GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu Hội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số (Trang 26 - 30)

Ở Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật, nhờ cơ chế thoáng và khuyến khích hợp tác với doanh nghiệp, nên Khoa Xây Dựng trong thời gian quan đã có những khởi sắc trong việc tạo mối quan hệ tốt với doanh nghiệp bên ngoài trong việc xây dựng chương trình đào tạo, nghiên cứu chuyển giao cũng như thực tập và trao học bổng cho sinh viên. Mặc dù có những sự tiến triển tốt nhưng công tác phối hợp với doanh nghiệp vẫn chưa có sự phát triển toàn diện và sâu rộng được, do đó cần phải có sự phân tích và đưa ra các giải pháp hữu hiệu để trong thời gian tới. Có thể nói, đề có một chiến lược rõ ràng và cụ thể trong công tác tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà trường, chúng ta phải xét đến 03 nhóm đối tượng chính có quan hệ mật thiết với nhau, cùng tồn tại với nhau để phát triển mối quan hệ này, đó là: Nhà Trường, Doanh nghiệp và Nhà Nước. Mối quan hệ giữa 03 yếu tố trên được thể hiện như sau:

Hình 1. Mối quan hệ giữa Nhà Trường, Doanh Nghiệp và Nhà nước

Dựa vào biểu đồ trên, có thể thấy mối quan hệ mật thiết giữa Nhà Trường, Doanh nghiệp và Nhà Nước trong việc hình thành mối quan hệ phát triển bền vững trong đào tạo, việc làm và phụng sự xã hội. Hiện tại, mối quan hệ giữa Nhà Trường và Doanh nghiệp nói chung đang trên đà tạo kết nối (mũi tên liền nét), trong khi đó mối liên hệ giữa Nhà Nước và Nhà Trường cũng như Doanh nghiệp mờ nhạt trong việc tăng cường phát triển mục tiêu này (mũi tên nét đứt). Để bộ ba quan hệ trên được gắn kết, hiểu nhau trong việc củng cố phát huy mối quan hệ giữa Nhà trường và Doanh Nghiệp, cần phải có sự điều chỉnh và các quyết sách từ các phía, cụ thể như sau: NHÀ NƯỚC NHÀ TRƯỜNG DOANH NGHIỆP

23

2.1 Đối với Nhà trường

Nhà trường cần phát triển tốt nguồn nhân lực để cung cấp cho doanh nghiệp, chính sách quan hệ doanh nghiệp, có đủ tầm vóc, tố chất, tiêu chuẩn, tài đức, đủ sức đảm đương công việc được giao, đáp ứng khả năng lao động của doanh nghiệp và xã hội. Để làm tốt những điều trên, Nhà Trường cần phải:

Tiếp tục thiết kế xây dựng chương trình đào tạo dựa trên nhu cầu doanh nghiệp bằng cách đưa ra các chính sách để khuyến khích trong việc phối hợp xây dựng đào tạo. Thực tế chúng ta đã tổ chức hội thảo với doanh nghiệp về xây dựng chương trình đào tạo, nhưng chỉ vài đơn vị đại diện tham gia, trong khi đó vẫn còn có nhiều nhân tố khác mà chương trình đào tạo cần phải được xây dựng một cách toàn diện hơn, phù hợp với xu thế của ngành nghề. Do đó, cần phải có chính sách phù hợp để tạo sự kết nối với các tổ chức, các Hiệp hội ngành nghề để có sự tham vấn sâu sắc.

Nhà trường cần phải có chính sách hỗ trợ trong việc thiết lập và xây dựng mạng lưới liên kết với doanh nghiệp liên quan ở từng khoa. Việc này lâu nay vẫn thực hiện, nhưng tính chất không thực sự chuyên nghiệp, bởi vì một người có thể kiêm nhiệm nhiều chức năng. Nếu xác định rằng quan hệ doanh nghiệp là cơ hội, là xu hướng tất yếu thì sự đầu tư này là hoàn toàn phù hợp. Một người đại diện cho khoa chỉ làm đại diện nhà trường hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức các buổi gặp gỡ, thu thập dữ liệu thông tin việc làm, phản hồi doanh nghiệp, v.v… Có thế nói, công việc của bộ phận này nặng nề không khác gì một thư ký khoa, đội ngũ này sẽ phát triển nghề nghiệp thường xuyên. Đội ngũ này sẽ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp đối tác, tích cực tiếp cận nguồn vốn tài trợ và đầu tư nghiên cứu, sản xuất thử của Khoa cũng như tăng cường sự tương tác doanh nghiệp bên ngoài.

Thêm vào đó, Nhà trường cần xây dựng các chính sách, cơ chế và các quy định về hình thức, nội dung, cơ chế hợp tác và đãi ngộ, đồng thời khuyến khích nhà khoa học, thầy cô giáo và cá nhân tham gia và tích cực khai thác các hợp tác với doanh nghiệp song song với việc đăng ký, xác lập và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp để có nguồn thu tái đầu tư cho nghiên cứu, phát triển [7]. Hiện nay, mặc dù Nhà trường vẫn có chính sách cho việc mở rộng mối quan hệ này, nhưng vẫn còn thiếu và mơ hồ. Các cá nhân tham gia tạo mối liện hệ nhiều lúc phải chịu sức ép về thời gian và tiền bạc, nên sẽ không hiệu quả về mặt lâu dài nếu như cơ chế chính sách không tương xứng.

2.2 Đối với Doanh nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam cần phải tránh tư duy làm ăn theo kiểu “mì ăn liền” và cần phải xây dựng chiến lược phát triển bền vững trong đó phối hợp với các Nhà Khoa học trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như vật liệu mới. Doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức và quan điểm về hợp tác với nguyên tắc “hiểu biết lẫn nhau và hai bên cùng có lợi ích từ hợp tác”; đồng thời có cơ chế để nhà khoa học không nên chỉ quan tâm đến bảo vệ tài sản trí tuệ hay bản quyền, ngược lại doanh nghiệp cũng không quá lo lắng giữ bí quyết công nghệ. Doanh nghiệp phải nhận thực rằng phối hợp với Nhà Trường là bảo vệ quyền lợi của mình và cũng là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội. Do đó, doanh nghiệp cần phải duy trì thường xuyên các kênh tiếp xúc và liên lạc, chia sẻ thông tin, ý tưởng thông qua bộ phận chuyên trách về hợp tác hoặc thông qua các dự án và các hoạt động chung, kể cả về kế hoạch phát triển để xây dựng hợp tác lâu dài có tính chiến lược. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp phải có định hướng, xây dựng kế hoạch đầu tư cho nghiên cứu và phát triển ( R&D) và tiếp nhận kết quả để thương mại hóa, trong

24

đó doanh nghiệp đóng vai trò là nhà cung cấp thông tin, phản biện để các trường đại học nắm được nhu cầu của thị trường công nghệ và thị trường lao động, cũng như hình thành các cơ chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, khuyến khích đội ngũ nhà khoa học ở các trường đại học tham gia vào các dự án và chia sẻ học thuật với doanh nghiệp.[7]

2.3 Đối với Nhà Nước

Có thể nói, ngoài sự nỗ lực của Nhà Trường và Doanh nghiệp, vai trò của Nhà Nước trong việc thúc đẩy mối quan hệ này vô cùng quan trọng. Nhà nước đóng vai trò là điều phối, trung gian và là chất xúc tác để cho mối quan hệ này tăng cường hơn. Nếu như trên thế giới, Đạo luật Bayh-Dole đã được đưa ra để góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa đại học và giới công nghiệp đã góp chuyển biến mạnh mẽ trong các trường đại học ở Mỹ, thúc đấy sự hợp tác với giới công nghiệp – doanh nghiệp – dịch vụ, đóng góp 40 tỷ USD và tạo ra trên 260.000 việc làm [3,4], thì ở Việt Nam cũng nên ban hành luật thể hiện sự ràng buộc hơn nữa giữa Nhà trường và Doanh nghiệp. Các luật này cần phải cụ thể hóa vai trò và trách nhiệm của Doanh nghiệp đối với trường đại học và ngược lại. Việc cụ thể hóa này là cần thiết và ảnh hướng đến mọi hoạt động làm ăn của doanh nghiệp. Mặc dù vẫn có một số văn kiện được Nhà nước ta đưa ra để tạo mối quan hệ giữa Nhà trường và Doanh nghiệp như quy định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Trung ương Đảng khóa XI, nhưng vẫn chưa đủ mạnh để mối quan hệ hợp tác này trở nên thiết thực. Hơn thế nữa, với gia tăng quyền tự chủ trong mỗi trường đại học, bây giờ nó dễ dàng hơn nhiều cho các trường đại học cá nhân để tìm kiếm sự hợp tác với ngành công nghiệp. Trong các nước công nghiệp, đổi mới kỹ thuật đã trở thành lực lượng chính cho khả năng cạnh tranh. Điều này dẫn đến sự tham gia mạnh mẽ hơn của ngành công nghiệp trong nghiên cứu và phát triển (R&D). Ở các nước công nghiệp hóa, sự tham gia của các trường đại học trong các dự án R&D cho ngành công [2].

3. KẾT LUẬN

Để tăng cường mối quan hệ giữa Nhà trường và Doanh nghiệp, ngoài việc các bên phải có những quyết sách đúng đắn để có thể xúc tiến các hoạt động hợp tác, các Quy định của Pháp Luật được ban hành bởi Nhà nước được xem là rất quan trọng để mối quan hệ này tiến xa và toàn diện hơn. Về phía Nhà trường, cần phải xây dựng một chính sách chuyên biệt để kích thích các giảng viên, các Khoa thúc đẩy mối quan hệ này. Đối với Doanh nghiệp, cần nhận thức rõ chiến lược phát triển bền vững, trong đó quan hệ với trường đại học sẽ rất cần thiết trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D), nâng cao năng suất và khẳng định vị thế. Đối với Nhà Nước, cần phải thông qua các luật để tính điểm phục vụ xã hội cũng như hợp tác giáo dục trong kinh doanh, gắn kết hơn nữa Nhà trường và Doanh nghiệp, xây dựng bộ giải pháp đồng bộ và tối ưu nhằm xây dựng và phát triển mối gắn kết bền vững này trong thời đại hội nhập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Đình Luận, Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị, Tạp Chí Phát triển & Hội nhập, Số 22 (32) – Tháng 05-06 năm 2015

25

[2] Hoàng Hùng, Lê Văn Sỹ, Nguyễn Văn Lợi, Lê Quốc Phong, Nguyễn Quang Vinh, “Mô hình trường "đại học - doanh nghiệp”: mô hình, cơ chế và chính sách trong bối cảnh việt

nam”, download tại đường link:

http://www.pvu.edu.vn/images/khoa-hoc-cong-nghe/bai-bao-khoa-hoc/6-2016/GV150 9_paper_hung.pdf

[3] Trần Khánh Đức. Giáo Dục Đại Học Việt Nam Và Thế Giới, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012. Trần Khánh Đức, Đặc trưng và mô hình quản lý giáo dục ở một số nước trên thế giới, TTKHGD, Số 102 Tr.42-43, 45.

[4] Julio A. Pertuze, Best Practices for Industry-University Collaboration, MITSloan Management review, Summer 2010, Vol. 5 No. 4, 81-91.

[5] S. K. Chou, Development of University – Industry Partnerships forthe Promotion of Innovation and Transfer of Technology: Singapore, WIPO, 2007, ISBN 9280516205. [6] Đinh Văn Toàn, Hợp tác đại học - doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho Việt

Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 4 (2016) 69-80 [7] Nguyễn Kim Dung, Phạm Thị Hương, Thực trạng hợp tác của các trường đại học với doanh nghiệp ở việt nam, Tạp chí Khoa học Giáo Dục, trường ĐH Sư Phạm TP. HCM, Tập 14, Số 4 (2017): 29-41

Thông tin tác giả chịu trách nhiệm bài viết:

TS. Trần Vũ Tự

Khoa Xây Dựng - Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM Email: tutv@hcmute.edu.vn

26

XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆTNAM

Một phần của tài liệu Hội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số (Trang 26 - 30)