Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty TNHH điện staniley việt nam (Trang 51)

Tài sản và nguồn vốn là yếu tố quan trọng của một DN, nó là tiền đề cơ sở vật chất đảm bảo cho mọi hoạt động của DN và thể hiện quy mô của DN đó. Ngoài ra tình hình tài sản, nguồn vốn còn cho ta thấy được cơ cấu tài sản, nguồn vốn đã hợp lý hay chưa, qua đó có thể đánh giá được năng lực và trình độ sử dụng vốn của DN.

Bảng 3.1 cho thấy, tổng tài sản và tổng nguồn vốn biến đổi không đồng đều qua các năm, cụ thể năm 2016 giảm 4,12% so với năm 2015 và năm 2017 tăng 4,95% so với năm 2016.

Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2016 giảm mạnh so với 2015 là 570.365.156 đồng (tương đương với giảm 64,6%), đến năm 2017 thì đã tăng lên đáng kể so với năm 2016 là 426.013.218 đồng (gấp hơn 2 lần), những con số báo động cho sự tồn tại của đơn vị.

Về tài sản ngắn hạn, năm 2016 phát triển chậm nhất trong 3 năm. Cụ thể do DN đầu tư vào tài sản cố định tương đối lớn trị giá 2.528.050.429 đồng (tăng gần gấp 4 lần so với năm 2015) đây là nguyên nhân chính làm giá trị tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh, do công ty đầu tư mua máy móc thiết bị để phục phụ kinh doanh. Năm 2017 phát triển mạnh nhất do có giá trị hàng tồn kho cao nhất gần gấp đôi năm 2015 và năm 2016 với giá trị là 4.936.194.533 đồng.

Về tài sản dài hạn, tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản. Qua 3 năm tài sản cố định liên tục tăng, cụ thể: Năm 2016 tăng so với năm 2015 là 1.843.551.769 đồng. Năm 2017 tăng so với năm 2016 là 667.701.955 đồng.

Tổng nguồn vốn cũng biến đổi không đồng đều qua 3 năm, nguyên nhân biến đổi do biến đổi của nợ ngắn hạn. Năm 2016 nợ ngắn hạn giảm 749.314.723 đồng (tương đương 5,3%), năm 2017 thì tăng 1.791.815.872 đồng (tương đương 13.2%). Vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2016 tăng 120.293.541 đồng (tương ứng tăng 2,04%) so với năm 2015, năm 2017 tăng 753.687.682 đồng (tương ứng tăng 12,51%) so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế tăng dần qua các năm, năm 2016 tăng 15,4% (tương đương 120.293.541 đồng) so với năm 2015, đến năm 2017 tăng 80,1% (tương đương 723.203.954 đồng) so với năm 2016.

Bảng 3.1.Tình hình tài sản và nguồn vốn tại công ty giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 A. Tổng tài sản 20.189.611.212.076 19.560.590.029.472 22.106.093.583.735 96,88 113,01 I. Tổng tài sản ngắn hạn 19.228.570.411.755 16.170.747.461.237 18.268.438.182.585 84,10 112,97

Tiền và các khoản tương đương tiền 882.536.767.101 312.171.611.012 738.184.829.320 35,37 236,47 Các khoản phải thu ngắn hạn 14.512.437.732.112 12.974.887.089.112 12.214.031.521.125 89,41 94,14

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - -

Hàng tồn kho 2.773.941.638 .241 2.620.162.030.000 4.936.194.533.017 94,46 188,39 Tài sản ngắn hạn khác 1.059.654.274.301 263.526.731.113 380.027.299.123 24,87 144,21

II. Tài sản dài hạn 961.040.800.321 3.389.842.568.235 3.837.655.401.150 352,73 113,21

Tài sản cố định 684.498.660.200 2.528.050.429.121 3.195.752.384.037 369,33 126,41

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - -

Tài sản dài hạn khác 276.542.140.121 861.792.139.114 641.903.017.113 311,63 74,48 B Tổng nguồn vốn 20.189.611.212.076 19.560.590.029.472 22.106.093.583.735 96,88 113,01 I Nợ phải trả 14.286.736.665.011 13.537.421.942.201 15.329.237.814.223 94,76 113,24 Nợ ngắn hạn 14.286.736.665.011 13.537.421.942.201 15.329.237.814.223 94,76 113,24 Nợ dài hạn - - - II. Vốn chủ sở hữu 5.902.874.546.065 6.023.168.087.271 6.776.855.769.512 102,04 112,51

Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5.000.000.000.000 5.000.000.000.000 5.000.000.000.000 100,00 100,00 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 782.125.098.001 902.418.639.022 1.625.622.593.024 115,38 180,14

Thặng dư vốn cổ phần - - - 96,88 113,01

Vốn khác của chủ sở hữu 14.627.261.022 14.627.261.023 14.627.261.056 84,10 112,97 Quỹ đầu tư phát triển 64.964.381.031 64.964.381.047 80.206.245.112 35,37 236,47 Quỹ dự phòng tài chính 41.157.806.011 41.157.806.179 56.399.670 .320 89,41 94,14

Bảng 3.2. Phân tích tài chinh ĐVT: % Chỉ tiêu 2015 2016 2017 TSNH/Tổng tài sản 95,2 82,7 82,6 TSDH/Tổng tài sản 4,8 17,3 17,4 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 70,8 69,2 69,3 Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn 29,2 30,8 30,7 Nguồn: Phòng kế toán – tài chính

Bảng 3.2 cho thấy, hệ số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản) khá thấp, dao động từ 0,292 – 0,308 và điều này thể hiện độ tự chủ về vốn của doanh nghiệp không cao. Chính vì lý do này khiến cho hệ số nợ của doanh nghiệp (Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn) cao, con số này qua 3 năm là: 2015 (70,8%), 2016 (69,7%), 2017 (69,3%), có một khả năng lớn là công ty đang không thể trả được các khoản nợ theo điều kiện tài chính thắt chặt hoặc có sự kém cỏi trong quản lý, hoặc dòng tiền của công ty sẽ kém đi do gánh nặng từ việc thanh toán các khoản lãi vay. Hệ số tài sản dài hạn khá an toàn trong 3 năm, do đó công ty có khả năng chủ động định đoạt về tài sản của chủ đầu tư.

3.1.3.1. Tình hình lao động của công ty

Khi nhà nước thay đổi các chế độ chính sách về lương tối thiểu chung, Công ty đã chủ động phối hợp với BCH Công đoàn, bộ phận Tổ chức thanh toán lương mới và tham gia BHXH. BHTN, BHYT, đồng thời thực hiện nghiêm túc và có lợi hơn các điều khoản của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động của công ty. Hàng năm đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân đều được tổ chức khám sức kho định kỳ, huấn luyện an toàn, đảm bảo chất lượng lao động cao đáp ứng yêu cầu công việc của các dự án do Công ty thực hiện.

Tạo điều kiện thủ tục đi khám sức khỏe và thực hiện chế độ hưu trí cho 38 trường hợp nghỉ hưu trước tuổi, 23 trường hợp nghỉ hưu đúng tuổi, các trường hợp nghỉ chấm dứt hợp đồng đều được thanh toán đầy đủ các chế độ chính sách theo luật định. Việc thanh toán các chế độ đau ốm, thai sản đã thực hiện đúng thời gian quy định. Hiện nay, tại công ty hợp đồng lao động có đóng bảo hiểm là 1024 người, hợp đồng lao động thời vụ chưa đóng bảo hiểm

là 56 người. Công ty sử dụng lao động thời vụ ký thành nhiều kỳ liên tiếp và với số lượng lớn là không đúng với quy định.

Bảng 3.3. Tình hình lao động tại Công ty năm 2017 (Tính đến 31/7/2017)

STT Phân loại lao động Số lƣợng lao động (Ngƣời)

Tỷ lệ (%)

1 Phân loại theo trình độ học vấn 1080 100,00

- Đại học và trên đại học 200 18,51

- Trình độ cao đẳng và trung cấp 325 30,00

- Lao động phổ thông 555 51,38

2 Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất 1080 100,00

- Lao đông trực tiếp sản xuất 926 85,74

- Lao động gián tiếp 154 14,25

3 Phân loại theo độ tuổi 1080 100,00

- Từ 20 – 30 tuổi 580 52,22

- Từ 31 – 40 tuổi 400 37,04

- Từ 41 tuổi trở lên 100 9,26

4 Tổng số 1.080 100,00

Nguồn: Phòng Nhân sự Tình hình lao động của Công ty trong năm 2017 được thể hiện qua bảng số liệu 3.3. Tổng số lao động của Công ty là 1080 người, trong đó lao động trực tiếp sản xuất là 926 người (chiếm 85,74%) và lao động gián tiếp là 154 người (chiếm 14,25%). Lao động có trình độ đại học và trên đại học là 200 người, chiếm 18,51%, do đặc điểm của Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, do đó lao động Thực tế so với các Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thi Công ty có mặt bằng lao động chất lượng tương đối cao.

3.1.3.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

M i doanh nghiệp đều đăt mục tiêu là nâng cao lợi nhuận qua từng năm. Do đó, m i doanh nghiệp đều tìm mọi cách nhằm năng cao kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Trong những năm qua, Công ty TNHH stenley Việt Nam luôn tìm cách học hỏi, hoàn thiện tay nghề để hoàn thành các sản phẩm cáp điện có chất lượng đảm bảo nâng cao uy tín.

Bảng 3.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2015 – 2017

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh(%)

2016/2015 2017/2016

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.396.895.128.935 2.871.066.021.121 2.878.585.791.256 120,80 160,91 2. Các khoản giảm trừ doanh thu

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.396.895.128.935 2.871.066.021.899 2.878.585.791.256 120,80 160,91 4. Giá vốn hàng bán 800.874.011.312 1.225.375.021.779 1.021.034.203.110 120,99 163,43 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.596.021.117.623 1.645.691.000.120 1.799.551.588.146 119,67 145,24 6. Doanh thu hoạt động tài chính 77.422.019.000 79.714.402.301 80.021.338.921 102,96 26,77

7. Chi phí tài chính 1.599.202.000 5.018.471.138 1.101.768.785 1155,17 550,96

8. Chi phí bán hàng 1.323.452.235 2.325.689.220 2.202.000.301

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.323.252.415 3.027.797.650 3.735.623.493 130,33 123,38 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.669.520.682.208 1.714.933.454.413 2.132.077.149 96,09 188,86

11. Thu nhập khác 92.000.727.273 87.323.220.228

12. Chi phí khác 19.914.582.010 21.344.364.010 28.405.633 53,48 133,08

13. Lợi nhuận khác 72.086.145.263 66.977.856.118 (28.405.633) (40,42) 133,08

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.741.606.827.471 1.781.971.310.531 2.103.671.516 90,22 189,93 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 34.832.136.549 35.639.426.210 584.741.970 46,05 285,01 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 1.706.774.691.012 1.746.331.884.321 1.518.929.546 115,38 168,32 Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính

Bảng 3.4. Ta có thể thấy rằng, trong giai đoạn 3 năm 2015– 2017, lợi nhuận của công ty liên tục tăng, tốc độ tăng tương đối lớn. Nếu như năm 2016 lợi nhuận sau thuế tăng 15,4% tương đương với tăng 39.557.183.309 đồng so với năm 2015 thì cho tới năm 2017 chiếm tới 68,3% tương đương với tăng 616.510.907 đồng so với năm 2016. Nguyên nhân của tăng do:

Thứ nhất: Tỷ lệ giá vốn hàng bán trong năm tăng liên tiếp trong 3 năm

nhưng doanh thu 3 năm đồng thời tăng nhanh nên lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ khá cao. Bằng chứng là lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 tăng so với 2015 là 474.170.892.186 đồng , năm 2017 tăng so với năm 2016 là 7.519.770.135 đồng.

Thứ hai: Mặc d lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2016 nhỏ hơn năm 2015 là 120.077.539 đồng nhưng chi phí thuế thu nhập hiện hành năm 2015 lại lớn hơn năm 2016 xấp xỉ gấp 2 lần dẫn tới lợi nhuận sau thuế năm 2016 lớn hơn năm 2015.

Thứ ba: Xét về lợi luận sau thuế thì lợi nhuận của DN có tỷ lệ tăng rất cao. Do công ty đang trong đà tăng trưởng mạnh mở rộng quy mô đầu tư sản xuất, mở rộng thị trường nên lợi nhuận của công ty cụ thể như sau: Năm 2016 tăng 1,1538 lần so với năm 2015 (tức tăng 15,38%), năm 2017 so với năm 2016 tăng 1,6832 lần (tức tăng 68,32%). Xét bình quân qua 3 năm tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế đạt ở mức cao là 41,85%. Điều này cho thấy hiện hoạt động kinh doanh của Công ty đang tiến triển theo chiều hướng tốt, kinh doanh hiệu quả.

Nhìn chung tình hình kinh doanh của Công ty ở mức khá ổn định. Nhờ doanh thu từ hoạt động bán hàng khá cao, các đơn đặt hàng giao đúng hạn với chất lượng đảm bảo, công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng mới là một trong những nguyên nhân khiến đơn vị làm ăn có lãi.

3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu

3.2.1.1. Số liệu thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp gồm các lý luận, cơ sở thực tiễn về hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý dự án sản xuất kinh doanh dây và cáp điện được thu thập thông qua các tài liệu, các báo cáo nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn, … đã được công bố trên các tạp trí, trang mạng, sách, báo và các nguồn thông tin sẵn có. Các số liệu thứ cấp về tình hình hoạt động của Công ty, doanh thu, lợi nhuận,

quy mô hoạt động, số lượng cán bộ, nguồn lực,… được thu thập thông qua các phòng ban và các báo cáo thưởng niên của Công ty trong những năm qua.

3.2.1.2. Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp: được thu thập bằng cách phỏng vấn điều tra trực tiếp qua bảng hỏi các cán bộ, công nhân viên của Công ty trong năm 2015 và thông qua thảo luận nhóm đối với một số cán bộ chủ chốt, các tổ trưởng tổ sản xuất và một số công nhân điển hình tiên tiến của Công ty.

Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để có được tài liệu sơ cấp của công ty ta d ng các câu hỏi phỏng vấn và phiếu điều tra dưới dạng câu hỏi Yes/ No dành cho nhân viên. Nội dung điều tra xoay quanh việc công ty có quy định về quản lý d ự án s ản xu ất kinh doanh hay không, việc thực thi các quy định đó của nhân viên….

a. Phỏng vấn điều tra trực tiếp

Áp dụng công thức của slovin để chọn mẫu, Số mẫu: 64 phiếu.

Căn cứ vào tình hình lao động của Công ty tính tới thời điểm nghiên cứu là 1080 cán bộ công nhân viên, trong đó có 926 lao động trực tiếp và 154 lao động gián tiếp, tác giả tiến hành phỏng vấn theo phiếu điều tra cho cán bộ, công nhân viên của công ty tại các thời điểm thích hợp như giờ giải lao, giờ nghỉ ăn ca,… để tiến hành thu thập các thông tin, dữ liệu sơ cấp đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty trong những năm qua, những nhận định, đánh giá, ưu nhược điểm và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty (chi tiết theo phiếu điều tra).

b. Thảo luận nhóm

Đối tượng thảo luận: Cán bộ quản lý các phòng chức năng, tổ trưởng tổ sản xuất, một số công nhân tiêu biểu.

Nội dung thảo luận: Đánh giá, nhận xét về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty trong những năm qua, các gải pháp cụ thể nào để nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý dự án sản xuất kinh doanh dây cáp điện của Công ty trong thời gian tiếp theo.

3.2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu

xử lý bằng phương pháp phân tổ thống kê theo các chỉ tiêu với sự h trợ bằng phần mềm Excel, phầm mền kế toán và phần mềm tin học văn phòng.

Đối với số liệu thứ cấp, trên cơ sở tài liệu ban đầu tính toán lại các chỉ tiêu cần thiết cho quá trình phân tích số liệu tiến hành phân tổ, tổng hợp theo các chỉ tiêu đánh giá bằng phần mềm exel.

3.2.3. Phƣơng pháp phân tích

- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được d ng để thống kế số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng, đặc điểm của công ty, và thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty trong quản lý dự án sản xuất kinh doanh dây và cáp điện trong những năm qua.

- Phƣơng pháp so sánh: là phương pháp sử dụng những nguồn số liệu thứ cấp để so sánh đối chiếu sự biến đổi qua thời gian, giữa thực tế và trên lý thuyết của các sự vật, sự việc,… Qua đó thấy được xu hướng phát triển của chúng. Trong đề tài này tôi sử dụng phương pháp này để phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của công ty, thực trạng của hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty.

- Phƣơng pháp chuyên gia: Là phương pháp nghiên cứu khoa học dựa trên ý kiến của các chuyên gia. Thông qua ý kiến của các chuyên gia giúp ta mau chóng nắm được cơ sở lý luận, nắm được thực trạng của hiện tượng và những định hướng cũng như giải pháp cơ bản thúc đẩy sự phát triển của hiện tượng ph hợp với quy luật. Phương pháp chuyên gia được tiến hành bằng nhiều cách: Phỏng vấn trực tiếp, d ng nhóm chuyên gia, tổ chức các cuộc hội thảo nhóm. Trong phạm vi của đề tài, phương pháp chuyên gia được sử dụng bằng cách trao đổi phỏng vấn với nhân viên các phòng ban có liên quan và ban lãnh đạo trong Công ty về hệ thống kiểm soát nội bộ, đặc biệt là tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIM SOÁT NỘI BỘI TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN STANLEY VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty TNHH điện staniley việt nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)