Kinh nghiệm của công ty ở Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty TNHH điện staniley việt nam (Trang 39 - 42)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

2.4.1. Kinh nghiệm của công ty ở Hoa Kỳ

Sau sự sụp đổ gây chấn động nước Mỹ của nhiều tập đoàn lớn như: Enron, WorldCom, Peregrine Systems..., nước Mỹ mới ban hành một đạo luật nhằm ngăn chặn những gian dối tài chính và bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn.

Đạo luật Sarbanes-Oxley (hay còn gọi là Sarbox, SOX) là một trong những luật căn bản của nghề kế toán, kiểm toán, được ban hành tại Hoa Kỳ năm 2002. Đạo luật Sarbanes-Oxley dài 66 trang, đạo được cho là một sự bổ sung quan trọng nhất trong Luật Chứng khoán Mỹ, nhằm mang lại tính minh bạch cho thị trường chứng khoán.

Mục tiêu chính của Đạo luật này nhằm bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư vào các công ty đại chúng bằng cách buộc các công ty này phải cải thiện sự đảm bảo và tin tưởng vào các báo cáo, các thông tin tài chính công khai.

Đồng thời, đạo luật cũng bổ sung thêm các quy định ràng buộc trách nhiệm cá nhân của giám đốc điều hành và giám đốc tài chính đối với độ tin cậy của báo cáo tài chính, bênh cạnh đó yêu cầu các công ty đại chúng phải có những thay đổi trong kiểm soát nội bộ, đặc biệt là kiểm soát công tác kế toán.

Cũng nhờ đạo luật này, vị trí và thị thế của kiểm toán viên được đặt ở vị trí trung tâm, là cầu nối quan trọng tạo nên những bản báo cáo tài chính có tính độc lập cao và mức độ tin tưởng cao hơn.

Đạo luật Sarbanes-Oxley có 6 điểm quan trọng, bao gồm:

Một là, các giám đốc điều hành, giám đốc tài chính phải trực tiếp ký vào các báo cáo tài chính được ban hành chính thức và đảm bảo tính trung thực của bản báo cáo đó. Nếu có những sai phạm, thì họ có thể phải ngồi t .

Hai là, các công ty phải lập ra ban giám sát kế toán thực hiện chức năng giám sát hoạt động kết toán trong nội bộ của tập đoàn, đồng thời giám sát chặt hoạt động của các công ty kiểm toán cho tập đoàn đó.

Ba là, các công ty kiểm toán không được thực hiện tất cả các nghiệp vụ kiểm toán của một tập đoàn mà phải chia phần việc cho các công ty kiểm toán khác để tránh tình trạng tập trung lợi ích có thể dẫn tới những tiêu cực có thể xảy ra.

chấm dứt hợp đồng với công ty kiểm toán, mà quyết định này thuộc về ban kiểm toán của công ty.

Năm là, hàng năm, các công ty phải có báo cáo kiểm soát nội bộ, trong đó các thông tin về tình hình tài chính của công ty phải có sự chứng thực của công ty kiểm toán.

Sáu là, các tội danh liên quan đến các thay đổi, hủy hồ sơ, tài liệu hay cản trở gây ảnh hưởng pháp lý điều tra có thể bị phạt t lên đến 20 năm (Mục 802).

Một điểm đáng chú ý khác, trong Mục 404 của đạo luật yêu cầu: “Các công ty được yêu cầu phải công bố thông tin trong báo cáo hàng năm của họ liên quan đến phạm vi và ph hợp với kiểm soát nội bộ. Các công ty phải đăng ký kế toán, trong c ng một báo cáo, chứng thực và báo cáo về việc đánh giá về hiệu quả của các cơ cấu kiểm soát nội bộ và các thủ tục cho các báo cáo tài chính...”.

Lúc đầu đạo luật này có nhiều điểm bị phản ứng mạnh từ phía các công ty đại chúng ở Mỹ, đặc biệt là các công ty đang niêm yết cổ phiếu trên sàn New York do những yêu cầu rất cao về tính minh bạch. Tuy nhiên sau những thỏa thuận về một vài thay đổi đáp ứng những yêu cầu từ các nhà làm luật, đạo luật này mới chính thức được thông qua ở Hạ viện và Thượng viện trước khi được nguyên Tổng thống George W.Bush (năm 2002) ký thông qua thành luật (Duy Cường, 2009).

Trong các doanh nghiệp có quy mô lớn trên thế giới đã thành công trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm may mặc, Nike là một ví dụ tiêu biểu. Năm 1964, Nike được thành lập bởi Phil. Knight và Bill Bowerman với hoạt động đầu tiên là sản xuất giầy có chất lượng cao cho vận động viên. đến nay, qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, Nike đã trở thành một tập đoàn lớn mạnh nhất thế giới trong lĩnh vực thời trang thể thao, sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng toàn cầu về quần, áo, giầy và các dụng cụ chơi thể thao. Trụ sở chính của Nike ở Beaverton, Oregon, Mỹ, với doanh thu năm 2009 là 19,2 tỷ USD. Tính đến 2010, số lượng nhân viên trực tiếp của Nike khoảng hơn 33.000 người. Các sản phẩm của Nike được sản xuất tại 46 quốc gia, trong hơn 600 nhà máy, với lượng lao động được tuyển dụng khoảng 823,026 người.

Hội đồng Quản trị của Nike toàn cầu được kết cấu bởi các uỷ ban khác nhau bao gồm: Uỷ ban Kiểm toán, Uỷ ban Nhân sự cấp cao, Uỷ ban Lương thưởng, Uỷ ban Trách nhiệm xã hội, Uỷ ban Tài chính và Uỷ ban điều hành.

Hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và môi trường kiểm soát nói riêng của Nike chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài. Trước hết đó là các quy định, các yêu cầu pháp lý đòi hòi Nike phải xây dựng và áp dụng các quy chế hoạt động và quản lý tài chính để thực hiện hoạt động kiểm tra kiểm soát trong nội bộ. đạo luật Sarbanes Oxley ra đời năm 2002 và được chỉnh sửa năm 2004 quy định các công ty cần phải lập ra Báo cáo kiểm soát nội bộ trong đó có những nội dung liên quan đến tình hình thực tế kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại đơn vị. Cũng theo đạo luật này, việc lập ra Uỷ ban Kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị là bắt buộc. Quyền lựa chọn, chỉ định kiểm toán độc lập tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính của doanh nghiệp thuộc về thẩm quyền của Uỷ ban Kiểm toán mà không phải thuộc thẩm quyền của toàn thể Hội đồng quản trị.

Mục đích thành lập Uỷ ban Kiểm toán của Nike nhằm giúp cho Hội đồng Quản trị thực hiện được trách nhiệm của mình trước các chủ sở hữu về các vấn đề có liên quan đến kế toán, kiểm toán và kiểm soát nội bộ. Uỷ ban Kiểm toán có trách nhiệm đảm bảo độ tin cậy của thông tin tài chính, đảm bảo việc tuân thủ các quy định và yêu cầu pháp lý đối với doanh nghiệp, đảm bảo tính độc lập và trình độ của các kiểm toán viên độc lập được lựa chọn, đảm bảo và giám sát việc thực hiện các chức năng của kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp. Uỷ ban có trách nhiệm báo cáo theo quy định của SEC (Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán của Mỹ). Tiêu chuẩn để bổ nhiệm các thành viên của Uỷ ban này phải tuân theo quy định của Sàn Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) và các quy tắc, quy định, định chế hiện hành. Những thành viên phải am hiểu về kế toán và quản lý tài chính, không tham gia việc điều hành để đảm bảo tính độc lập với các bộ phận khác trong Tập đoàn.

Trong mối quan hệ với các cơ quan ngoại kiểm, đặc biệt là kiểm toán độc lập, Uỷ ban Kiểm toán là bộ phận duy nhất trong Tập đoàn có thẩm quyền đánh giá và lựa chọn công ty kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm và báo cáo giữa niên độ. Uỷ ban có trách nhiệm thay mặt Tập đoàn làm việc với kiểm toán độc lập về các vấn đề có liên quan đến cuộc kiểm toán và thực hiện trách nhiệm giám sát, báo cáo về tính độc lập, trình độ và kết quả kiểm toán cho Hội đồng Quản trị. Trong mối quan hệ với kiểm toán nội bộ, Uỷ ban có thẩm quyền ban hành, sửa đổi quy chế kiểm toán nội bộ tại Tập đoàn, lựa chọn, thiết lập và quản lý Bộ phận Kiểm toán nội bộ đồng thời có trách nhiệm đánh giá định kỳ đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán nội bộ. Ngoài ra Uỷ ban có trách nhiệm trong việc rà soát và đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của

cơ cấu và thủ tục kiểm soát nội bộ, thực hiện việc nhận diện và đánh giá các rủi ro tài chính có thể xảy ra và thảo luận với nhà quản lý của doanh nghiệp về cách thức giám sát, kiểm soát những rủi ro đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty TNHH điện staniley việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)