hiện

hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty TNHH điện staniley việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)